Đọc đọan trích sau và trả lời các câu hỏi :
(1) Vừa lúc ấy, tôi đến gần anh. (2) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (3) Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. (4) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. (5) Nó ngơ ngác, lạ lùng. (6) Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. (7) Mỗi lần bị xúc động vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (8) Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run…
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
Câu 1: (0,5điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2)
Câu 2: (1.0 điểm) Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong đoạn văn.
Câu 3: (1.0 điểm) Tìm từ địa phương Nam Bộ trong đoạn văn và từ ngữ toàn dân tương ứng.
Câu 4. (1,0 điểm) Nêu tình huống truyện và ý nghĩa của các tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước hết ông Sáu là người cha cách mạng nhân từ độ lượng khao khát mong được gặp đứa con gái bé bỏng.Khi ông Sáu ra đi chiến đấu đứa con gái đầu lòng của ông cũng là đứa con gái duy nhất chưa đầy 1 tuổi.Trong suốt những năm ở chiến trường ông không nguôi nhớ về con.Được về nghỉ phép ngắn ngủi:"Tình cha con cứ nôn nao".Ông nóng lòng khao khát mong được gặp con để được ôm con vào lòng,để được nghe con gọi 1 tiếng ba trìu mến.Sự hồi hộp xúc động và linh tính chính xác, khi thấy con khiến giọng ông lặp bặp run run, vết thẹo trên má đỏ ửng giật giật.Trái với mong ước của ông , bé Thu kêu thét lên và chạy đi để lại ông Sáu với nỗi thất vọng tê tái. Hành động của đứa con gái nhỏ như một gáo nước lạnh dội thẳng vào trái tim cháy bỏng, yêu thương,khao khát mong nhớ của ông Sáu.Nỗi đau dường như có thể cảm nhận qua hành động:"Hai tay buông thõng như bị gãy".Ông bất ngờ hụt hẫng , đau khổ.
a. KN: còn anh
TPBL: chắc - thành phần tình thái
c. Phép liên kết
- Phép lặp: anh
- Phép thế: con - con bé - nó
Từ ngữ thể hiện thái độ của người nói:
- Chắc: thể hiện tin cậy cao
- Có lẽ: thể hiện tin cậy nhưng thấp hơn so với từ "chắc"
Thành phần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi