giai giup minh voi, minh dang can gap
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 ngày có số giây là
24 x 60 x 60 = 86400 (giay)
co so o to di qua la
86400 : 50 = 1728 ô tô
t5k va kbv nha
đổi 1 ngày = 24 giờ = 86400 giây
trong một ngày có số lượt ô tô chạy qua cầu là:
86400 : 50 = 1728 lượt
đáp số 1728 lượt
\(c,=4\cdot\left(-\dfrac{1}{8}\right)-2\cdot\dfrac{1}{4}-\dfrac{3}{2}+1=-\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{2}-\dfrac{3}{2}+1=-\dfrac{3}{2}\\ \left(5x+\dfrac{2}{3}\right)^2=\dfrac{1}{4}\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}5x+\dfrac{2}{3}=\dfrac{1}{2}\\5x+\dfrac{2}{3}=-\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow\left[{}\begin{matrix}5x=-\dfrac{1}{6}\\5x=-\dfrac{7}{6}\end{matrix}\right.\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-\dfrac{1}{30}\\x=-\dfrac{7}{30}\end{matrix}\right.\\ c,x:2=\left(-4\right):5\Rightarrow x=-\dfrac{4}{5}\cdot2=-\dfrac{8}{5}\)
Lập luận giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.
Tục ngữ chứa đựng biết bao kinh nghiệm về ứng xử, về đạo lí làm người. Có nhiều câu tục ngữ trở thành phương châm sống, giáo dục nhân cách cho chúng ta. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm ” trở thành bài học luân lí, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Câu tục ngữ có hai vế đối xứng, đồng nhất về nội dung, cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đối nghĩa là nghèo đói, thiếu thốn về mặt vật chất, cơm áo bạc tiền. Cho nghĩa là vẫn phải giữ cho được. Sạch nghĩa là trong sạch, không lèm nhèm tắt mắt, tham lam. Vế thứ nhất: “Đói cho sạch ” nêu lên bài học đạo đức: sống trong sạch trong cảnh nghèo đói. Vế thứ hai: “Rách cho thơm ”.Rách cũng có nghĩa tương tự như đói: thiếu thốn, nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc. Cho thơm: cho trong sáng tâm hồn, cho tốt đẹp về lương tâm danh dự, được mọi người nể trọng.
Tóm lại, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm ” nêu lên bài học luân lí đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi; trong bất cứ hoàn cảnh thiếu thốn nào cũng biết sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình.
Trong đời, ai mà chả thích giàu sang, phú quý? Địa vị cao sang, tiền bạc nhiều... ai mà chả ham muốn? Nhưng cổ nhân có nhắc: "Phú quýbất năng dâm,bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất ”, nghĩa là giàu sang không mua chuộc được, nghèo khổ không đổi dời, vũ lực không thể khuất phục. Đó là nhân cách vĩ đại của kẻ sĩ chân chính.
Trên đường đời, ai mà chẳng có lúc gặp hoạn nạn khó khăn, thất cơ lỡ vận. Mất mùa, ốm đau, tai họa... là những thử thách khó lường. Khi đứng trước những gấp khúc cuộc đời, dân gian có lời khuyên chí lí: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Nghèo đói mà sống trong sạch, khó khăn thiếu thốn mà giữ được phẩm cách, danh dự, đó là điều không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Qua câu tục ngữ này,nhân dân ta nhắc nhở mọi người hãy ra sức tu dưỡng đạo đức, giữ vững phẩm cách trong sạch, dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ vật chất, giữ vững danh dự và lương tâm.
Các tệ nạn xã hội như ăn cắp, ăn trộm, lừa đảo, giết người cướp của đều do lòng tham vô độ mà ra. Thậm chí các tệ nạn tham nhũng của những quan chức biến chất đều do lòng tham, thích xa hoa hưởng lạc mà trở thành quốc nạn.
Thói thường, nói dễ làm khó. Biết tu dưỡng đạo đức, giữ cho tâm hồn trong sáng, lương tâm trong sạch, danh dự trọn vẹn... là việc phải phấn đấu suốt đời. Có biết lao động cần cù, sống giản dị, tiết kiệm thì mới có thể biến câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thành hiện thực.
Diệt lòng tham, sống trong sạch là điều mà tổ tiên ông cha vẫn nhắc nhở con cháu:
“Của phi nghĩa có giàu đâu,
Ởcho ngay thật, giàu sau mới bền ”
Hiện tượng quay cóp, gian lận trong học hành thi cử, phải chăng vì ai đó chưa hiểu hết ý nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt,... Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.
Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.
Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?
Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.
Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy
Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.
1.Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.
Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ 1 cách trực quan các số liệu có trong bảng(cho xin tick)
dễ mà bạn
a)3x-18=0 à mà mik chx hc phương trình
3x=18+0 sorry bạn nhé
3x=18
x=18:3
x=6
vậy x=6
a)\(3x-18=0\)
\(\Leftrightarrow3x=18\)
\(\Leftrightarrow x=6\)
Vậy x=6
b)\(2x.\left(x-4\right)-3x+12=0\)
\(\Leftrightarrow2x.\left(x-4\right)-3\left(x-4\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left(2x-3\right).\left(x-4\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}2x-3=0\\x-4=0\end{cases}\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=\frac{3}{2}\\x=4\end{cases}}}\)
Vậy .......
c)\(\frac{x-1}{2}-\frac{x+3}{3}=x+1\)
\(\Leftrightarrow6.\left(\frac{x-1}{2}-\frac{x+3}{3}\right)=6.\left(x+1\right)\)
\(\Leftrightarrow3.\left(x-1\right)-2.\left(x+3\right)=6x+6\)
\(\Leftrightarrow3x-3-2x-6=6x+6\)
\(\Leftrightarrow3x-2x-6x=6+3+6\)
\(\Leftrightarrow-5x=15\)
\(\Leftrightarrow x=-3\)
Vậy x= -3
d)\(\frac{x-3}{x+3}-\frac{5}{3-x}=\frac{30}{x^2-9}\)
\(\Leftrightarrow\frac{x-3}{x+3}-\frac{-5}{x-3}=\frac{30}{\left(x+3\right).\left(x-3\right)}\)
\(\Leftrightarrow\frac{\left(x-3\right).\left(x-3\right)}{\left(x+3\right).\left(x-3\right)}-\frac{-5.\left(x+3\right)}{\left(x-3\right).\left(x+3\right)}=\frac{30}{\left(x-3\right).\left(x+3\right)}\)
\(\Leftrightarrow\left(x-3\right)^2-\left(-5\right).\left(x+3\right)=30\)
\(\Leftrightarrow x^2-6x+9-\left(-5x-15\right)=30\)
\(\Leftrightarrow x^2-6x+9+5x+15-30=0\)
\(\Leftrightarrow x^2-x-6=0\)
\(\Leftrightarrow x^2-3x+2x-6=0\)
\(\Leftrightarrow x.\left(x-3\right)+2.\left(x-3\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\left(x+2\right).\left(x-3\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x+2=0\\x-3=0\end{cases}\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=-2\\x=3\end{cases}}}\)
Vậy......