Câu 5. Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không
B. Chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại
C. Tất cả các chi đều co
D. Tất cả các chi đều không co
Câu 6. Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không
B. Tất cả các chi đều không co
C. Tất cả các chi đều co
D. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại
Câu 7. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?
A. Vì nó bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và bó sợi thần kinh li tâm (vận động)
B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích
C. Vì nó vừa chịu sự chi phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, vừa chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 8. Ở tủy sống, rễ trước có vai trò gì ?
A. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm
B. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương
C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 9. Ở tủy sống, rễ sau có vai trò gì ?
A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương
B. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm
C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 10. Thành phần nào dưới đây là một bộ phận của dây thần kinh tủy ?
A. Rễ vận động B. Hạch thần kinh C. Lỗ tủy D. Hành não
tham khảo
Điều đã biết qua bài học:
- Chức năng của chất trắng trong tuỷ sống là liên hệ giữa các căn cứ điều khiển các chi dưới với trên và ngược lại.
- Rễ sau là rễ cảm giác, dẫn truyền xung hướng tâm và rề trước là rễ vận động dẫn truyền xung li tâm.
- Dựa trên những hiểu biết đó, ta có thể đề ra các phương án dự kiến thí nghiệm để tìm xem rễ nào còn, rễ nào mất giúp Quân trước khi đưa lên lớp để thầy minh hoạ cho bài dạy.
- Phương án 1. Kích thích các chi sau, có thể xảy rạ các trường hợp sau:
a) Kích thích chi sau bên phải:
- Không chi nào co cả —> kết luận: rễ sau chi sau bên phải đứt.
- Chi sau bên phải và trái đều co: rễ sau bên phải, cả rễ trước đi tới hai chi đó đều còn.
- Chỉ có chi sau bên phải hoặc bên trái co: rễ sau bên phải còn và chi bên nào co chứng tỏ chi bên đó còn rễ trước, nhưng chưa biết rễ sau chi bên trái còn không ?
b) Phải tiếp tục kích thích chi sau bên trái:
Nếu còn thấy một trong các chi nào đó co chứng tỏ rễ sau bên trái chưa đứt.
c) Nếu kích thích cả hai chi sau đều không thấy chi nào co thì chỉ có thể kết luận các rễ sau đã bị đứt hết; vậy các rễ trước còn hay đứt? Muốn biết rõ phải tiếp tục bước d.
d) Kích thích mạnh chi trước, xung sẽ truyền theo chất trắng xuống các căn cứ điều khiển chi sau, nếu rễ vận động bên nào còn thì chi bên đó sẽ co.
- Phương án 2. Đơn giản hơn nhiều, chỉ cần:
a) Kích thích ngay chi trước thật mạnh, chi sau bên nào co chứng tỏ rễ vận động tương ứng với chi bên đó vẫn còn, chưa bị đứt.
b) Tiếp đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau để xem rễ sau bên nào còn, bên nào đứt? Nếu còn, ếch sẽ phản ứng, nếu đã bị đứt, sẽ không gây phản ứng ở ếch.