K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

TK ạ:

- Đây hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình Huế, nước ta mất độc lập, tự chủ.

- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn diễn ra sôi nổi.

TK

 

*Hậu quả: – Các hiệp ước Hác măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) vi phạm trắng trợn độc lập, chủ quyền của dân tộc ta. – Về căn bản nước ta mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc.  
8 tháng 5 2016

Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884 
* Hoàn cảnh 
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến. 
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884 
=> Nhận xét : 
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc. 
==> Kết luận chung: 
- Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

Hiệp ước Hác-măng:

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng tất cả việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công chuyện của quan lại triều đình,nắm các quyền trị an và nội vụ.Mọi chuyện giao thiệp với nước ngoài(kể cả với Trung Quôc)đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì

=> Triều đình Huế hèn nhát,nhu nhược,việc kí hiệp ước này càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

8 tháng 5 2016

cảm ơn bạn nha

24 tháng 7 2018

Chọn đáp án C.

Với hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa, ViệtNam hoàn toàn đặt dưới sự thống trị của thực dân  Pháp, phụ thuộc Pháp trên hầu hết các lĩnh vực từ: kinh tế, chính trị, quân sự đến ngoại giao. Đây là hậu quả lớn nhất của Hiệp ước Hácmăng (1883) đối với Việt Nam.

5 tháng 5 2018

Đáp án C

Với hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa, Việt Nam hoàn toàn đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp, phụ thuộc Pháp trên hầu hết các lĩnh vực từ: kinh tế, chính trị, quân sự đến ngoại giao. Đây là hậu quả lớn nhất của Hiệp ước Hácmăng (1883) đối với Việt Nam

24 tháng 4 2022

Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ; các tỉnh Trung Kỳ từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang thuộc triều đình nhà Nguyễn. Khâm sứ Pháp tại Huế có quyền tự do ra vào và yết kiến vua. Pháp có quyền đặt công sứ ở các tỉnh Bắc Kỳ để kiểm soát quan lại Việt Nam nhưng không ảnh hưởng đến việc nội trị

24 tháng 4 2022

Tham khảo:

Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh nhập vào Bắc Kỳ; các tỉnh Trung Kỳ từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang thuộc triều đình nhà Nguyễn. Khâm sứ Pháp tại Huế có quyền tự do ra vào và yết kiến vua. Pháp có quyền đặt công sứ ở các tỉnh Bắc Kỳ để kiểm soát quan lại Việt Nam nhưng không ảnh hưởng đến việc nội trị

27 tháng 4 2016

*Nội dung Hiệp ước Hác- măng(1883) và Pa- tơ-nốt(1884)

-Khái quát: Ngày 18- 8-1883, thực dân Pháp nổ súng tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế. Triều đình Huế lo sợ, chủ động thương thuyết với Pháp. Nhân cơ hội này, thực dân Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Hác-măng, ngày 25-8-1883 (Hiệp ước Quý Mùi) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, ngày 6-6-1884 (Hiệp ước Giáp Thân)...



- Nội dung Hiệp ước Hác-măng: 
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp...
+ Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua khâm sứ Pháp... 
+ Pháp nắm toàn quyền nội vụ, trị an và ngoại giao...
- Nội dung Hiệp ước Pa-tơ-nốt: Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác- măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận, lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn..*Nhiệm vụ chủ yếu lịch sử đặt ra cho cách mạng nước ta…
- Các Hiệp ước triều Huế kí với thực dân Pháp đã dẫn đến hậu quả: Việt Nam từ một nước độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến... 
- Lịch sử đặt ra cho cách mạng nước ta lúc này 2 nhiệm vụ chủ yếu:
+ Chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Vì về cơ bản, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng (giải quyết mâu thuẫn dân tộc)...
+ Chống phong kiến giải phóng giai cấp nông dân. Vì giai cấp phong kiến Việt Nam đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân, đế quốc (giải quyết mâu thuẫn giai cấp)... 

8 tháng 3 2022

- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp. Chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến, trở thành chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân càng thêm cực khổ do nhiều chế độ thuế khóa nặng nề, lao dịch, ....

27 tháng 4 2016

- Hậu quả của hiệp ước Pa-tơ-nốt là: Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.

- Hậu quả của hiệp ước Hác-măng: Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến của triều Nguyễn với tư cách 1 quốc gia phong kiến độc lập đã hoàn toàn sụp đổ \(\Rightarrow\) Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

27 tháng 4 2016

mih cảm ơn nha

7 tháng 5 2022

- Hiệp ước Pa-tơ- nốt là sự điều chỉnh về nội dung từ hiệp ước Hác- măng nhằm ngưng lại phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

- Hiệp ước Hác- măng là đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn của quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Với hiệp ước này Việt Nam trở thành nước vừa là thuộc địa cho Pháp, vừa là đất nước phong kiến ở Đông Dương.

=> Từ 2 hiệp ước trên có thể thấy được dã tâm của thực dân Pháp là muốn chiếm đất nước ta thành thuộc địa của chúng, đồng thời khiến cho phong trào đấu tranh Cần vương cũng như là phong trào cứu nước của nhân dân ta sẽ tan rã.

23 tháng 3 2021

Hiệp định Hác - măng

 

* Nội dung

- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.

- Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .

- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.

 - Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

 - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.

 - Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

* Hậu quả

- Đây hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình Huế, nước ta mất độc lập, tự chủ.

- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta vẫn diễn ra sôi nổi.