K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Khi ai làm cho ta giận thì ta khổ. Ta muốn nói một câu hay làm một việc gì đó để cho người kia khổ, nghĩ rằng làm như thế thì ta bớt khổ. Ta tự bảo: “Tôi muốn trừng phạt anh. Tôi muốn làm cho anh đau khổ vì anh đã làm tôi đau khổ. Thấy anh đau khổ, tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn”. Rất nhiều người có xu hướng hành động một cách trẻ con như vậy...[1]Khi ta...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi ai làm cho ta giận thì ta khổ. Ta muốn nói một câu hay làm một việc gì đó để cho người kia khổ, nghĩ rằng làm như thế thì ta bớt khổ. Ta tự bảo: “Tôi muốn trừng phạt anh. Tôi muốn làm cho anh đau khổ vì anh đã làm tôi đau khổ. Thấy anh đau khổ, tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn”. Rất nhiều người có xu hướng hành động một cách trẻ con như vậy...[1]

Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận, ta phải trở về với thân tâm ta và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi...[2]

Nếu môt cái nhà đang cháy thì việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải đuổi bắt người đốt nhà. Nếu chỉ lo chạy theo người mà ta nghi là đã đốt nhà thì căn nhà sẽ cháy rụi trong khi ta chạy theo đuổi bắt người kia. Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập lửa trước đã. Vậy thì khi giận, nếu tiếp tục đối đầu, tranh cãi với người làm ta giận, nếu chỉ muốn trừng phạt người ấy thì ta đã hành động y như người chạy theo người đốt nhà trong khi căn nhà của ta đang bốc lửa.

(Giận- Thiền sư Thích Nhất Hạnh- NXB Thanh niên 2008)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.75 điểm)

Câu 2. Xác định chủ đề của văn bản. (0.75 điểm)

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn [3]. (0.5 điểm)

Câu 4. Hãy viết khoảng 5-7 dòng về một điều mà anh/chị tâm đắc nhất khi đọc văn bản trên. (1.0 điểm)

1
16 tháng 3 2022

1. PTBĐ: nghị luận.

2. Chủ đề: bàn luận về sự tức giận.

3. BP so sánh cơn tức giận giống như cháy nhà.

=> Tác dụng: làm sáng tỏ luận điểm được nhắc đến ở trên. Khi ta tức giận thì nên tìm cách để bản thân bình tĩnh thay gì trách mắng, khó chịu với ai đó. Nếu làm như vậy, ta sẽ bảo vệ được "ngôi nhà" của ta.

4. Hs trình bày suy nghĩ cá nhân. Gợi ý: hãy nên kiềm chế bản thân khi tức giận. Thay vì trút cơn tức giận lên người khác thì hãy im lặng, tìm cách xoa dịu cơn tức giận của bản thân mình....

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi" Tôi an ủi lão:- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.Lão chua chát bảo:- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút.. kiếp người như...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

" Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút.. kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!..

Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?"

  1.  Đoạn trích trên có mấy câu nghi vấn? Hành động nói trong những câu nghi vấn đó là gì?
  2. Các nhân vật nào tham gia cuộc hội thoại trên? Chỉ ra số lượt lời của từng nhân vật trong đoạn hội thoại đó
0
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng… Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi.Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng… Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi.

Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành… Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này. Cũng như sự yêu thương là có thật.

Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người !

Từ nội dung đoạn trích trên hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) về chủ đề kì diệu của sự sẻ chia 

0
22 tháng 3 2020

thể hiên choox lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

(nếu đúng cho mk nha, chúc bạn học tốt

Đọc đoạn văn sau: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận."

(Lão Hạc, Nam Cao)

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

A. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.

B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.

D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.

3
1 tháng 4 2018

Chọn đáp án: B

20 tháng 6 2021

Trả lời :

Chọn B

1 l i k e

~HT~

Tôi an ủi lão:- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.Lão chua chát bảo:- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...Tôi bùi ngùi nhìn lão...
Đọc tiếp

Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo: 

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

                                                                           (Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 1: Đoạn trích trên có mấy câu nghi vấn? Hãy chỉ rõ những câu đó?

Câu 2 Chi ra tác dụng của dấu chấm lửng trong đoạn trích trên?

0
Đề 9:Đọc đoạn trích: Cổ ngữ có câu: "Nước xa không thể cứu lửa gần". Như có viện binh tới, thì có lợi gì cho sự thua đấu. Xưa kia, Phương Chinh, Mã Kỳ chi chuộng làm điều ác, nhân dân khốn khổ, thiên hạ đều oán giận Chúng khai quật mồ mả ấp ta bắt cóc vợ con dân ta.Người sống đã bị hại, người chết cũng ngậm oan. Lũ người xét kỹ sự cơ, biết rõ thời vụ, cho giết Phương,...
Đọc tiếp

Đề 9:Đọc đoạn trích: Cổ ngữ có câu: "Nước xa không thể cứu lửa gần". Như có viện binh tới, thì có lợi gì cho sự thua đấu. Xưa kia, Phương Chinh, Mã Kỳ chi chuộng làm điều ác, nhân dân khốn khổ, thiên hạ đều oán giận Chúng khai quật mồ mả ấp ta bắt cóc vợ con dân ta.Người sống đã bị hại, người chết cũng ngậm oan. Lũ người xét kỹ sự cơ, biết rõ thời vụ, cho giết Phương, Mã Kỳ di, cho đem dầu tới quân môn ta, thì ta tha cho giết cả thành để cho những kẻ còn lại được sống, hòa hiếu lại như xưa, can qua cắt xếp Nếu như muốn ban sự thì ta cho sửa sang đường sá, cầu cống, thuyền bè, cả hai đường thủy lục,cho tùy ý chọn. Cho đưa quan ra khỏi nước, không một chút lo ngại, Đầy đủ lễ nghi. Cống vật không thiếu sót. Nếu như không nghe, thì nên sửa soạn quân đội để bày trận, giao chiến giữa nơi đất phẳng, để quyết sống mải,coi ai hơn, ai kém. Chứ không nên núp trong hang cùng như thái độ một mụ già. ( Lại thư dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2001, tr 741) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0,5 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại nào? Câu 2. (0,5 điểm): Trong đoạn trích, tác giả kể tội những tên tướng giặc nào của nhà Minh? Câu 3. (0,5 điểm): Người viết trích Cổ ngữ để lập luận, mục đích muốn nói điều gì với Vương Thông? Câu 4. (0,75 điểm): Việc mong muốn hòa hiểu lại như xưa, can qua cất xếp cho thấy tư tưởng gì của Nguyễn Trãi? Câu 5. (0,75 điểm): Anh/Chị hiểu gì về 2 điều kiện Nếu như được đưa ra với kẻ thù được thể hiện trong đoạn trích? Câu 6. (1,0 điểm): Nhận xét nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi trong đoạn trích.

0
6 tháng 1 2018

Chọn đáp án: A

 “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiếu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ “v quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất....
Đọc tiếp

 “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiếu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ “v quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”. thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thỉang giúp ngấm ngầm lão Hạc, nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Laco từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối 1 cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần. . .  

C1: Tìm yêu tố nghị luận trong đoạn văn trên 

C2: phân tích tác dụng của yếu tố nghị luận trong đoạn trích trên?

0