K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

bài văn hay câu văn vậy??

23 tháng 3 2022

bài văn nhé 

13 tháng 10 2021

câu chuyện cổ tích Việt Nam nha mn

 

13 tháng 10 2021

tham khảo :

Trong dân gian ta, những nhân vật thông minh, tài trí luôn được yêu thích hơn cả. Vì vậy, câu chuyện Em bé thông minh đã thu hút em ngay từ lần đọc đầu tiên.

Câu chuyện xoay quanh những lần giải đố nhanh trí của cậu bé thông minh. Lúc ấy, nhà vua cử người đi khắp cả nước để tìm người tài giúp nước. Thế là, viên quan đã gặp cậu bé đang cùng cha cày ruộng. Viên quan đưa ra một câu hỏi hóc búa là “Con trâu kia một ngày cày được bao nhiêu đường?”. Cậu bé lập tức đố ngược lại ông ta rằng “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?”. Điều đó khiến viên quan tin rằng cậu chính là nhân tài, vội về bẩm tấu cho đức vua.

Nghe báo, vua mừng lắm, nhưng chưa tin hẳn, nên quyết định thử thách cậu bé. Ông sai người ban cho làng cậu ba thúng xôi nếp, ba con trâu đực, yêu cầu phải nuôi làm sao có nghé con nộp lên. Nhận lời đố, cậu bé không hoang mang, mà mời dân làng đồ xôi, thịt trâu ăn uống. Sau đó lên kinh gặp vua. Đến đó, cậu khóc lóc um sùm đòi vua bảo bố sinh em trai cho mình. Hành động ấy khiến vua tin tưởng tài trí của cậu.

Lần thử thách tiếp, nhà yêu cầu cậu làm thịt một con chim sẻ để làm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé đưa cho viên quan một cái kim, nhờ vua rèn kim thành dao để mổ thịt chim. Lần này, thì vua thực sự tin tưởng vào tài trí hơn người của cậu bé rồi.

Đúng lúc ấy, nước láng giềng sang nước ta dò thám xem có người tài hay không, bằng một câu đố siêu hóc búa: xâu sợi chỉ qua đường ruột của vỏ ốc. Điều này cả triều đình đều bó tay. Ấy thế mà cậu bé nghĩ ra cách giải ngay, lại còn hát lên thành ca khúc nữa. Thật là thông minh, thật là tài tình. Lần này, cả triều đình và sứ giả, ai cũng nể phục trí tuệ của cậu bé.

 

Qua những thử thách thú vị, câu chuyện Em bé thông minh vừa khẳng định được trí tuệ dân gian, lại vừa đem đến những tiếng cười giải trí, thú vị cho người đọc.

 
7 tháng 4 2022

ko chép mạng thì mk xin rút lui ;-;

7 tháng 4 2022

ha ha 

14 tháng 4 2022

tham khảo

Một buổi chiều tối bố em đi làm về có xách theo một chiếc lồng màu xanh trong đó có một đôi bồ câu trắng bố em mua về để nuôi trên sân thượng.

 

Chú bồ câu đực và cô bồ câu cái rất yêu thương nhau từ lúc mua về đến giờ chúng luôn gần gũi, gắn bó với nhau. Bộ lông của chúng mềm mượt như nhung lụa có thêm những vệt xám lốm đốm nổi bật trên lưng, đôi cánh to dang rộng và cái đuôi xòe ra như chiếc quạt giấy của bà em phe phẩy mỗi ngày. Cổ của nó ngắn ngắn, phần vai mập mập, đầy đặn. Đôi chân nhỏ xíu màu hồng nhạt với những móng vuốt sắc nhọn để bám thật chắc vào cây gỗ trong ngôi nhà mới xinh xắn. Đôi mắt bồ cô đẹp lắm! Một đôi mắt tròn xoe, đen nháy như hòn bi ve nho nhỏ mà em hay chơi với viền mắt màu hồng nổi lên trên nền màu trắng ở phần đầu. Chiếc mỏ của nó có màu vàng đậm, rất cứng để mổ thức ăn là cám viên dành cho các loài chim. Khi mổ thức ăn nó làm rất nhanh nhưng ăn rất chậm, ăn được một lúc nó lại uống nước để bớt khô cổ.

Khi bồ câu đã quen với ngôi nhà mới bố em thường thả nó ra để chúng được dang rộng đôi cánh bay trên bầu trời. Cứ chiều chiều nó lại trở về với ngôi nhà của mình. Tiếng bồ câu gáy cúc cu cúc cu mỗi sáng mỗi chiều khiến cho ngôi nhà em trở nên nhộn nhịp, vui tươi hơn. Chẳng mấy chốc mà đôi bồ câu trống mái đã cho gia đình em những quả trứng to, tròn nở thành những chú bồ câu non. Em rất yêu thích những chú bồ câu ấy.

14 tháng 4 2022

\(Thamkhảo:\)

Mỗi dịp sinh nhật, bố lại tặng cho em một con vật nhỏ để em có thể làm bạn cùng với nó. Năm nay, bố đã đặc biệt tặng em một chú bồ câu xinh xắn, màu trắng muốt. Em đã đặt tên cho nó là Bạch Tuyết.

Bạch Tuyết đã ở cùng em được sáu tháng. Hồi mới về, chú còn là một chú chim bé xíu, nay chú đã trở lên to lớn, trưởng thành rồi.

Bạch Tuyết của em có bộ lông màu trắng muốt, không hề có một sợi lông màu khác trên cơ thể. Thân chú thon thon như hình thoi, nhỏ nhắn như một chiếc bình hoa xinh xắn ở trong nhà của em.

 

Với bộ lông trắng muốt của mình, mỗi lần chú vút lên bầu trời bay lượn thì thật là nổi bật. Những sợi lông trắng tinh, cứng cáp như những chiếc chổi nhỏ, xếp đều lên thân mình và đôi cánh của chú. Lớp lông ấy còn không thấm nước và óng mượt vô cùng. Đôi cánh của Bạch Tuyết trông nhỏ nhắn là thế nhưng lúc xòe ra lại to rộng vô cùng. Cái đầu của Bạch Tuyết rất nhỏ nhưng lại rất linh hoạt, luôn xoay qua xoay lại giúp chú có thể nhìn được ở mọi hướng. hai con mắt như hai hạt đỗ đen lóng lánh, lung linh dưới ánh nắng mặt trời.

Em yêu nhất ở chú có lẽ là đôi chân nhỏ màu hồng. Đôi chân ấy như hai chiếc ruột bút bi, nhẹ nhàng quặp nhẹ vào cành cây khi chú đậu. Những chiếc vuốt nhỏ ở đầu móng giúp chú giữa thăng bằng trên cành cây một cách dễ dàng. Mỗi lần chú sà xuống sân để nhặt nhạnh những hạt thóc trên sân, đôi chân lại xòe ra tiếp đất thật là nhẹ nhàng.

Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời vừa thức giấc, chú gà trống cất tiếng gáy vang thì Bạch Tuyết cũng gù lên một tiếng thật vang vọng rồi bay vút lên bầu trời trong xanh. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, chú lượn vòng quanh một hồi rồi trở lại căn nhà màu xanh với những ô cửa hình tròn của mình để ăn sáng. Đôi cánh tung ra xòe rộng rồi khi đậu xuống lại được xếp lại thật gọn gàng.

Em rất yêu chú bồ câu Bạch Tuyết nhà mình. Em hi vọng Bạch Tuyết sẽ luôn khỏe mạnh để cùng em trưởng thành.

2. TIẾNG VIỆT :I.Chính tả : (15 phút) Học sinh ôn tập các bài từ tuần 19 à tuần 27 ( kể cả các bài đọc)II. Tập làm văn : (30 phút)Đề 1: Em hãy tả một cây bóng mát trên sân trường mà em yêu thích.Đề 2: Em hãy tả một cây hoa (một loài hoa) mà em yêu thích.III. Đọc thầm và làm bài tập : (35 phút)Bài 1 :                                     Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoácMùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài...
Đọc tiếp

2. TIẾNG VIỆT :

I.Chính tả : (15 phút) Học sinh ôn tập các bài từ tuần 19 à tuần 27 ( kể cả các bài đọc)

II. Tập làm văn : (30 phút)

Đề 1: Em hãy tả một cây bóng mát trên sân trường mà em yêu thích.

Đề 2: Em hãy tả một cây hoa (một loài hoa) mà em yêu thích.

III. Đọc thầm và làm bài tập : (35 phút)

Bài 1 :                                     Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu.Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)

A.Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.  B.Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.

C.Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.        D.Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

2.An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)

A.Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.  B.Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.

C.Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.    D.Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.

3.Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm)

A.Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.

B.Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.

C.Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.

D.Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.

4.Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm)

A.Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.           B.Vì An cảm động trước câu nói của bố.

C.Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ. D.Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.

5.Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

6.Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

7.Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm)

A.Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ. B.Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.

C.Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ. D.Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.

8.Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)

Bố nói với An:  Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!

A.Đánh dấu phần chú thích.                             B.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C.Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.         D.Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

9.Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm) .............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

10.Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm) .............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

Bài 2:                                                  Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập

Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.

Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.

Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”

Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

1.      Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm)

A.  Về việc chị bị cô chủ hành hạ.                B.Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.

C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.                      D.Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.

2.      Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm)

A.  Anh cục tẩy, chị bút chì.             B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.

C. Anh bút chì, anh thước kẻ.                       D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.

3.      Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm)

A.  Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.

B.  Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.

C.  Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.

D.  Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.

4.      Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm)

A.  Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.

B.  Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.

C.  Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.

D.  Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.

5.      Em thấy mình có những hành động “vô tâm” với đồ dùng học tập như cô chủ trên không? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

6.      Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

7.      Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại? (0,5 điểm)

A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta.

A.     Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể:

-  Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ.

-  Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

B.     Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị.

8.      Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)

a)     Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những … (tài năng, tài hoa) cho đất nước.

b)     Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay …. (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho tác phẩm.

9.      Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây: (0,5 điểm)

Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.

10.  Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm)

a)    Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách.

..............................................................................................................................................................................

b)    Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới

.............................................................................................................................................................................

Bài 3 :                                                 Con lừa già và người nông dân

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.                        (Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

1.   Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? (0,5 điểm)

a. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.                     b. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

c. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.         d. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.

2.   Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm)

a. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.

b.Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.

c. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.

d.Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.

3.   Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm)

a.Đứng yên không nhúc nhíchb.Dùng hết sức leo lên c.Cố sức rũ đất cát xuống  d.Kêu gào thảm thiết

4.   Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm)

a. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra. b. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.

c. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.

d. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

5.   Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

6.   Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm)

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

7.   Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm)

Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng.

.............................................................................................................................................................................

8.   Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm)

Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

9.   Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm)

Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được.

a. Đánh dấu phần chú thích.        b.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. d.Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

10.      Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm)

Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, … (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng.

Bài 4:                                                              Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt,cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo  một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

       Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.                                                                                                                      Theo XUÂN DIỆU

Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Hoa phượng có màu gì?         a. màu vàng                 b. màu đỏ        c.  màu tím

Câu 2.Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

a. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các sân trường.

b. Vì hoa phượng nở báo cho học sinh biết mùa thi, mùa hè đến.

c. Vì hoa phượng gắn bó nhiều kỉ niệm về mái trường của học sinh.    d. Các ý trên đều đúng

Câu 3. Sắp xếp các từ sau cho phù hợp với màu phượng biến đổi theo thời gian

Đậm dần, càng tươi dịu, rực lên, đỏ còn non  .....................................................................................................

Câu 4. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?         a. Nở nhiều vào mùa hè            b. Màu đỏ rực             

c. Khi hoa nở gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui                d. Các ý trên đều đúng

Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng?

a. So sánh        b. Nhân hóa     c. Cả so sánh và nhân hóa                                d. Tất cả đều sai

Câu 6. Chủ ngữ trong câu  Hoa phượng là hoa học trò” là:a. Hoa phượng b. Là hoa học tròc. Hoa

Câu 7Câu “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì ?                  b. Ai thế nào ?                         c. Ai làm gì ?

Câu 8. Đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về một người

..............................................................................................................................................................................

Bài 5:                                                  Câu chuyện về túi khoai tây

            Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

                Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

                Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

                Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."                                                                 Lại Thế Luyện

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ?

a. Để cho cả lớp liên hoan.                               b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn sinh học.                  d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.

Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ?

a. Đi đâu cũng mang theo.                                 b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.

c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước.

d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.

Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.

b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở !

Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha ?

a. Rộng lòng tha thứ.                b. Cảm thông và chia sẻ.

c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.

d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.

Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích ? ..............................................................................................................................................................................

Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào ? ..............................................................................................................................................................................

Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3.Hãy viết câu trên thành câu khiến ?

..............................................................................................................................................................................

Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì ?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?

..............................................................................................................................................................................

Bài 6:                                                              CÂY XOÀI

          Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

                Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

                Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

                - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !

                Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

                Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.                   Mai Duy Quý

Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng :

1. Ai đã trồng cây xoài?  (0,5 điểm)    a. Ông bạn nhỏ.           b. Mẹ bạn nhỏ. c. Ba bạn nhỏ.

2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm?  (0,5 điểm)

a. Vì chú không thích ăn xoài.b. Vì xoài năm nay không ngon.c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.

3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm? (1 điểm)...................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì?  (0,5 điểm)

a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.  b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.

c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.

5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?  (1 điểm)

a. Không nên cãi nhau với hàng xóm.  b. Bài học về cách sống tốt ở đời.         c. Không nên chặt cây cối.

6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? (0,5 điểm)

a. Tức giận.                  b. Vui vẻ.                     c. Không nói gì.

7. Khoanh vào từ không thuộc nhóm có lợi cho sức khỏe:

 Tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc lá, bơi lội

8. Ghi lại câu kể Ai làm gì?  có trong các câu sau:  (0,5 điểm)

“Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng… “

..............................................................................................................................................................................

9. Tìm một số từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên. (1 điểm)

..............................................................................................................................................................................

10 . Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:  (1 điểm)“Tiếng lá rơi xào xạc.”

..............................................................................................................................................................................

Bài 7 :                                                             Vùng đất duyên hải

      Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.

      Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.

      Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

      Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.

      Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.                                    Theo Tạp chí Du lịch

Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:

Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)

□ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.        □ duyên hải quanh năm nắng gió.

□ ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên.  □ ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ

Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là: (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

□ Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.                □ Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.

□ Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................

Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.

.............................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................

Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:

….. tính từ. Đó là từ: ………………………......

Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là: (Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)

□ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.  

□ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

□ Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.       □ Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.

Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi………không ra mồ hôi”.Em hãy tìm và ghi lại:

- Từ láy là động từ: …………………………

- Từ láy là tính từ: …………………………..

Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.

..............................................................................................................................................................................

Bài 8 :                                                             Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

      Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

      Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.                                  &nb...

2
8 tháng 4 2022

bé ơi tách ra đi nèo @_@

8 tháng 4 2022

tách

Tham khảo:

Trước cổng nhà em có một cây hoa sữa rất lớn. Nhờ cây mà phần sân trước và cổng nhà em luôn được râm mát.

Cây cao lớn lắm, cao vổng hơn cả tầng hai của nhà em. Thân cây to lớn, phải đến hai bạn học sinh mới ôm xuể, chẳng kém cạnh chút nào so với cây bàng, cây phượng bên kia đường. Vì đã có tuổi, nên lớp vỏ ở thân cây sần sùi, thô ráp. Đôi chỗ còn nứt ra từng khe, rãnh nhỏ. Mùa hè, đó chính là nơi ở lí tưởng của những chú ve sầu. Từ cách mặt đất một đoạn dài chừng mét rưỡi, các cành lớn bắt đầu tỏa ra. Đầu tiên là ba cành lớn, rồi từ đó, mọc tiếp các nhánh con. Nhánh con lại đẻ ra nhánh cháu. Chúng cứ thể mà sinh sôi, nảy nở, đan lồng vào nhau tạo nên một cái nấm khổng lồ. Lá hoa sữa to như bàn tay em bé, khá dày, nên mùa hè dù là những ngày nắng gắt nhất, mặt đất dưới bóng cây vẫn mát rười rượi. Ở đó, em và các bạn hẹn nhau đi học, vui chơi những buổi chiều hè. Thích nhất là những ngày mùa thu se lạnh. Cây ra hoa. Hoa sữa nở từng chùm trắng xóa. Hoa sữa thơm hương ngào ngạt, đến không thể nào mà phớt lờ đi được. Người thích thì mê lắm, mà người ghét thì chẳng thể nào chịu được. Riêng em thì mê hương hoa sữa lắm. Đến năm nào, khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi, thì lại ngóng đợi trên vòm xanh những đợt hoa trắng đến mỏi cả cổ.

 

Em yêu lắm cây hoa sữa. Bởi cây không chỉ đẹp mà còn đem lại bóng mát, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của mọi người.

11 tháng 4 2022

Tham khảo:

Ai trong mỗi chúng ta cũng từng trải qua quãng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò. Nơi đó là nơi lưu giữ biết bao hình ảnh đẹp như cánh cổng trường, chùm phượng vĩ đỏ rực cả góc sân trường,….Nhưng có lẽ cây bàng là nơi gắn bó nhiều kỉ niệm nhất đối với em .

Từ xa nhìn lại cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ che rợp cả một góc sân trường. Em nghe cô giáo em kể lại rằng cây bàng này đã có từ rất lâu rồi, nó được thầy hiệu trưởng đầu tiên trồng ngay từ những ngày đầu thành lập trường. Rễ cây to ngoằn ngoèo như những con trăn nhấp nhô trên mặt đất, có những chiếc rễ thì cắm sâu xuống lòng đất cần mẫn chất chiu những chất dinh dưỡng nuôi cây.Thân cây to phải ba, bốn đứa bọn em ôm mới xuể, trên thân cây có những mắt vấu to nhỏ khi sờ vào em thấy ram ráp. Cây bàng đặc biệt hơn các cây khác là vì nó có nhiều tầng che rợp cả một vùng đất lớn.Lá bàng có hình bầu dục to để không cho ánh nắng có thể xuyên qua.

Cây bàng thay đổi theo mùa,vào mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Khi đông đến, lá bắt đầu rơi khiến những những cành cây khẳng khiu trơ trụi, ủ mầm để xuân về. Đó là thời điểm mà cây bàng đâm chồi nảy lộc, tràn đầy sức sống. Hàng ngàn búp nõn xanh non như hàng ngàn ngọn nến trong xanh. Hoa bàng màu trắng ngà xen kẽ những chùm hoa trắng ấy là những quả bàng hình tròn và dẹp hai đầu. Khi quả bàng còn non thì nó sẽ có màu xanh lục còn khi của bàng chín thì nó dần chuyển sang màu vàng,quả bàng khi xanh ăn có vị chat, khi chín rất thơm, có vị ngọt.

Cây bàng giữa sân trường em có rất nhiều tác dụng, nó không chỉ đơn thuần là cây bóng mát che rợp cả một góc sân trường mà nó còn là nơi lưu giữ bao kỉ niệm của lớp lớp học trò đã học ở trường. Sau những tiết học căng thẳng mệt mỏi chúng em lại ra ngồi dưới gốc cây hóng mát kể chuyện cho nhau nghe,cùng nhau nô đùa. Chúng em luôn thay phiên nhau tưới nước cho cây để cây tươi tốt .

Em rất thích cây bàng bởi vì nó gắn bó thân thiết đối với chúng em, những lứa học sinh của trường. Chúng em hứa sẽ chăm sóc cây bàng thật tốt để nó còn gắn bó với bao lớp lớp học trò sau nữa.

15 tháng 3 2018

Trong vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả khác nhau. Mỗi loài cây đều có một đặc điểm và một công dụng riêng. Nhưng em thích nhất là cây xoài. Bởi cây có nhiều kỉ niệm gắn bó với em hơn cả.

Cây xoài nhà em rất cao. Gốc cây to bằng một vòng tay em, những nhánh nhỏ xum xuê chi chít lá như một chiếc ô xanh mát rượi. Lá xoài cứng, to, dài hơn cái điều chỉnh ti vi một chút, xanh tốt quanh năm. Đến mùa hè, xoài bắt đầu đơm hoa kết trái. Hoa xoài có màu trắng ngà, nhỏ xíu, kết thành chuỗi dài như hoa bàng. Những trái xoài non trông giống như những viên bi nõn ngọc.

Rồi ngày tháng qua đi, những quả xoài lớn dần, trông vui mắt như đàn gà con. Quả mọc thành chùm, chia thành những nhánh nhỏ màu xanh non, khi chín có màu vàng. Quả xoài chín ăn ngon lắm! Nước chan hòa, ngọt sắc, vị ngọt mê ly. Những quả xoài đầu mùa như gieo sự náo nức cho mọi người.

Đứng ngắm nhìn cây xoài lòng em chợt miên man nghĩ tới ngày xoài chín. Còn gì thích bằng được ăn những quả xoài mà do chính tay em cùng bố mẹ đã bỏ công chăm sóc. Em luôn mong cây xanh tốt và hàng năm cho ra thật nhiều trái thơm ngon để cả nhà cùng được thưởng thức. Em rất yêu quý cây xoài nhà mình!

k hay cho lắm

15 tháng 3 2018

Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:

1. Mở bài: giới thiệu cây định tả.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát hình ảnh của cây.

b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)

3. Kết bài:

- Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.

- Ấn tượng của cây đối với mọi người.

Mk gợi nhé mk làm dỡ lắm

Nhìn từ xa, cây khế có dáng một “Bác cổ thụ tí hon”, cành lá xum xuê, che kín một góc ban công. Quan sát kĩ hơn, em thấy cây giống như một anh chàng võ sinh khỏe mạnh, lực lưỡng. Cây cao gần một mét, tán lá rộng chừng nửa mét vuông.

Thân cây chỉ to hơn cổ chân em bé, vỏ màu nâu đậm, sần sùi, từ đó vươn ra những cành cây mập mạp, chắc chắn, gánh đỡ những chùm quả nặng trĩu. Lá khế màu xanh nhạt, mọc đều tăm tắp. Xen kẽ giữa màu xanh của lá và quả là những chùm hoa màu tím nhỏ li ti, hứa hẹn cho những quả ngọt trái mùa. Quả khế có năm khía, ban đầu là màu xanh, khi chín chuyển màu vàng tươi trông thật hấp dẫn. Khi ăn mang vị ngọt thuần khiết, mát giòn.

Hàng ngày, sau khi đi học về, em lại vun xới, tưới nước cho cây. Như hiểu được tình cảm của em, cây khế rung rinh theo làn gió, mừng vui đón nhận những làn nước mắt tắm đều cho cơ thể, ngày càng phô ra những chùm quả trĩu cành trông thật thích mắt.

Em coi cây khế như người bạn thân của mình và luôn tự nhắc nhở rằng: “Nếu chăm chỉ, ân cần chăm sóc cho cây, cây sẽ cho ta hoa tươi, quả ngọt, vẻ đẹp thiên nhiên, làm đẹp cho chính cuộc sống của mình!”

*học tốt*

 Ông nội em có trồng một cây bông hồng, trông nó rất hùng vĩ, nó cao khoảng một gang. Gai mọc chi chít, trông vậy thôi nhưng sờ vào gai hoa mềm nhũn.

Nhà em có một cây ớt rất to và sai quả. Ngày nào em cũng trèo lên cây hái ớt cho bố em ăn.

Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.

nó hay thì tích cho mk nha 

#chúc bạn học tốt#

1 tháng 8 2018

"Cây bàng xưa không còn nguyên vóc dáng 
Dẫu báo giông đã thấm bao ngày qua 
Dù cho thời gian phai tàn bao ý thơ 
Còn mãi sức sống cây bàng xưa"

Mỗi khi câu hát trong đài phát thanh vang lên , em lại nhớ về cây bàng trong sân trường em- một cây bàng có tuổi lặng lẽ bên góc sân trường.

Cây bàng là loài cây che bóng mát, cây được các bác bảo vệ trồng đã khá lâu từng mấy chục năm trước. Cây bàng ấy đã chứng kiến bao thế hệ học sinh như chúng em từ thuở bỡ ngỡ đến khi ra trường. Em mới làm quen với cây bàng được gần một năm. Vì đã cao tuổi nên rễ bàng rất to, ngoằn nghoèo như những con rắn lớn đang bò, chúng còn cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi thân cây lớn lên. Cây có thân rất to, phải mấy vòng ôm mới xuể. Thân cây xù xì một lớp vỏ nâu sẫm, điểm trên thân cây có vài cái u to như cái bát ô tô. Mỗi lần em chơi trốn tìm với các bạn thì thân cây trở thành nơi trú ẩn khá tốt, và những lần chơi bịt mắt bắt dê, cây bàng cũng là địa điểm lí thú để chúng em tổ chức trò chơi. Vì bàng là cây che bóng mát nên tán cây rất rộng, vươn dài tỏa khắp phía với cành lá xum xuê xanh mướt xòe rộng như một chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em nổi bật giữa nền trời xanh biếc với những đám mây bồng bềnh. Lá bàng trông giống như một chiếc quạt ba tiêu thu nhỏ, là bàng đổi màu đỏ tía tuyệt đẹp khi mùa thu đến khiến em ngắm nghía mãi không dời mắt. Ông già đông đến, lá héo tàn và rụng dần, dải đầy một góc sân trường, cây chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu và thân cây to lớn. Khi nhìn thấy cây bàng rụng hết lá giữa mùa đông lạnh giá, một mình chống chọi lại với từng trận mưa rả rích khiến em thấy thương cây bàng, chỉ mong mùa đông qua, nàng xuân về thật nhanh để khoác lên mình cây một bộ áo mới, xanh tươi và tràn ngập sức sống.

Cây bàng không chỉ là nơi chúng em tụ tập chơi các trò chơi mà còn là nơi em học bài, giải những bài toán khó hay viết những bài văn hay. Bàng luôn trở thành một người bạn trầm lặng, lắng nghe tâm sự của em, mỗi khi buồn hay vui hãy thì thầm với cây bàng, các tán lá xanh tươi ấy sẽ rung rinh theo làn gió thoảng như đáp lại lời của em. Mùa hè cũng là mùa thi đến, mùa cây bàng đang xanh tươi, um tùm cành lá, thoáng chốc đã nghỉ hè, xa cây bàng sẽ nhớ lắm bàng ơi. Mấy tháng thôi chúng ta sẽ gặp lại nhau, và cả các bạn, cùng nhau chơi đùa thỏa thích.

Cây bàng- một loài cây mang trong mình bao hoài niệm của tháng năm. Có lẽ khi ta lớn lên, rời xa mái trường thì đừng quên cây bàng thân thuộc ấy, nơi chất chứa những mộng mơ tuổi học trò.

Tham khảo nhé :

Bài làm : Tôi nghĩ chẳng bao giờ thấy

               Một bài thơ đẹp như cây 

               Cây bám miệng đói thật chặt

               Vào ngực mẹ đất ngọt ngào .......

   Mỗi lần , khi nhớ lại 4 câu thơ này , tôi thấy trong lòng càng yêu thương cây cối hơn . Và tôi đã thể hiện điều đó bên một loại cây đã gắn bó với gia đình tôi suốt bao nhiêu năm tháng . Đó là cây cam này đây .

   Cây cam đã được ông tôi trồng từ khi tôi còn bỡ ngỡ lên 2 , lên 3 , cho nên bây giờ cây cam đã nhiều tuổi rồi . Tuy đã nhiều tuổi , nhưng cây cam vẫn thể hiện mình là một cái cây luôn mạnh khỏe . Gốc cây to đến nỗi , bốn , năm người ôm không xuể nổi . Một phần gốc cây to cũng là do rễ cây mà ra . Vì nhớ có rễ cây , nên cây mới sống khỏe mạnh như vậy được . Rễ cây tôi thấy cứ ham ăn kiểu gì ý . Tưới nước cho cây một lúc rồi vào nhà , quay ra rễ đã hút hết nước rồi . Nhưng không kém phần thú vị vẫn là những anh cành cây . Nhìn người tuy gầy gò thế kia thôi , nhưng mấy anh thì rất là khỏe đó . Tôi nhớ có hôm , gió to khiến một thứ đổ vỡ , nhưng lúc ra ngoài  , tôi thấy mấy anh vẫn kiên cường vượt qua cơn gió này . Cây cam tuy ít lá nhưng đừng coi thường nhé , lá của cây cam rất to và ít bị sâu bệnh ăn lắm đó . Vào trời nắng , chính những tán lá của cây cam đã cho chúng tôi bóng mát để ngồi chơi , trò chuyện với nhau . Cây bây giờ đang là mùa hoa . Đến mùa hoa , trong vườn , những bông hoa cam trong vườn trắng muốt , nhỏ li ti trông rất đáng yêu . Cuối cùng đến mùa cam , cây cam ra những trái còn xanh xao vì những quả đó còn chưa chín . Có vài quả khỏe mạnh thì đã chuyển sang màu cam . Lúc đó , gia đình tôi ra hái mấy quả cho ông bà , còn vài quả thì gia đình tôi ăn . Bổ ra , ôi trông mới đẹp làm sao ! Ruột cam có màu cam của nắng kết hợp với màu trắng trắng của hoa cam . Tôi ăn quả cam do chính gia đình trồng thấy rất ngọt và tôi cảm thấy có tấm lòng của người trồng trong đó

       Tôi yêu cam nhà tôi rất nhiều . Dù sau này , ai đó có ý định chặt cây cam nhà tôi đi . Tôi nhất định sẽ không để ai làm gì có hại đến cây cam của gia đình tôi .

22 tháng 2 2018

Mỗi khi mùa xuân về, trăm hoa lại thi nhau khoe sắc thắm. Nếu như mùa xuân phương Bắc không thể thiếu hoa đào với sắc hồng tươi thắm, e ấp như nụ cười thiếu nữ, những cây quất xum xuê sai trĩu quả tượng trưng cho may mắn và sự bội thu thì hoa mai là đại diện tiêu biểu cho mùa xuân phương Nam với khí hậu ôn hòa, ấm áp. Sắc vàng của hoa như ánh mặt trời rực rỡ đã là một nét đặc trưng mỗi khi Tết đến xuân về trên mảnh đất phương Nam.

Mai thường được tuốt lá giữa tháng 12 âm lịch để hoa nở vào đúng dịp Tết. Những chiếc lá già hi sinh để những chiếc lá non mang màu xanh mơn mởn mạnh mẽ vươn lên tô thêm vẻ đẹp cho đời. Khi đã đủ độ, hoa mai bỗng bung xòe đầy bất ngờ và rực rỡ. Hoa mai cũng có 5 cánh như hoa đào, cánh hoa mỏng như cánh bướm và có màu vàng tươi mới. Nhụy hoa dài và cũng có màu vàng, thường thu hút ong bướm đến hút mật. Lá hoa dài nhọn màu xanh, hơi giống lá chè. Đài hoa màu ngọc bích nâng đỡ lấy bông hoa. Nụ hoa be bé xinh xinh chen vào giữa những bông hoa vàng tươi, chỉ đợi thời điểm thích hợp là bừng nở. Hoa mai mang vẻ đẹp cao quý, trang nhã. Màu vàng của hoa làm cho bức tranh xuân càng thêm rực rỡ và ấm áp. Mỗi khi nhìn thấy sắc hoa lung linh ngập tràn khắp các con phố, người ta biết rằng một mùa xuân nữa lại về, một năm mới nữa lại đến, lòng người chợt thấy bồi hồi, náo nức, lâng lâng. Sắc mai vàng cùng với những cánh én chao nghiêng trên bầu trời cao rộng đang gọi mùa xuân về thấm đẫm trong từng hơi thở, từng khoảnh khắc. Hoa mai làm đậm đà hơn hương vị ngày Tết trong mỗi gia đình, là biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chơi hoa mai vào dịp Tết với hi vọng có một năm mới an khang, thịnh vượng. Người ta còn quan niệm nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì năm sau càng may mắn, sung túc. Cây mai cũng được trang trí thêm bằng những câu đối đỏ, những tấm thiệp nhỏ ghi lời chúc hạnh phúc nên càng thêm ý nghĩa.

Nắng xuân hồng ấm áp len lỏi khắp muôn nơi, chiếu rọi lên từng cành cây, kẽ lá, hoa mai vàng lại càng thu hút hơn, nổi bật cả một góc. Hoa mai kiêu hãnh khoe mình trong nắng đang làm đẹp cho mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và đánh thức mùa xuân trong lòng mỗi người.
 

22 tháng 2 2018

tả?????????????????????????????????????????????????bla bla vân vân và mây mây