Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
(“Quê hương” – Nguyễn Đình Huân)
1. Xác định nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ trên.
2. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào ? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó ?
3. Hình ảnh người mẹ “ Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về” được miêu tả bằng biện pháp tu từ và từ láy nào ? Qua biện pháp tu từ và từ láy đó người con thể hiện tình cảm gì với mẹ và quê hương?
4. Đọc những câu thơ sau và cho biết quê hương được miêu tả ở thời điểm nào? Tác giả dùng qua những hình ảnh và biện pháp nghệ thuật nào để tả vẻ đẹp của quê hương? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó.
- Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
5. Tìm cụm danh từ trong câu thơ sau: “Quê hương là một góc trời tuổi thơ”.
Câu tho thể hiện tình cảm nào của tác giả với quê hương?
6. Quê hương là nơi ta sinh ra, nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nơi lưu giữ những kí ức trong trẻo thời thơ ấu, là chốn đi về, là bến bờ bình yên nhất cho con thuyền cuộc đời ta neo đậu. Nếu ai đó hỏi về quê hương em, em sẽ nói thế nào với họ? (có thể trình bày bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết)
Khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã thể hiện được động lực chiến đấu của người lính. Thật vậy, khổ thơ như những lời bộc bạch trực tiếp của người lính đối với bà của mình về những động lực mà anh đang giữ gìn. Bằng biện pháp tu từ điệp ngữ “Vì” và biện pháp liệt kê, người lính đã kể ra được những mục đích và động lực ra trận của mình. Đó là tình yêu của anh với tổ quốc, tình yêu của với xóm làng, tình yêu và biết ơn bà, vì tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Người lính ra trận ngày hôm nay không những vì lòng yêu tổ quốc tha thiết của mình, mà còn là vì tình yêu đối với xóm làng. Nhưng quan trọng nhất, anh ra đi để thể hiện tình yêu thương và biết ơn bà của mình, để giữ gìn những kỷ niệm thời thơ ấu bên bà, bên tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Hình ảnh “ổ trứng hồng tuổi thơ” là hình ảnh giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng, xúc động vì những kỷ niệm đó là những kỷ niệm thơ ấu bình yên của anh bên người bà kính yêu của mình. Giờ đây, những tình yêu đối với tổ quốc-xóm làng và những kỷ niệm ấu thơ bên bà, bên ổ trứng hồng chính là hành trang ra trận, là thứ mà anh quyết bảo vệ khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Tóm lại, khổ thơ cuối là những động lực chiến đấu của người lính và tình yêu mà anh dành cho bà, cho tổ quốc, cho xóm làng và cho những kỷ niệm tuổi thơ