Viết một đoạn văn khoảng 7- 9 câu nêu suy nghĩ của em về tác phẩm văn học mà em đã học trong chương trình văn 8 , tập 2 . Trong đó có sử dụng câu nghi vấn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Cách học này không phải là học vẹt, khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì? Nội dung của nó ra làm sao?. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống như vậy tình trạng học kém có còn không?(k dg mục đích hỏi)
Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”
Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mất muôn trùng nước non”
ok bạn nha
Tác phẩm ''Cô bé bán diêm'' là một trong những tác phẩm truyện ngắn hẳn đã để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, những bài học về giá trị cuộc sống. Cô bé trong câu truyện trên là hình ảnh đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Giữa mùa đông rét giá một cô bé đáng thương lang thang giữa chốn phồn hoa đô thị. Những tòa nhà cao chọc trời, những món ăn ngon mắt đến lạ thường như khắc họa lên sự giàu có, nguy nga giữa thành phố đó. Thế nhưng vẫn có một cô bé nghèo khô đang lang thang trong sự đói rét. Sự thờ ơ vô cảm của những con người kia đã gián tiếp gây ra cái chết đáng thương tâm của cô bé đáng thương, tội nghiệp kia. Câu truyện trên phản ánh tính thờ ơ, vô cảm giữa người với người. Qua đó cho thấy cuộc sống này còn quá nhiều mãnh đời bất hạnh. Họ cần lắm một lời động viên, sẽ chia, an ui. Những điều đơn giản đó cũng đủ để sưởi ấm những tâm hồn bất hạnh rồi.