Sao không về Vàng ơi!
Tao đi học về nhà Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái đuôi mừng ngoáy tít Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi, rung râu Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm, mày bắt Bắt tay tao rất chặt Thế là mày tất bật Đưa vội tao vào nhà Dù tao đi đâu xa Cũng nhớ mày lắm đấy…
Hôm nay tao bỗng thấy Cái cổng rộng thế này! Vì không thấy bóng mày Nằm chờ tao trước cửa Không nghe tiếng mày sủa Như những buổi trưa nào Không thấy mày đón tao Cái đuôi vàng ngoáy tít Cái mũi đen khịt khịt Mày không bắt tay tao Tay tao buồn làm sao! Sao không về hả chó? Nghe bom thằng Mỹ nổ Mày bỏ chạy đi đâu? Tao chờ mày đã lâu Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó? Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là Vàng ơi!
Trần Đăng Khoa
Câu 1: Viết những từ ngữ tả con chó lúc đón bạn nhỏ về nhà trong đoạn thơ thứ nhất của bài thơ.
a. Hoạt động:……………………………………………………………………………………...
b. Cái đuôi: ……………………………………………………………………………………….
c. Cái đầu:………………………………………………………………………………………...
d. Cái mũi:………………………………………………………………………………………..
e. Cái râu:…………………………………………………………………………………………
Câu 2: Viết hai câu thơ có dùng biện pháp nhân hóa trong đoạn thứ nhất.
................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Câu 3: Cách xưng hô với con Vàng trong đoạn thơ thứ nhất cho thấy bạn nhỏ coi con Vàng là gì? Hãy viết câu trả lời của em.
................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Câu 4: Hai câu thơ nào trong đoạn thứ nhất nói lên tình cảm của bạn nhỏ với con Vàng?
a. Tao đi học về nhà b. Chân trước chồm, mày bắt
Là mày chạy xồ ra Bắt tay tao rất chặt
c. Thế là mày tất bật d. Dù tao đi đâu xa
Đưa vội tao vào nhà. Cũng nhớ mày lắm đấy…
Câu 5: Vì sao trong đoạn thơ thứ hai bạn nhỏ lại cảm thấy cái cổng rộng?
a. Vì cái cổng hôm đó được làm cho rộng ra.
b. Vì cái cổng hôm đó không có con Vàng nằm chắn đường đi.
c. Vì cái cổng hôm đó không khép cửa.
d. Vì cái cổng hôm đó được lau chùi sạch sẽ.
Câu 6: Bạn nhỏ đã nhớ những việc làm gì của con Vàng khi không thấy nó?
a. Chạy xồ ra b. Ngoáy tít cái đuôi c. Khịt khịt cái mũi
d. Bắt tay bạn nhỏ e. Sủa vào buổi trưa g. Ôm lấy bạn nhỏ.
Câu 7: Câu thơ nào trong đoạn hai bộc lộ nỗi buồn của bạn nhỏ vì mất con Vàng? Viết câu thơ đó vào dòng dưới đây:
................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Câu 8: Vì sao con Vàng bỏ bạn nhỏ đi? Hãy viết câu trả lời ngắn gọn:
................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Câu 9: Những chi tiết nào cho biết bạn nhỏ vẫn mong chờ con Vàng quay về?
a. Chờ con Vàng quay về đã lâu rồi. b. Hàng ngày vẫn đi tìm con Vàng.
c. Vẫn phần cơm con Vàng ở cửa d. Khóc thương con Vàng.
Câu 10: Bài thơ nói về tội ác gì? Ai gây ra tội ác đó? Hãy viết câu trả lời ngắn.
................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
III/ Luyện từ và câu:
Câu 1: Chủ ngữ trong câu “Cơm phần mày để cửa.” là gì, viết câu trả lời của em.
.................................................................................................................................
Câu 2: Chuyển câu kể sau thành câu cảm:
Con chó này khôn.
.................................................................................................................................
Câu 3: Ghi lại danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu sau:
“ Cái đuôi vàng ngoáy tít Cái mũi đen khịt khịt.”
................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
IV/ Tập làm văn: Dựa vào bài thơ Sao không về Vàng ơi? Em hãy viết đoạn văn tả hình dáng, hoạt động của con Vàng.
................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................