K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm...
Đọc tiếp

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm nay. Mỗi khi có hoạn nạn, khốn khó thì lòng nhân ái bừng dậy, lan tỏa một cách tự nguyện, tự giác nhằm san sẻ, gánh vác yêu thương. Cho dù chỉ một cử chỉ, một lời động viên, một sự thông m... dành cho nhau, giản dị, chân thành vẫn đủ khiến trái tim nhau trở nên ấm áp. (2) Qua những ngày bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mỗi người dân đều cảm nhận được rủi ro vô thường lúc nào cũng có thể xảy đến, tình cảm gia đình, tình thương giữa người với người là điều quý giá không gì đong đếm được. Cho đi là còn mãi! Lòng nhân ái luôn được lan tỏa giữa mùa dịch. (Nguồn tin từ báo Việt Nam Net)

Câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt.

0
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

21 tháng 7 2021

Có một nhà văn đã từng nói "Nơi lạnh nhất Trái Đất không phải là bắc cực, mà là nơi không có tình thương". Tình thương là thứ tình cảm đẹp và cao quý giữa con người với con người trong cuộc sống, nó có thể thể thay đổi được rất nhiều điều. Có rất nhiều biểu hiện của tình thương, trong đó có sẻ chia.Vậy sẻ chia là gì? Chia sẻ là thể hiện sự san sẻ, sự đồng cảm, cảm thông giữa con người với con người, cộng đồng bằng một hành động, lời nói và thậm chí đơn giản chỉ là bằng những cử chỉ, ánh mắt.Nó đối lập với sự vô cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một nhóm người thờ ơ, dửng dưng không biết quan tâm đến mình đến những gì đang diễn ra xung quanh mình.Người biết sẻ chia là người có tấm lòng nhân ái biết đồng cảm, lắng nghe, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Đôi khi sự chia sẻ cũng không nhất thiết phải thể hiện trực tiếp bằng hành động mà chỉ cần ánh mắt hiền dịu, nụ cười thân thiện, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.Vậy ý nghĩa của sự sẻ chia là gì ?Đối với người nhận được thì sẽ khiến họ thấy vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn khi được quan tâm và đồng cảm.Còn đối với người cho thì sẽ thấy vui khi làm được việc tốt, việc có ích để giúp người, giúp đời.Biết chia sẻ đều mang lại niềm vui cho cả hai bên.Sự chia sẻ đôi khi có thể làm thay đổi cả cuộc đời của một con người.Tôi nói không sai đâu.Khi gặp một người đang rơi đến tận cùng của nỗi tuyệt vọng, họ không còn muốn tiếp tục sống và học sẽ nghĩ quẩn.Bây giờ chỉ cần bạn quan tâm họ,đồng cảm với họ và đưa ra lời khuyên chân thành nhất thì sẽ khiến họ thay đổi suy nghĩ mà sống tích cực hơn.Vì vậy sự sẻ chia trong cuộc sống là điều rất cần thiết.Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ vì sự sẻ chia chính là một trong những điều giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Không ngừng cố gắng, không ngừng phấn đấu vì bản thân và vì những người xung quanh mình, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn

21 tháng 7 2021

Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho cuộc sống của những người nghèo thêm chật vật với gánh nặng mưu sinh. Trong khó khăn, tại TPHCM xuất hiện nhiều hành động thiết thực và ý nghĩa, khiến mọi người càng thêm thấm thía cái đẹp của tình người, tình đời nơi mảnh đất phương Nam. Những câu chuyện cảm động, hào sảng dang tay đùm bọc, sẻ chia đang lan tỏa nhắc nhớ chúng ta biết trân trọng những gì đang có và sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng.

Những bữa cơm từ thiện ấm áp tình thương, những vật dụng sinh hoạt nhỏ, nước sát khuẩn, khẩu trang, hoặc chỉ vài kí gạo được trao cho những người bán vé số, lao động nghèo khổ. 

Cùng với đó, những người nghèo sẽ được nhận miễn phí gạo từ chiếc "ATM gạo", trung bùnh mỗi ngày cây ATM phát được khoảng 4 tấn gạo. 

Chiếc "ATM gạo" này không chỉ luôn tuôn trào gạo mà còn tràn đầy cả lòng nhân ái khi ngày càng có nhiều tấm lòng thảo thơm mang gạo đến cùng chung sức, đồng hành cùng những người nghèo vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Người vài chục ký, người hơn tạ, cũng có người góp vài tạ... Cứ thế, kho gạo để giúp đỡ người dân đầy ắp hẳn lên.

Khi việc huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được triển khai kịp thời, thiết thực, hiệu quả, có tầm bao quát, công khai, minh bạch, thì tinh thần tương thân tương ái ấy sẽ càng sôi nổi, lan tỏa.

Tinh thần ấy giữa “cơn bão đại dịch” được thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết qua chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào ta đang sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài trở về Tổ quốc. Trong khi nhiều nước đối phó với đại dịch bằng cách đóng cửa thì đất nước giang rộng vòng tay đón chào những người con xa xứ giữa lúc đang phải căng mình chống chọi với dịch bệnh.

30 tháng 10 2019

Đáp án C

Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang

4 tháng 3 2022

B

4 tháng 3 2022

b nghen