Đọc đoạn văn sau: “Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất”. (Ngữ văn 6 - Tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 . Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, văn bản đó thuộc thể loại gì? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích trong tác phẩm. Câu 2 . Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích dành để nói về ai? Đây là những từ loại gì? Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật như thế nào? Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa của chi tiết sau: Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Tóm tắt : Thánh Gióng đi đánh giặc và quay lại về trời.
Câu 2 : PTBĐ chính : tự sự.
Câu 3 : Cụm danh từ : một tráng sĩ.
Câu 4 : Ý nghĩa : Đánh thắng giặc xong, Gióng không trở lại nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh, nhân dân tôn trọng, yêu thương, lập đền thờ.
`=>` Mặc dù Gióng đã trở về với trời những vẫn sống mãi cùng với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt.
câu 1: đoạn văn trên trích từ tác phẩm thánh gióng, tác phẩm trên thuộc chuyện truyện truyền thuyết
câu 2: phương thức biểu đạt chính là tự sự
câu 3: một tráng sĩ
câu 4: ko phải của mình mình ko đc giữ
1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản Thánh Gióng. Văn bản đó thuộc thể loại truyện truyền thuyết. Đoạn trích là đoạn cuối tác phẩm.
2. Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích nói về Thánh Gióng. Đây là danh từ. Việc sử dụng những từ đó cho thấy sự lớn lên và công lao của nhân vật. Từ một em bé, Thánh Gióng lớn lên thành tráng sĩ, mang trong mình sức mạnh đánh thắng kẻ thù, có công lao to lớn.
Diễn tả sự kiện Thánh Gióng đánh giặc Ân/ Đoạn văn đã tái hiện lại diễn biến câu chuyện và hình ảnh oai phong, hùng dũng qua hình tượng người tráng sĩ, vị anh hùng Thánh Gióng, qua đó thấy được sức mạnh phi thường của con người Việt, sức mạnh phi thường của chính nghĩa.
Hihi mong giúp được em :P
đoạn văn hay thế ko giúp dc là lạ đó anh lại còn made in ctvvip nữa
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian?
=> thánh gióng , truyện dân gian .
2. Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó.
Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như ngả rạ.
=> biện pháp so sánh , tác dụng cho người đọc dễ hình dung là giặc chết như thế nào.
3. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một vài câu văn.
Kể lại sự việc cậu bé Thánh Gióng đi đánh giặc tài giỏi như thế nào.
Tham khảo
Câu 1: Đoạn trính trên trích từ văn bản thánh góng.
Thuộc thể loại truyền thuyết.
Câu 2: Những từ "chú bé", "tráng sĩ", "Người" trong đoạn trích dành để nói về Thánh Gióng. Đây là những đại từ ; Việc sử dụng những từ đó thể hiện sự chuyển biến của nhân vật: Từ một chú bé trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt
Câu 3: Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
C1: Thánh Gióng / thể loại : truyền thuyết
C2: nói đến Thánh Gióng , đây là những từ loại : đại từ
thể hiện:việc Thánh Gióng từ một chú bé trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt.
C3: Ý nghĩa là: thể hiện sự nhớ ơn của người dân , tưởng nhớ đến Thánh gióng . Gióng là người anh hùng bất tử , sống mãi trong lòng người dân.
truyện kể ngôi thứ 2
yếu tố hoang đường kì ảo là;vươn vai ..........cao hơn tượng
tick mik nhá
Từ láy: lẫm liệt, hoảng hốt
Lẫm liệt: Có vẻ trang nghiêm, oai vệ, khiến phải kinh sợ.
1 : - thánh gióng oai hùng xuất trận đảo ngược thế nước đánh tan giặc ân , không may roi sắt gẫy đành nhổ bụi tre bên đường để tiếp tục trận chiến.
2 : - PTBĐ chính là : tự sự
3 : - những CDT là : một tráng sĩ
4 : người dân việt nam có dòng máu đang chảy là của việt nam tính khí ngoan cường không chịu khuất phục trước giặc , sẵn sàng hi sinh , đổ xương đổ máu cho nước nhà và biểu tường ở đây là thánh gióng