Câu I: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến."
(Trích, Ngữ văn 7- Tập 2, NXB GD)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Xác định các câu rút gọn và nêu tác dụng của câu rút gọn trong đoạn văn trên.
3. Trong phần kết bài, tác giả sử dụng hình ảnh “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” Hãy chỉ ra ý nghĩa đặc sắc của hình ảnh đó.
Câu II : Viết đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.
Câu III: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“...Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!”
(Ngữ văn 7, tập 1, NXB GD)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ?
2 .Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì? Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
3 . Tìm trạng ngữ và phân tích tác dụng trạng ngữ trong câu “ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!" ?
Câu IV.Viết đoạn văn ngắn (6 – 8) câu thể hiện tình cảm của em đối với Bác.
Câu V: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Em đang cần gấp mai em thi rồi ạ!
Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
- Trong cuộc sống này, ai ai cũng đã từng trải qua vô vàn những khó khăn. Nhưng quan trọng là ta biết cố gắng để vượt qua nó hay không. Ông cha ta có câu “Thất bại là mẹ thành công” ý chỉ nếu ta gặp thất bại thì phải nên cố gắng để thành công hơn. Vì không ai sinh ra đã là thiên tài.
Luận cứ
+ Không ai sinh ra đã là thiên tài
+ Trải qua vô vàn những khó khăn, nhưng phải biết cố gắng khắc phục nó để thành công
+ Thất bại sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn
Dẫn chứng
- Lúc còn bé thì Einstein bị mọi người coi là chậm phát triển, ông học không giỏi và đi đâu cũng hỏi. Nhưng ông đã nhìn ra được thất bại của bản thân, tìm ra nguyên nhân và rút ra được bài học cho bản thân.
giờ cj có thể làm hết đầy đủ hơn được không hay thôi?