K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2022

bạn hỏi gì?

18 tháng 3 2022

sự kiện trên xảy ra vào khoảng thời gian nào í cậu

Câu 1a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với  chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếuHiệp ước Nhâm Tuất (1862)   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt,...
Đọc tiếp

Câu 1

a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với  chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếu

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo...; bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

Hiệp ước Giáp Tuất (1874)  :Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng (1883) :Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884)   :Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên?

- Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"...

- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp..

 

2
18 tháng 5 2019

b, Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động

26 tháng 7 2021

b, Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động

2 tháng 4 2022

thank

 

1. Thực dân pháp đánh chiếm Băc Kì lần II (1882)? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì thực dân Pháp đã làm gì?? Thái độ của triều đình ntn?? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?? Em có nhạn xét gì về tình hình Việt nam giai đoạn này?2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến Pháp? Thực dân pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?? Diễn biến quá...
Đọc tiếp

1. Thực dân pháp đánh chiếm Băc Kì lần II (1882)

? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì thực dân Pháp đã làm gì?

? Thái độ của triều đình ntn?

? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?

? Em có nhạn xét gì về tình hình Việt nam giai đoạn này?

2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến Pháp

? Thực dân pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?

? Diễn biến quá trình đánh chiếm Bắc Kì của Pháp?

? Quân triều đình đã đánh trả ntn? Kết quả?

? So sánh lực lượng , tương quan giữa Pháp và ta lúc này?

? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thất bại? Haauk quả?

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến VN sụp đổ (1884)

? Trước sự xam lược của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Bắc như thế nào?

? Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào? Em biết gì về chiến thắng đó?

? Chiến thắng này có ý nghĩa gì?

? Trước phong trào đấu tranh lên cao của Bắc Kì, triều đình Huế đã làm gì?

? Tại sao triều đình lại kí hiệp ước với GIáp Tuất? 

GIÚP MIK VỚI Ạ!!!

0
8 tháng 5 2018

Đáp án B

2. Pháp nổi súng tấn công vào Gia Định (17-2-1859)

1. Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

3. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ (20-> 24/6/1867)

4. Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884)

5 tháng 12 2017

Đáp án B

2. Pháp nổi súng tấn công vào Gia Định (17-2-1859)

1. Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

3. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ (20-> 24/6/1867)

4. Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884)

 Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước. * Thủ đoạn:- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì. Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam. Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.* Hành động xâm lược: Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương– Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.Quân triều đình đông mà k thắng được lí do là vì họ đều bị quân địch lôi kéo nổi dậy chống phá triều đình Bài học : cần phải có ý trí giữ nước, k giao động trước những lời dụ dỗ của quân địch, phải đoàn kết toàn dân cùng chống giặc.
18 tháng 3 2021

Tham khảo:

Lần 1:

- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
Lần 2:

- Ngày 3-4-1882, quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.

- Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng vẫn thất bại, Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.

- Sau đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Nguyên nhân:

- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.



 

9 tháng 3 2022

B

9 tháng 3 2022

cảm ưn