Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)
A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp. | C. Dùng để biểu thị sự liệt kê. |
B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu. | D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh. |
Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. | C. Uống nước nhớ nguồn. |
B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông. | D. Người ta là hoa đất. |
Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới)
A. Một trạng ngữ. | C. Ba trạng ngữ. |
B. Hai trạng ngữ. | D. Bốn trạng ngữ. |
Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?
A. Câu bị động. B. Câu chủ động. | C. Câu rút gọn. D. Câu đặc biệt. |
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?
A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt. | C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi. |
B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. | D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui. |
Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)
A. Điệp ngữ. B. Nhân hoá. | C. Liệt kê. D. Ẩn dụ. |
Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”
A. Xác định thời gian. | C. Gọi đáp. |
B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. | D. Tường thuật. |
Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?
A. Ở đâu. | C. Nơi đâu. |
B. Chỗ nào. | D. Khi nào. |
a
a
b
d
c
b
c
d
B
C
B
A
D
C
B
D