Viết 1 đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và 1 câu ghép (ghi rõ) Mn ơi mình đang cần gấp tại đang thi ạ:( mình cảm ơn trc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ độc đáo của Thanh Hải viết về mùa xuân. Mùa xuân đất nước hiện lên với hình ảnh thật đẹp của người cầm súng và người ra đồng. Người cầm súng chính là chiến sĩ hết mình bảo vệ quê hương và hi sinh hạnh phúc của mình. Người ra đồng là người lao động cần mẫn, chăm chỉ đã hết mình dựng xây quê hương. Họ trở thành biểu tượng thật đẹp cho hai nhiệm vụ song song của Tổ quốc là lao động và chiến đấu. Ta còn ấn tượng đậm nét với hình ảnh lộc. Lộc "giắt đầy trên lưng, trải dài nương mạ". Lộc ấy là lộc của mùa xuân, của thiên nhiên tươi đẹp cùng một niềm tin về một ngày mai tươi sáng. Điêp ngữ tất cả được THanh Hải sử dụng thật khéo trong khổ thơ này. Cái "hối hả, xôn xao" ấy gợi cn người đến với nhịp điệu sôi động, hối hả khẩn trương trong mọi công việc, trong mọi nhiệm vụ. Từ hình ảnh sống động của người ra đồng, của người cầm súng, ta càng thấy được niềm tin của nhà thơ vào tương lai tươi đẹp của đất nước. Bốn ngàn năm được Thanh Hải nhắc đến trong câu thơ chính là hành trình "vất vả, gian lao" mà nhân dân ta đã trải qua để con ngày hôm nay. Đất nước hữu hình hóa trở thành con người nhọc nhằn, vất vả. Đồng thời, ta còn thấy được sự chờ mong, niềm tin tươi sáng vào tương lai qua lời thơ "Đất nước như vì sao". Vì sao của hi vọng, vì sao của niềm tin, vì sao của lí tưởng. Chao ôi! Ta thấy được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ với "Cứ đi lên phía trước". Rồi mai đây chúng ta sẽ đi về một ngày mai tươi sáng, đi về một hòa bình, hạnh phúc. So sánh của THanh Hải độc đáo kết hợp cùng cách nói gợi hình đã tạo nên sự vận động mạnh mẽ trong đất nước mùa xuân, trong con người mùa xuân. Tóm lại, khổ hai và khổ ba của bài thơ đã cho thấy được mùa xuân đất nước tươi đẹp trong tâm trí nhà thơ.
Tâm trạng của hổ khi ở trong vườn bách thú đã được nhà thơ Thế Lữ khắc hoạ thật sinh động(độc đáo) trong bài thơ "Nhớ Rừng". Trước hết, hình ảnh con hổ đc thi sĩ nói tới với bao thương xót, cảm thông. Hổ đang phải nằm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, chúa sơn lâm ma phải trong cảnh tù hãm thì quả là cay đắng và uất hận biết bao! Bị nhốt trong cũi sắt, tất cả đau đớn cay đắng chất khối thành khối"Gặm mãi mà chẳng tan, chẳng hết", hổ chỉ con bt nằm dài bất lực. Hổ cảm thất đau khổ khi bị chế diễu, bị nhục nhằn tù hãm, bị trở thành 1 món đồ chơi cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ và lũ gấu dở hơi. Nhưng chán chường buông xuôi chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài còn ẩn dấu trong tâm lòng mãnh hổ là nỗi uất hận vô cùng to lớn. Cách diễn đtạ "khối căm hờn" làm cho nỗi căm hờn ấy từ vô hình trở nên hữu hình như có thể nhìn thấy cụ thể. Nỗi căm hờn không chỉ dừng lại khoảnh khắc mà nó đã kết đọng lại từ lâu.
*2023 làm chắc không cần đâu=)))