K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:        "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

       "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến …".

                                                                                                                     ( Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?  Nêu phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 3: Chỉ ra các câu rút gọn có trong đoạn văn và cho biết các câu đó được rút gọn thành phần nào? Mục đích?

Câu 4: Theo em, người học sinh cần làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của mình?

1
16 tháng 3 2022

Câu 1 : Trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân t

`-` Tác giả : Hồ Chí Minh

`-` PTBĐ chính : nghị luận

Câu 2 : ND chính : nhiệm vụ của Đảng và của chúng ta trong việc bộc lộ tinh thần yêu nước 

Câu 3 : Câu rút gọn : 

`-` Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

`-`  Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

`-` Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

`-` Rút gọn thành phần : chủ ngữ

`-` Mục đích :  tránh lặp từ và làm câu ngắn gọn

Câu 4 : Theo em, học sinh cần học tập thật tốt, rèn luyện tốt đạo đức để sau này góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 25)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 4: Tìm, xác định vị trí và ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu sau:

   Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Câu 5: Theo em, trong thời đại hiện nay, làm thế nào để mỗi người đem tinh thần yêu nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn chứng minh “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

2
15 tháng 3 2022

Câu 1 : Trích từ : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

`-` Tác giả : Hồ Chí Minh

`-` Hoàn cảnh sáng tác : được trích trong “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 2: PTBĐ chính : nghị luận

Câu 3 : BPTT : so sánh

`-` Tác dụng : so sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta đáng giá, đáng quý như các thứ của quý. Từ đó thể hiện được thái độ tự hào của tác giả về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 4 : `-` Trạng ngữ : trong gương, trong hòm.

`-` Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

Câu 5 : Cần làm góp phần vào xây dựng đất nước : hiểu trách nhiệm của bản thân mình với đất nước, từ đó sẽ cố gắng học tập tốt  trau dồi bản thân, thực hiện những việc làm, hành động có ý nghĩa với sự phát triển đất nước.

Phần II

1, Tham khảo:

Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ĐIều đó đã được chứng minh qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc ta và ngay cả trong cuộc sống hiện tại. Lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong từng hành động, việc làm. Trong một nghìn năm phong kiến phương Bắc, hàng nghìn cuộc đấu tranh đã diễn ra. Tên tuổi của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Ngô Quyền... Tất cả họi đều giúp ta hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta.Chính tinh thần ấy là chìa khóa giúp dân ta vượt lên trên bao kẻ thù ngoại xâm. Từ Mông Nguyên, cho đến nhà Thanh, không một kẻ thù nào mà nhân dân ta không vượt qua. Cho đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ dẫu gian khổ nhưng nhân dân ta đã kiên cường, bền bỉ đến cùng. Câu chuyện về nhân dân mọi miền tổ quốc đứng lên đấu tranh dẫu gian khó, hi sinh làm ta vô cùng xúc động. Và đặc biệt trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khi Covid 19 trở thành đại dịch toàn cầu, ta càng thêm hiểu về lòng yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân ta. LÒng nồng nàn yêu nước ấy chính là việc khai báo y tế trung thực, tuân thủ biện pháp phòng chống dịch bệnh...Và quả thực, chính tinh thần yêu nước nồng nàn sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao giúp nhân dân ta chiến thắng đại dịch trong một tương lai không xa. 

15 tháng 3 2022

C1: trong văn bản : tinh thần yêu nước của nhân dân ta

tác giả :Hồ Chí Minh 

hoàn cảnh sáng tác :

Bài văn được trích trong “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 2 : nghị luận 

Câu 3: BPTT : so sánh

=> Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể.

câu 4:

 Trạng ngữ : cũng có khi
=>Ý nghĩa: Sự không thống nhất, không nhất định của việc cất giấu, nó thuận theo tự nhiên, không bắt buộc. Lúc có lúc không.

Câu 5 theo em cần:

hoàn thành tốt công việc học tập, cần cù, siêng năng trong học tập và lao động, góp phần xây dựng đất nước trong tương lai.

ĐỀ 7:Phần I: Đọc – hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,...
Đọc tiếp

ĐỀ 7:

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 25)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 4: Tìm, xác định vị trí và ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu sau:

   Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Câu 5: Theo em, trong thời đại hiện nay, làm thế nào để mỗi người đem tinh thần yêu nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn chứng minh “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công

1
14 tháng 3 2022

Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công

- Trong cuộc sống này, ai ai cũng đã từng trải qua vô vàn những khó khăn. Nhưng quan trọng là ta biết cố gắng để vượt qua nó hay không. Ông cha ta có câu “Thất bại là mẹ thành công” ý chỉ nếu ta gặp thất bại thì phải nên cố gắng để thành công hơn. Vì không ai sinh ra đã là thiên tài.

Luận cứ

+ Không ai sinh ra đã là thiên tài

+ Trải qua vô vàn những khó khăn, nhưng phải biết cố gắng khắc phục nó để thành công

+ Thất bại sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn

Dẫn chứng

- Lúc còn bé thì Einstein bị mọi người coi là chậm phát triển, ông học không giỏi và đi đâu cũng hỏi. Nhưng ông đã nhìn ra được thất bại của bản thân, tìm ra nguyên nhân và rút ra được bài học cho bản thân.

14 tháng 3 2022

giờ cj có thể làm hết đầy đủ hơn được không hay thôi?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:       “Tinh thần yêu nước cũng như những thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho...
Đọc tiếp

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

       “Tinh thần yêu nước cũng như những thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.    

                                                                    (Trích Ngữ văn 7, tập hai)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo phương thức biểu đạt nào?

c. Tìm các câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết thành phần nào được rút gọn? Việc sử dụng các câu rút gọn đó có tác dụng gì?

1
27 tháng 3 2022

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của tác giả Hồ Chí Minh

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là Nghị luận

c) 

Các câu rút gọn:

- Có khi được trưng bài...dễ thấy. => rút gọn CN

- Nhưng cũng có khi ..... trong hòm. => rút gọn CN

- Nghĩa là phải giải thích... kháng chiến => Rút gọn CN.

=> Làm cho câu gọn hơn, thông tin truyền nhanh hơn, tránh lặp từ

 

27 tháng 3 2022

than kiu

Phần I. Đọc- hiểu (5 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc- hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

 

( Trích Ngữ văn 7- Tập 2)

 

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 đ)

2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì? (0,5đ)

3. Tìm câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (1.5 đ)

4. Từ văn bản trên, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của dân tộc ta. (2,0 đ)

 

Phần II. Tập làm văn (5 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Bằng những dẫn chứng trong lịch sử cũng như trong thực tế cuộc sống em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu ca dao trên.

2
1 tháng 3 2022

Đoạn văn trên được trích từ văn bản nàotinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả là Hồ Chí Minh.

2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận

3. câu văn có sử dụng biện pháp so sánh:Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

 tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: nhằm nhấn mạnh tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta

4. Tham khảo:

Lòng yêu nước Ɩà thứ tình cảm quý báu mà khi từ nhỏ ta đã có, tình yêu nước Ɩà một tình cảm đặc trưng c̠ủa̠ hân dân ta, được so sánh ngang bằng với tình mẫu tử .Tình yêu nước giúp nhân dân ta đoàn kết khi đất nước gặp nguy hiểm, nó như một ngọn đuốc đốt cháy lên lòng dũng cảm, bảo vệ đất nước. Lòng yêu nước xuất phát từ lòng yêu những thứ nhỏ nhất, yêu Ɩàng quê, yêu cây đã trươc ngỡ, yêu thiên nhiên, yêu con người. Dù bắt nguồn từ những tình yêu nhỏ bé những tình yêu nước thật sự rấт to lớn, nó như Ɩàn sóng cuốn trôi mọi quân thù. Mỗi người trong chúng ta đều có lòng yêu nước, nó giúp ta cố gắng từng ngày để bảo vệ ѵà phát triển đất nước của mình . 

II Tham khảo

Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được ràng để có thể tổn tại và phát triển thi cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên... Chính Vì thế ông cha ta dã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

   Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điểu đó. Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay lả do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đầu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh... xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nố lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên - Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến dâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lấn đại bại. Quân dán nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hổng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đến chàng trai đan sọt làng Phù ủng... Tất cả đều đồng lòng sát cánh và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

   Đến thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam tuy đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nếu chỉ tính sức mạnh quốc gia bằng sự giàu có, bằng trình độ kĩ thuật hiện đại, bằng vũ khí tối tân, bằng số lượng binh lính... thì Việt Nam ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh không cân sức. Nhưng nhân dân ta đã đoàn kết thành một khối bền vững, củng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, dân tộc ta đã đoàn kết với các dân tộc yêu lẽ phải trên khắp năm châu, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp và Mĩ... Vì thế, chúng ta đủ sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại.

   Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bở sông Hổng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Công trình thuỷ điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể nào hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam Với chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khỉ lên lảm giàu cho đất nước cũng lả công trinh của sức mạnh đoàn kết. Chủng ta có thể kể thêm rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh.

   Câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tổn và phát triển của con người. Bác Hổ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã xây dựng tinh thẩn đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tình đoàn kết đã tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em dạt được những kết quả tốt đạp trong học tập và rèn luyện.

 

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

II.

Đôi khi để thành công không thể chỉ dựa vào cá nhân chúng ta mà cần đến sức mạnh của một tập thể. Đó là tinh thần đoàn kết được gửi gắm qua câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.”

     Trước hết, ta thấy câu tục ngữ trên được hiểu đơn giản là một cây làm đại diện cho số ít, chỉ sự đơn lẻ; ba cây là số nhiều. Một cây không thể tạo nên núi non nhưng nhiều cây hợp lại thì có thể trở thành núi cao. Bên cạnh đó, nó cũng ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết; nhắc nhở những người không biết tinh thần đoàn kết sẽ không làm nên việc lớn.

     Trong lịch sử nước ta, nhân dân ta đã đoàn kết chống giặc, giành thắng lợi mang độc lập và tự do về cho đất nước. Ví dụ như các vị anh hùng bà Trưng, bà Triệu, Lý Bí, Đinh Bộ Lĩnh,… đã đoàn kết với nhân dân đánh tan quân giặc. Hay trận chiến Điện Biên Phủ trên không vang danh thế giới với chiến công oanh liệt, phá tan ý đồ của chính phủ Mỹ bằng tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam.

     Trong lao động sản xuất, nhân dân ta đoàn kết cùng nhau đắp đê ngăn lũ lụt. Điển hình nhất là con đê hai bên bờ sông Hồng, cho dù nước sông có dâng cao bao nhiêu cũng không thể tràn vào phố xá, làng mạc. Đó chính là biết bao công sức của người dân để bảo vệ mùa màng yên bình.

     Trong học tập, chúng ta nên đoàn kết để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Không nên làm riêng lẻ vì đó là nhiệm vụ được giao cho cả nhóm. Chúng ta nên san sẻ công việc với bạn bè, giúp đỡ nhau học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng.

     Ngày nay, nhân dân ta đồng lòng chống dịch Covid-19, quyết không cho dịch hoành hành. Các bài hát ý nghĩa được sáng tác để tri ân những người hùng áo trắng vì họ đã cố gắng hết sức vì đất nước, vì người dân. Người dân lập ra các quỹ tiền để mua thêm vật dụng y tế cho nhà nước. Các y bác sĩ ngày đêm cứu chữa cho các bệnh nhân, không màng sức khỏe của mình mà vẫn tận tình chăm sóc cho người bệnh.

     Đoàn kết giúp chúng ta đạt đến thành công, được mọi người yêu quý và tôn trọng. Đoạn kết không chỉ là ở phạm vi một quốc gia mà phải ở mọi đơn vị tập thể từ bé đến lớn. Sự cảm thông và chia sẻ chính là mấu chốt gây dựng lên tinh thần đoàn kết. Bác Hồ đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết sẽ kéo gần khoảng cách giữa mỗi người lại với nhau, từ đó sẽ có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn trong xã hội.

     Bên cạnh đó, chúng ta cần lên án những người sống ích kỉ, không có tinh thần đoàn kết. Chúng ta cũng phải phê phán nhưng con người hay làm việc riêng lẻ để kiếm lợi ích riêng mà quên đi mất lợi ích chung của cả nhóm.

    Tinh thần đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Là một học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện cho mình tinh thần đoàn kết để sau này công hiến cho đất nước. Ta cũng phải tuyên truyền về tinh thần đoàn kết để nhiều người biết đến và học tập theo.

   Tóm lại,

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.”

là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa, nó cho ta biết thế nào là tinh thần đoàn kết, dạy ta sống tình cảm với mọi người xung quanh. Chúng ta hãy ghi nhớ câu tục ngữ để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

Đọc đoạn trích sau, rồi trả lời các câu hỏi:            “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.    Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày…”                                                 (SGK Ngữ văn 7, Tập 2 – NXB Giáo dục)Câu 1:...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau, rồi trả lời các câu hỏi:

            “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.    Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày…”

                                                 (SGK Ngữ văn 7, Tập 2 – NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì? (0,75đ)

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên (0,25đ)

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn được sử dụng trong đoạn trích trên? (1,0đ)

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn trích? (1,0đ)

1
18 tháng 5 2022

Câu 1:

Trích từ:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Tác giả:Hồ Chí Minh

Thể loại:văn bản nghị luận

Câu 2:

PTBD:nghị luận

Câu 3:

Câu rút gọn:

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày…”

TD:

-Làm câu văn thêm sinh động,ngắn gọn,dễ hiểu

-giúp cho tránh bị lặp từ

Câu 4:

BPTT:Liệt kê

Chỉ:       

 Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 

  TD:

-Làm câu văn thêm sinh động,hấp dẫn cho người đọc

-Cho thấy được tình yêu nước cao cả ,mạnh mẽ,sôi nổi của nhân dân ta

 

 

Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi sau: “(1) Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. (2)Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4) Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. (5) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi sau:

 “(1) Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. (2)Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4) Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. (5) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

                                               (Trích SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

a. Xác định PTBĐ chính của đoạn văn trên.

b. Trình bày nội dung chính của đoạn văn bằng một câu văn.

c. Xác định phép lập luận được sử dụng trong đoạn văn trên.

d. Em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của người dân Việt Nam trong mùa đại dịch Covid-19 hiện nay. Em hãy trình bày bằng một chuỗi câu khoảng 2/3 trang giấy, trong đó có sử dụng ít nhất một quan hệ từ. (Gạch chân và chú thích rõ).

1
7 tháng 2 2022

Câu 1 : Phương thức biểu đạt :Tự sự và nghị luận 

Câu 2 : Nội dung chính của đoạn trích bằng một câu văn :Tinh thần yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý nhưng không cần phải phô trương ra ngoài (Theo ý hiểu của mình!!)

Câu 3 Lập luận tương đồng 

 

1. BÀI TẬP ĐỌC HIỂUCâu 1:  Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a, b, c:[…] Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,...
Đọc tiếp

1. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU

Câu 1:  Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi a, b, c:

[…] Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

                                                                         (Ngữ văn 7- tập 2, trang 25 NXB GD)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Trình bày ý nghĩa của văn bản có chứa đoạn văn trên.

c. Xác định câu rút gọn có trong đoạn văn trên và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì?

giúp mk vs mk cmon trc

 

0
Câu I: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của...
Đọc tiếp

Câu I: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: 

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến." 

                                                                           (Trích, Ngữ văn 7- Tập 2, NXB GD) 

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?  

2. Xác định các câu rút gọn và nêu tác dụng của câu rút gọn trong đoạn văn trên. 

3. Trong phần kết bài, tác giả sử dụng hình ảnh “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” Hãy chỉ ra ý nghĩa đặc sắc của hình ảnh đó. 

Câu II : Viết đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. 

Câu III: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 

“...Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!”
(Ngữ văn 7, tập 1, NXB GD) 

 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? 

 2 .Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì? Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.  

 3 . Tìm trạng ngữ và phân tích tác dụng trạng ngữ trong câu “ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!" ? 

Câu IV.Viết đoạn văn ngắn (6 – 8) câu thể hiện tình cảm của em đối với Bác. 

Câu V: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

 

 

 

Em đang cần gấp mai em thi rồi ạ!

1
16 tháng 3 2022

Đặt thành 2 câu hỏi đi em.-.

Câu I: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của...
Đọc tiếp

Câu I: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: 

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến." 

                                                                           (Trích, Ngữ văn 7- Tập 2, NXB GD) 

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?  

2. Xác định các câu rút gọn và nêu tác dụng của câu rút gọn trong đoạn văn trên. 

3. Trong phần kết bài, tác giả sử dụng hình ảnh “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” Hãy chỉ ra ý nghĩa đặc sắc của hình ảnh đó. 

Câu II : Viết đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. 

Câu III: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 

“...Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!”
(Ngữ văn 7, tập 1, NXB GD) 

 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? 

 2 .Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì? Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.  

 3 . Tìm trạng ngữ và phân tích tác dụng trạng ngữ trong câu “ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!" ? 

Câu IV.Viết đoạn văn ngắn (6 – 8) câu thể hiện tình cảm của em đối với Bác. 

Câu V: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

0