việc Lý Công Uẩn mở đầu bài "chiếu dời đô" bằng việc sử sách trung quốc có tác dụng gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiếc dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc:
+ Nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô.
+ Nhà Chu ba lần dời đô.
→ Các triều đại lớn trước đó dời đô nhằm mục tích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều thịnh vượng, mở tương lai lâu bền cho thế hệ sau.
- Kết quả các cuộc dời đô mang lại sự bền vững, hưng thịnh cho quốc gia.
→ Lý Thái Tổ dẫn ra dẫn chứng cụ thể về triều đại Thương Chu để làm cứ liệu khẳng định việc ông dời đô là điều tất yếu hợp đạo lý.
Theo em :
Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân .
- Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời.
- Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô .
- Xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt .
= > Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn.
việc dời đô của Lí Công Uẩn không hề mang tính chủ quan của riêng mình mà nhằm mục đích cho vận nước được lâu dài,phong tục phồn thịch
Câu 4:
Bác sử dụng từ ''vô'' 2 lần để chỉ sự thiếu thốn, khó khăn của nhà tù khi không có hoa cũng không có rượu
Ngục trung vô tửu, diệc vô hoa
⇒ Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không phải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn của người thi sĩ.
hình ảnh con thuyền chỉ xuất hiện trong khổ 2 và khổ 3 thôi mà nhỉ?
Câu 1:
Hình ảnh con thuyền trong khổ 2:
Tác giả sử dụng BPNT nhân hóa: ''chiếc thuyền hăng như con tuấn mã''
⇒ khắc họa hình ảnh con thuyền đẹp đẽ, phấn chấn, mạnh mẽ vươn ra biển khơi.
Hình ảnh con thuyền trong khổ 3:
Sử dụng BPNT nhân hóa kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chiếc thuyền biết ''im'', biết ''nghe'', biết ''mỏi'', biết cảm nhận.
⇒ hinh ảnh con thuyền trở về nghỉ ngơi sau một ngày làm việc như bao thành viên của làng chài ven biển.
Tham khảo
Lý Công Uẩn dời đô vì kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước nữa . Ông không ngần ngại phê phán những triều đại cũ, tác giả nói rằng các triều đại nhà Đinh nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở nơi đây chính vì thế mà triều đại không được lâu dài. . Nhưng thực chất thì ở giai đoạn đó hai triều đại chưa đủ mạnh cả thế và lực nên vẫn phải dựa vào địa thế hiểm trở của rừng núi để chống thù trong, giặc ngoài. Nhưng đến thời Lí, trên đà mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Bên cạnh những dẫn chứng thuyết phục như thế tác giả còn thể hiện giãi bày tình cảm của mình. Điều đó đã làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn. Cảm xúc ấy chính là cảm xúc mà tác giả muốn phát triển đất nước theo một hướng phát triển thịnh vượng hơn, lâu dài và bền vững hơn. Sau đó nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất nước. Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa, là một nơi đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển mạnh mẽ.
Tham Khảo
Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Trong đoạn này, tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên Trung Quốc.
"Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh.
"Sự viện dẫn trên nhằm mục đích: chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. Bởi bài học dời đô của nhà Thương và nhà Chu đã cho thấy sau này đất nước phát triển phồn thịnh.
Tham khảo :
Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Trong đoạn này, tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên Trung Quốc."Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh."Sự viện dẫn trên nhằm mục đích: chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. Bởi bài học dời đô của nhà Thương và nhà Chu đã cho thấy sau này đất nước phát triển phồn thịnh.