1. vì sao tư tưởng Nho giáo lại được đề cao dưới thời Lê Sơ?
A. Nhằm hạn chế số lượng người theo Phật giáo
B. Vì muốn xây dựng mối quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc
C. Nho giáo đề cao tư tưởng trung-hiếu
D. Nho giáo khuyên mọi người sống lương thiện
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!!
Tư tưởng của Nho giáo có nội dung là: trung quân ái quốc, mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua, vua là thiên tử là “con trời”.
Trong khi đó, từ khi nhà Lê sơ được thành lập, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố và tính tập quyền đạt đến cao độ. Đó là kết quả của việc tăng cường quyền lực hơn nửa vào trong tay nhà vua
=> Tư tưởng cho Nho giáo rất phù hợp với yêu cầu này. Chính vì thế, Nho giáo ngày càng giữ vị trí quan trọng và chiếm vị trí độc tôn.
Vì các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. ngay nền giáo dục lấy nho giáo làm nền giáo dục chính , sách giáo khoa lấy tứ thư ngũ kinh làm giáo án , Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho thành lập quốc tử giám dựng bia tiến sĩ, thế nên Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ. Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ
=> Đạo nho phát triển và đạo phật và đạo giáo bị hạn chế
* Những nội dung cơ bản của Nho giáo:
- Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.
- Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo:
+ Tam cương - tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ
+ Con người phải tuân theo ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử, gồm: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín
+ Người phụ nữa phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh
* Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức chính thống ở Trung Quốc thời phong kiến, vì: quan điểm của Nho giáo phù hợp với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Ví dụ:
+ Quan điểm về “Tam cương, Ngũ thường” trong Nho giáo đã quy định về kỉ cương, đạo đức của xã hội phong kiến.
+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của bề tôi đối với quốc gia là trung thành tuyệt đối với vua.
Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.
- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trì vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.
- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.
A
chắc ko?