K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.... Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp: - Và con sang đánh nhau cả với Bộ Muỗn, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấyhiện cho con một trận mà tơn. Con phải bỏ chọn về. Nhưng con cũng không chưa được cải thời khoác lác. Cho nên khi con nghe tiếng đồn có ông Dỗ Mờn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, còn gặp bác Cô...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

.... Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp: - Và con sang đánh nhau cả với Bộ Muỗn, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy

hiện cho con một trận mà tơn. Con phải bỏ chọn về. Nhưng con cũng không chưa được cải thời khoác lác. Cho nên khi con nghe tiếng đồn có ông Dỗ Mờn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, còn gặp bác Cô Cộ, con dọa dẫm cả bậc ta. Bắc ta liên tùm cổ con bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sự biết chưa thói ngông cuồng và con môi thực hiểu rằng đường đòi mỗi bước một khó. Con chạy trỏ về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thể chăng? Con ơi! Bác Bọ Miễn chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng, Bác Cổ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống,

là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy Trong khi bà lão Ba Ngụa nói, chủ Bọ Ngựa cử ngắn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rong xung và chủ Bo Ngựa hơm minh đã biết hồi rồi

(Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa", Tô Hoài, NXB Hội Nhà văn, 2012) Thực hiện các yêu cầu:

1. Xác định phép tu tử nổi bật của văn bản. (0,5 điểm)

2. Chỉ ra cụm động từ trong câu sau “Con đã quên cả lời mẹ dặn" (0,5 điểm)

3. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Bọ Ngựa? Nét tính cách ấy giống nhân vật nào trong các văn bản mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6? (1.0 điểm)

Câu 4:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"

(Trích “Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 cấu ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ trên.

1
30 tháng 3 2022

1. BP nhân hóa: bà lão Bọ Ngựa, võ sĩ Đại Mã, ...

2. CĐT: đã quên cả lời mẹ dặn

 

“… Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ...
Đọc tiếp

“… Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:

- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy.

Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.”

        (Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa”, Tô Hoài,  NXB Hội Nhà văn, 2012)

1. Xác định phép tu từ nổi bật của đoạn trích. (1,0 điểm)

2. Chỉ ra cụm động từ trong câu sau: “Con đã quên cả lời mẹ dặn.” (1,0 điểm)

3. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Bọ Ngựa? Nét tính cách ấy giống nhân vật nào trong các văn bản mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6? (2,0 điểm)

4. Vì sao có thể xếp văn bản này vào loại truyện đồng thoại? Hãy trả lời thật ngắn gọn. (1.0 điểm)

1
15 tháng 3 2022

1. Phép tu từ nổi bật: Nhân hóa

2. Cụm ĐT: ''Con đã quên''. 

3. Tính cách: Hung hăng, hiếu thắng và ngông nghênh. Giống với tính cách của Dế Mèn.

4. Có thể xếp văn bản này vào loại truyện đồng thoại vì có cốt truyện, nhân vật...

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy mộtcon vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũngđen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không...
Đọc tiếp

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)

Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –
thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một
con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.
Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng
đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết
được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín.
Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa
được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu
thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng
kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng
đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ
hỏi:
- Tên kia, đến đây làm chi?
Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:
- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…
Cồ Cộ ngạc nhiên:
- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?
Bọ Ngựa vênh mặt:
- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?
Cồ Cộ cười:
- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên?
Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?
- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…
Cồ Cộ cả cười:
- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với
võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?
- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.
- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?
- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.
Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi
máu hăng, thách:
- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?
Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà
không muốn đánh mi nữa.
- Nếu thế, đồ hèn!
- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với
mẹ.
Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần
đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên
xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:
- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy
nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta
chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó
nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên
biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.
Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về,
không dám ngoảnh cổ lại nữa.
Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn
đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.
Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ
con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn.
Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết
một mùa đông giá rét.
Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong
cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:
- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.
- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?
- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.
Bà Bọ Ngựa mỉm cười:
- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường.
Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:
- Con lại cho cả Gián Ống một trận.
Bà Bọ Ngựa cười to:
- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa,
mà lại độc ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh
nắng rung rinh trong lá cây.
Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:
- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ
ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa
được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu

thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con
dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực
là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một
khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong
khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu,
là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan
xương. Các bác ấy đã thương con đấy.
Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung
rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi./
* Câu hỏi
1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
2. Chỉ ra đoạn văn có yếu tố miêu tả? Yếu tố miêu tả ấy có tác dụng gì trong khi kể
chuyện?
3. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa
phải “cố gắng cứng cỏi”?
4. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào ? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần
điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân ?
5. Bọ Ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ ? Và em rút ra bài
học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này?
Giups mình nha!!!

 

0
1 tháng 11 2018

+ Đoạn ( a) câu: " Thôi đừng lo lắng." và " Cứ về đi."

    + Đoạn (b ) câu: " Đi thôi con."

    - Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến "Thôi", "đi".

    - Câu cầu khiến ở những đoạn trên dùng để: yêu cầu và đề nghị.

VÕ SĨ BỌ NGỰA“Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa – thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể...
Đọc tiếp

VÕ SĨ BỌ NGỰA

“Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa – thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.

Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín. Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ hỏi:

- Tên kia, đến đây làm chi?

Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:

- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…

Cồ Cộ ngạc nhiên:

- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?

Bọ Ngựa vênh mặt:

- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?

Cồ Cộ cười:

- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên? Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?

- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…

Cồ Cộ cả cười:

- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?

- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.

- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?

- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.

Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi máu hăng, thách:

- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?

Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà không muốn đánh mi nữa.

- Nếu thế, đồ hèn!

- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với mẹ.

Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:

- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.

Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về, không dám ngoảnh cổ lại nữa.

Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.

Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn. Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết một mùa đông giá rét.

Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:

- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.

- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?

- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.

Bà Bọ Ngựa mỉm cười:

- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường. Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:

- Con lại cho cả Gián Ống một trận.

Bà Bọ Ngựa cười to:

- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa, mà lại độc ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh nắng rung rinh trong lá cây.

Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:

- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy.

Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.”

(Trích Võ sĩ Bọ Ngựa - Tô Hoài)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản. Nêu những nét chính về thể loại đó.

Câu 2. Theo em, người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó, cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3. Xác định nhân vật chính trong truyện?

Câu 4. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa phải“cố gắng cứng cỏi”?

Câu 5. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân?

1
25 tháng 11 2021

2. Người kể chuyện không được nhắc đến. Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

3. Nhân vật chính là Bọ Ngựa.

4. Khi gặp bác Cồ Cộ, Bọ Ngựa cảm thấy lạ lùng.

5. Bọ Ngựa biết hối hận với lỗi lầm của bản thân, còn phải sửa thói khoác lác, ngông cuồng.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi: - Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?Ông lão chào con cá và nói:- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“...Ông lão không dám trái lời mụ. Ông lại đi ra biển. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Ông lão gọi con cá vàng. Con cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?

Ông lão chào con cá và nói:

- Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ.

Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. Đến nơi, ông sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất, trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.                      

                                               (Trích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – Puskin kể)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra yếu tố kì ảo trong đoạn trích.                                                                                

Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của chi tiết miêu tả cảnh biển trước đòi hỏi của mụ vợ ông lão trong đoạn trích.

Câu 4: Theo em, vì sao cá vàng lại không đáp ứng yêu cầu của mụ vợ ông lão?

Câu 5: Từ kết cục của mụ vợ ông lão đánh cá trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?

18

TK ạ

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính : tự sự

Câu 2:  Yếu tố kì ảo trong đoạn trích:

- Ông lão ra biển gọi cá vàng thì con cá bơi lên

- Cá vàng có phép thuật thực hiện điều ước của ông và cũng có thể lấy lại tất cả.

- Ông sửng sốt khi lâu đài, cung điện biến mất chỉ còn lại máng lợn sứt mẻ

Câu 3 : Chi tiết :

Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Ý nghĩa: Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt.

Câu 4: Theo em, cá vàng không đáp ứng yêu cầu của ông lão là vì cá muốn trừng trị mụ vợ của ông, cá không thể chịu được những ham muốn đó của vợ lão nữa, vừa tham lam, vừa đối xử bội bạc với chồng.

Câu 5 : Bài học dành cho bản thân:

+ Không được ích kỉ, cũng như không được quá tham lam, và không được đòi hỏi những gì đã có.

+ Đồng thời không được tham lam, đồi những gì không thuộc về mình.

2 tháng 3 2022

1. PTBĐC : tự sự

2. 

"Cá bơi đến hỏi:

- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?"

=> Con cá không biết nói

"Bây giờ mụ không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý của mụ."

=> Long Vương không có thật

3. Chi tiết: "Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm."

Ý nghĩa:

Thể hiện rõ thái độ phẫn nộ của "Biển" (cũng là của tác giả, của mọi người) khi thấy bà lão đòi hỏi càng ngày càng quá quắt .

4. Vì yêu cầu của mụ vợ quá vô lý và tham lam. Được cá vàng cho ước gì được nấy, bà không những không biết ơn, mà còn đòi hỏi phải được làm Long Vương để sai khiến cá thần.

5.Bài học: ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra sự trường phạt thích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng.

 

23 tháng 2 2023

Câu cầu khiến:

- Cứ về đi (câu a)

- Đi thôi con (câu b)

Đặc điểm hình thức: có từ cầu khiến "đi"

Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để kêu bảo ai đó làm một hành động mà bản thân người nói muốn.

23 tháng 2 2023

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Ông lão chào con cá và nói:

- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.

Con cá trả lời:

- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng)

b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:

- Đi thôi con.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?

- Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

+ "Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.": dùng để khuyên bảo.

+ "Đi thôi con": dùng để yêu cầu.

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau:"Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau:

"Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”

Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:

-   Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.

      Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu."

(Trích truyện cổ tích Tấm Cám)

Câu 1: Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của Tấm, Cám? Từ đó nhận xét về 2 nhân vật

Câu 2: Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản?

Câu 3: Tìm 3 cụm danh từ và phân tích cụm từ đó.

Câu 4: Chi tiết cái yếm đỏ có ý nghĩa gì?

20
3 tháng 3 2022

Tham khảo: (chiều nay con vừa thi Văn nên hết ý tưởng r, mong cô xem phần tham khảo thui =)

Câu 1: Từ ngữ miêu tả hành động của Tấm: mò cua bắt ốc, được đầy giỏ vừa cá vừa tép, tắm rửa, bưng mặt khóc hu hu Từ ngữ miêu tả hành động của Cám: đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước Qua những hành động của Tấm Cám cho thấy: Tấm là một người chăm chỉ, siêng năng làm việc (được đầy giỏ vừa cá vừa tép) nhưng quá lương thiện và tin người dẫn đến thành quả của mình bị Cám giành hết. Cám là một người không làm nhưng thích hưởng (Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì) (Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước) con người giảo hoạt, lắm mưu nhiều kế để trục lợi cho bản thân.

Câu 2: Thành ngữ dân gian trong văn bản là mò cua bắt ốc: chỉ cuộc sống vất vả của Tấm ; ba chân bốn cẳng gợi hành động đi rất vội, rất nhanh của Cám sau khi đã lừa dối và lấy hết giỏ tép của Tấm .

Câu 3: e chưa nghĩ ra =')

Câu 4: Chi tiết cái yếm đỏ : đối với các cô gái trẻ ở làng quê xưa, cái yếm đỏ là vật mơ ước của tuổi thanh xuân. Ở đây, nó có ý nghĩa như cái mồi mà mụ dì ghẻ đưa ra để nhử Tấm, nhằm bóc lột sức lao động của đứa con chồng, để đứa con riêng của mụ lừa tấm lấy hết giỏ tép. Từ đây, mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện.

3 tháng 3 2022

Câu 1 :

`-` Từ ngữ miêu tả hành động của Tấm : mò cua bắt ốc, được đầy giỏ vừa cá vừa tép, tắm rửa, bưng mặt khóc hu hu.

`-` Từ ngữ miêu tả hành động của Cám : đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước.

`-` Nhận xét : nàng Tấm thì chăm chỉ, siêng năng làm việc nhưng quá lương thiện và dễ tin người còn nàng Cám thì quá lười nhác, không muốn làm nhưng vẫn muốn hưởng thành quả .

Câu 2 : Thành ngữ dân gian : mò cua bắt ốc.

Câu 3 : 3 cụm danh từ :

`-` Người dì ghẻ

`+` Phần trước : người

`+` Phần trung tâm : dì ghẻ

`-` Hai chị em

`+` Phần trước : Hai

`+` Phần trung tâm : chị em

`-` cái yếm đỏ

`+` Phần trước : cái

`+` Phần trung tâm : yếm đỏ.

Câu 4 : Ý nghĩa : như một phần thưởng khích lệ cô Tấm chăm chỉ đi bắt tôm tép.

 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:" Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”.Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

" Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”.
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu."

Ghi lại 1 câu có sử dụng trạng ngữ . Gạch chân dưới trạng ngữ đó

 

2
17 tháng 4 2022

Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. 

17 tháng 4 2022

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép.

30 tháng 3 2022

a, Câu nghi vấn: ''U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?''

Câu cảm thán: ''Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!...''

b, Dùng để hỏi: ''U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?''

Dùng để bộc lộ cảm xúc:  ''Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!...''