. Trong xã hội có giai cấp, mối quan hệ giữa người với người như thế nào?
A. quan hệ bình đẳng
B. quan hệ ngang hang
C. quan hệ bất bình đẳng
D. quan hệ công bằng
Câu 9. Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ IV.
B. Thiên niên kỉ IV TCN.
C. Thiên niên kỉ V.
D. Thiên niên kỉ V TCN.
Câu 10. Xã hội nguyên thủy tan rã khi nào?
A. Xã hội có giai cấp
B. Xuất hiện rìu đá
C. Khi tìm ra lửa
D. Khi biết trồng trọt
Câu 11. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy?
A. Sự xuất hiện của chế độ tư hữu.
B. Sự xuất hiện của công cụ kim loại.
C. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
D. Năng suất lao động tăng nhanh.
Câu 12. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới xã hội nguyên thủy tan rã là
A. xã hội chưa phân hóa giàu nghèo.
B. tư hữu xuất hiện.
C. con người có mối quan hệ bình đẳng.
D. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.
Câu 13. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hóa?
A. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
B. Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút.
C. Viết chữ trên những tấm sét ướt.
D. Xây dựng nhiều kim tự tháp.
Câu 14. Sự xuất hiện của công cụ kim loại đưa tới bước tiến đầu tiên của xã hội nguyên thủy là
A. xuất hiện gia đình phụ hệ.
B. hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.
C. xuất hiện chế độ tư hữu.
D. xuất hiện sản phẩm dư thừa thường xuyên.
Câu 15. Việc sử dụng phổ biến công cụ kim loại, đặc biệt là công cụ bằng sắt đã tác động như thế nào đến kinh tế cuối thời nguyên thủy?
A. Diện tích canh tác nông nghiệp chưa được mở rộng.
B. Năng suất lao động tăng cao, tạo ra sản phẩm dư thừa.
C. Năng suất lao động tăng, tạo ra sản phẩm chỉ đủ để ăn.
D. Diện tích canh tác nông nghiệp được mở rộng, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Câu 16. Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống?
A. Vùng rừng núi
B. Vùng trung du
C. Các con sông lớn
D. Vùng sa mạc
Câu 17. Sản phẩm dư thừa tạo ra trong xã hội nguyên thủy được phân chia như thế nào?
A. Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người.
B. Người đứng đầu thị tộc chiếm giữ.
C. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
D. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc sử dụng công cụ bằng kim loại?
A. Giúp con người khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt.
B. Giúp con người có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.
C. Dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại.
D. Tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.
Câu 19. Người tối cổ không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước cầm nắm
B. Biết sử dụng công cụ kim loại.
C. Sống bằng việc săn bắt, hái lượm
D. Biết sử dụng những cành cây, hòn đá làm công cụ
Câu 20. Trong xã hội có giai cấp, mối quan hệ giữa người với người như thế nào?
A. quan hệ bình đẳng
B. quan hệ ngang hàng
C. quan hệ bất bình đẳng
D. quan hệ công bằng
Câu 21. Cuối thời kì nguyên thủy, những người đứng đầu thị tộc được hưởng sản phẩm dư thừa sẽ trở thành những người như thế nào?
A. Người có quyền chức
B. Người giàu
C. người không có tài sản
D. Người nghèo
Câu 22. Người nghèo ở cuối thời nguyên thủy sẽ chuyển hóa thành giai cấp nào ở Xã hội có giai cấp?
A. giai cấp thống trị
B. giai cấp bị trị
C. giai cấp tư sản
D. giai cấp vô sản
Câu 23. Nhờ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng kim loại, cuối thời nguyên thủy xã hội xuất hiện các giai cấp là
A. thống trị và bị trị.
B. người giàu và người nghèo.
C. tư sản và vô sản.
D. địa chủ và nông dân.
Câu 24. Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông gắn bó ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã?
A. Trồng lúa nước
B. Trị thuỷ
C. Chăn nuôi
D. Làm nghề thủ công nghiệp
Câu 25. Việc đúc một số đồ dùng bằng đồng hay làm một bình đất nung có gì khác biệt so với chế tạo một công cụ đá?
A. Chỉ đòi hỏi sức lao động của một người.
B. Đòi hỏi sức khỏe và công sức của nhiều người.
C. Đòi hỏi sự đoàn kết của toàn bộ lạc.
D. Chỉ đòi hỏi sức lao động của làng xã.
Câu 26. Công xã thị tộc được hình thành từ khi nào?
A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.
B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài Vượn người.
D. Từ khi nhà nước ra đời ven các con sông lớn.
Câu 27. Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì?
A. Được biển bao bọc, đường bờ biển dài nhiều vũng vịnh, lòng đất nhiều khoáng sản.
B. Được hình thành bên lưu vực các con sông lớn.
C. Đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
D. Được biển bao bọc, địa hình chủ yếu là đồi núi, đất khô cằn.
Câu 28. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại là gì?
A. Kim tự tháp
B. Vạn lí trường thành
C. Vườn treo Ba bi lon
D. Đấu trường La Mã
Câu 29. Vạn Lý Trường Thành được người trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.
C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.
D. Thể hiên sức mạnh của các nhà nước phong kiến.
Câu 30. Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được hình thành dưới thời
A. Tần.
B. Hán.
C. Tấn.
D. Tùy.
Câu 31. Đâu không phải là những chính sách mà Tần Thủy Hoàng đã thực hiện và đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước:
A. Thống nhất lãnh thổ.
B. Thống nhất hệ thống đo lường.
C. Thống nhất tiền tệ.
D. Cải tổ bộ máy quan lại.
Câu 32. Tác phẩm nào được coi là báu vật của nghệ thuật nhân loại thời Ai cập cổ đại?
A. Tượng bán thân Nê-phéc-ti-ti
B. Tượng hình chim ưng
C. Mặt nạ vua Tu-tan-kha-mun
D. Cả A và C
Câu 33. Chữ viết của người Ấn Độ là?
A. Chữ La Mã
B. Chữ tượng hình
C. Chữ Phạn
D. Chữ hình đinh
Câu 34. Tác phẩm Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bra-ra-ta thuộc thể loại văn học nào?
A. Truyện ngắn
B. Sử thi
C. Truyền thuyết
D. Văn xuôi
Câu 35. Người Lưỡng Hà phát triển lấy hệ đếm lấy số nào làm cơ sở?
A. Số 40.
B. Số 50.
C. Số 60.
D. Số 70.
Câu 36. Bộ luật thành văn quan trọng Lưỡng Hà là:
A. Bộ luật Ha-mu-ra-bi.
B. Bộ luật La Mã.
C. Bộ luật 12 bảng.
D. Bộ luật Ha-la-ka.
Câu 37. Tôn giáo nào do Thích Ca Mâu Ni sáng lập?
A. Hin-đu-giáo.
B. Hồi giáo.
C. Phật giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 38. I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh nào?
A. La Mã.
B. Hy Lạp.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà.
Câu 39. Nền tảng kinh tế của các quốc gia Hy Lạp và La Mã cổ đại là?
A. mậu dịch hàng hải.
B. nông nghiệp trồng lúa nước.
C. thủ công nghiệp hàng hóa.
D. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 40. Việc người nguyên thủy chôn cất công cụ lao động theo người chết thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự phát triển trong đời sống văn hóa - tinh thần của người nguyên thủy: tôn trọng người chết.
B. Thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người nguyên thủy.
C. Thể hiện người nguyên thủy mong muốn cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết.
D. Thể hiện sự phát triển trong đời sống vật chất của người nguyên thủy, dư thừa của cải nên chôn theo người chết.
Câu 41. Sự khác biệt lớn nhất trong cách thức lao động của người tối cổ và người tinh khôn là:
A. Người tinh khôn đã biết sử dụng công cụ ghè đẽo.
B. Người tinh khôn đã có thể tự săn bắt, hái lượm.
C. Người tinh khôn đã chủ động tự tạo ra nguồn thức ăn thông qua hoạt động chăn nuôi, trồng trọt.
D. Người tinh khôn biết chế tác ra công cụ lao động.
Câu 42. Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành bang A-ten có khoảng 500.000 dân, trong đó đàn ông tự do có quyền công dân chỉ khoảng 40.000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu % dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten?
A. 8%
B. 9%
C. 10%
D. 11%
Câu 43. Tại sao ngành kinh tế nông nghiệp phát triển sớm và mạnh ở hai quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
A. Được các con sông lớn bồi đắp phù sa, tạo nên những đồng bằng màu mỡ.
B. Địa hình chia cắt, những vùng đồng bằng nhỏ và hẹp.
C. Giáp Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư cung cấp nguồn nước tưới dồi dào.
D. Các Pha-ra-ông và En-xi đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 44. Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu
A. phục vụ sản xuất nông nghiệp.
B. phục vụ việc chiêm tinh, bói toán.
C. phục vụ yêu cầu học tập.
D. thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước.
Câu 45. Cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ trên
A. đất sét.
B. mai rùa.
C. thẻ tre.
D. giấy Pa-pi-rút.
Câu 46. Cư dân Lưỡng Hà cổ đại viết chữ trên
A. đất sét.
B. mai rùa.
C. thẻ tre.
D. giấy Pa-pi-rút.
Câu 47. Ấn Độ là quê hương của tôn giáo những nào dưới đây?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Nho giáo và Phật giáo.
C. Hin-đu giáo và Thiên chúa giáo.
D. Nho giáo và Đạo giáo.
Câu 48. Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hóa?
A. Tôn thờ thần mặt trời
B. Sử dụng chữ tượng hình
C. Có tục ướp xác
D. Xây dựng nhiều kim tự tháp
Câu 49. Tôn giáo khởi nguồn từ Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các quốc gia trên thế giới ngày nay là:
A. Hin-đu giáo
B. Phật giáo
C. Hồi giáo
D. Thiên chúa giáo
Câu 50. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của tôn giáo nào từ Ấn Độ?
A. Nho giáo
B. Thiên chúa giáo
C. Phật giáo
D. Đạo giáo
Câu 51. Pháo hoa được đốt trong ngày Tết hay các ngày lễ kỉ niệm ở nước ta có nguồn gốc từ đâu?
A. Trung Quốc
B. Ấn Độ
C. Lưỡng Hà
D. Ai Cập
Câu 52. Điều kiện tự nhiên đã khiến các quốc gia cổ đại phương Tây có ngành nghề nào phát triển hơn so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Nông nghiệp
B. Thương nghiệp
C. Thủ công nghiệp
D. Cả B và C đúng
Câu 53. Nội dung nào sau đây không phải điểm khác biệt cơ bản giữa các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ) với phương Tây (Hy Lạp và La Mã)?
A. Nền tảng kinh tế.
B. Thể chế chính trị.
C. Thời gian ra đời.
D. Cơ cấu xã hội.
Câu 54. Dương lịch mà thế giới sử dụng rộng rãi ngày nay có nguồn gốc từ đâu?
A. Hy Lạp và La Mã.
B. Lưỡng Hà.
C. Ai Cập.
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 55. Ai không phải là nhà khoa học Hi Lạp thời cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu quí báu?
A. Ta-lét.
B. Pi-ta-go.
C. Ác-si-mét.
D. Ô-gu-xtu-xơ.
Câu 56. giá trị của công trình “Vạn Lí Trường Thành” của người Trung Quốc đối với con người ngày nay?
A. Địa điểm du lịch
B. Giúp con người hiểu được trình độ văn minh của người Trung Quốc xưa.
C. Giúp bảo vệ đất nước Trung Quốc khỏi giặc ngoại xâm.
D. Cả A và B
Câu 57. Dưới thời Tần, các quan lại, quý tộc có nhiều ruộng đất tư trở thành
A. địa chủ.
B. lãnh chúa.
C. vương hầu.
D. nông dân lĩnh canh.
Câu 58. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là
A. quý tộc, quan lại - nông dân công xã.
B. địa chủ - nông dân lĩnh canh.
C. lãnh chúa - nông nô.
D. tư sản - vô sản.
Câu 59. Đâu là tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời Xuân Thu?
A. Kinh Thi.
B. Li tao.
C. Cửu Ca.
D. Thiên vấn.
Câu 60. Kĩ thuật in được phát minh bởi người
A. Trung Quốc.
B. La Mã.
C. Ai Cập.
D. Ấn Độ.
helpp..
TK
https://blog.hocexcel.online/cach-duong-trung-binh-duong-tong-vao-bieu-trong-excel.html