a, Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam, Kể tên các bãi biển đẹp nổi tiếng của vùng biển Việt Nam.
b, Trình bày các đặc điểm tự nhiên của vùng Đông bằng Sông Hồng nước ta.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ,...
Dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,..
Cao nguyên: Kon Tum, Lâm Viên,..
b) Tham khảo
Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha. + Đất: có 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Trong đó đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước. + Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
a)- Có 2 đồng bằng châu thổ:
+ĐB sông Cửu Long
+ĐB sông Hồng
- Các dãy núi: Pu đen đinh,Hoàng Liên Sơn,Con voi,Cánh cung sông Ngân,Cánh cung Ngâm Sơn,Cánh cung Bắc Sơn
-Các cao nguyên: Kon-Tum,Plây-ku,Đắk Lắk,Lâm Viên,Di Linh,Hơ-Nông
b)
*Thuận lợi:
-Với diện tích tương đối rộng,địa hình thấp và bằng phẳng,khí hậu nóng ẩm quanh năm,sự đa dạng sinh học.Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất như:
+Đất đai:Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha→Đất đai phì nhiêu,màu mỡ thuận lợi cho sản xuất lương thực
+Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tíhc lớn,trong rừng giàu nguồn lợi động thực vật
+Khí hậu nóng ẩm,lượng mưa dồi dào,hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt→Tạo nên tiềm năng cung cấp nước để cải tạo đất phèn,đất mặn,là địa bàn đánh bắt,nuôi trồng thủy sản,phát triển giao thông đường sông,du lịch,cung cấp phù sa cho đồng ruộng,.......
+Vùng biển và hải đảo:Có nhiều nguồn hải sản phong phú,biển ấm,ngư trường rộng thuận lợi cho khai thác hải sản,du lịch
*Khó khăn:
-Diện tích đất phèn,đất mặn lớn(2,5 triệu ha)
-Mùa khô thiếu nước cho sản xuất,sinh hoạt vì xâm nhập mặn
-Hằng năm,lũ lụt của sông Mê Công ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp,sinh hoạt
a. Điều kiện sinh thái nông nghiệp: Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng. Đất phù sa sông Hồng và phù sa sông Thái Bình. Có mùa đông lạnh.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước. Dân có kinh nghiệm thâm canh. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn, tập trung công nghiệp chế biến. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh.
c. Trình độ thâm canh: khá cao, đầu tư nhiều lao động, áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ.
d. Chuyên môn hoá sản xuất: Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao. Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau quả cao cấp. Cây ăn quả. Đay, cói. Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thuỷ sản nước ngọt (ở các ô trũng), thuỷ sản mặn, lợ.
Gợi ý làm bài
a) Các trung tâm công nghiệp dệt may
- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.
- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
b) Các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta, vì
- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ.
- Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.
- Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển.
- Các nguyên nhân khác: truyền thông phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,...
a) Các trung tâm công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Đà Nẵng : Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng
- Quảng Ngãi : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo
- Quy Nhơn : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng
- Nha Trang :Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng
- Phan Thiết : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản
b) Các mỏ khoáng sản
- Khoáng sản năng lượng ( nhiên liệu ) : than ở Nông Sơn (Quảng Nam)
- Kim loại : Sắt ( Quảng Ngãi), Vàng ( mỏ Bồng Miêu ở Quảng Nam, Vĩnh Thạnh ở Bình Định), Titan (Bình Định, Khánh Hòa)
- Phi Kim loại : Mica ( Đà Nẵng ), đá axit (Phan Rang, Quy Nhơn)
c) Các tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Bãi biển : Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)
- Nước khoáng : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo ( Bình Thuận)
- Thắng cảnh : Núi Bà Nà , Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết
- Vườn Quốc gia : Bình Phước, Núi Chúa ( Ninh Thuận)
- Khu sự trữ sinh quyển thế giới : Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di sản văn hóa thế giới : Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn
- Di tích lịch sử cách mạng : Ba Tơ (Quảng Ngãi)
- Lễ hội truyền thống : Tây Sơn ( Bình Định), Tháp Bà ( Khánh Hòa), Katê ( Ninh Thuận)
- Làng nghề truyền thống : gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)
d) Năm bãi biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam : Non Nước (Đà Nẵng), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)
e) Các cảng biển của vùng : Đà Nẵng (tp Đà Nẵng), Kì Hà ( Quảng Nam), Dung Quất ( Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ba Ngòi, Cam Ranh ( Khánh Hòa)
g) Các nhà máy thủy điện có ở Duyên hải Nam Trung Bộ : A Vương ( Quản Nam), Vĩnh Sơn ( Bình Định), Sông Hinh ( Phú Yên), Hàm Thuận - Đa Mi ( Bình Thuận)
HƯỚNG DẪN
− Nội thủy:
+ Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+ Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
− Lãnh hải:
+ Tiếp giáp với nội thủy, rộng 12 hải lí.
+ Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
− Vùng tiếp giáp với lãnh hải:
+ Tiếp giáp với lãnh hải, rộng 12 hải lí.
+ Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…
− Vùng đặc quyền kinh tế:
+ Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế. Các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
− Thềm lục địa:
+ Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ dài khoảng 200m hoặc hơn nữa.
+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên ở thềm lục địa Việt Nam.
a) bãi biển: Trà Cổ, Non Nước, Mỹ Khê, Sầm Sơn,...
b) Tham khảo
– Địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, đây là vùng địa hình đồng bằng châu thổ và có diện tích lớn thứ 2 ở nước ta. – Khí hậu nằm trong vùng khí hậu phía bắc và có khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Đầu mùa đông se lạnh còn cuối mùa đông ngoài lạnh ra còn có các cơn mưa phùn nên có hơi ẩm.