“... Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn… Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!” (Ngữ văn 7- tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu xuất xứ của văn bản đó. Câu 2. Trong đoạn trích trên, để làm rõ nhận xét “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc...”, tác giả đã thuyết phục người đọc bằng cách nào? Câu 3. Qua văn bản vừa xác định ở câu 1, em học tập được từ Bác những tính tốt đẹp nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Trích từ văn bản : Đức tính giản dị của Bác Hồ.
`-` Tác giả : Phạm Kim Đồng.
`-` PTBĐ chính : nghị luận
Câu 2: ND chính : chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống và bác đặt tên cho các đồng chí với ý nghĩa quyết thắng.
Câu 3 : Trạng ngữ : "Trong đời sống của mình" và "Cho nên bên cạnh Bác"
`-` Công dụng : chuyển ý, thể hiện những tình huống trong câu và nhấn mạnh ý.
Câu 4: Vì Bác lúc nào cũng quanh quẩn làm việc, Bác có tính tự giác rất cao, tỉ mỉ trong công việc, không muốn mọi người giúp đỡ những việc mình có thể tự làm như vậy sẽ khiến tâm hồn thoải mái, không ảnh hưởng tới mọi người. Như vậy, ta thấy được Bác là người tỉ mỉ trong công việc , giản dị , hoà động , gần gũi với mọi người.
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính.
=>
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
ptbđ : nghị luận
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn.
=>Bàn luận về cuộc sống hàng ngày đầy sự giản dị của Bác
Câu 3: Chỉ ra thành phần trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ trong câu văn sau:
"Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!...".
=> trạng ngữ chỉ nơi chốn , bổ nghĩa cho các câu sau để người đọc người nghe dễ hiểu hơn .
Câu 4: Vì sao “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ… Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp ”?
=> Vì Bác có đức tính giản dị .
a, bài đức tính giản dị của Bác Hồ
tác giả Phạm Văn Đồng
b,Nghị luận
Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Câu 2: Việc sử dụng phép liệt kê trong câu: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam...” có tác dụng gì?
=>
làm đoạn văn hay hơn và đầy đủ hơn . Đồng thời nhấn mạnh sự giản dị của Bác qua lối sống hằng ngày
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì ? Qua văn bản đã học, em đã rút ra được những bài học gì để rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác.
=> Cuộc sống hàng ngày đầy sự giản dị của Bác
=> rút ra bài học : Em sẽ rèn luyện đức tính giản dị của bác.
Câu 4: Bằng một đoạn văn khoảng 08 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động ( xác định rõ).
Một trong những đức tính quý giá của chủ tịch Hồ Chí Minh là giản dị. Cách sống của Bác không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ; đồ đạc trong đó cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị - chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Việc ăn uống của Bác cũng thật đạm bạc, toàn món ăn đậm vị thôn quê như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Đó là trong đời sống hằng ngày, con trong công việc, lối sống giản dị thể hiện qua việc xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Nhân dân luôn được Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, nên Bác cũng giản dị trong cách nói và viết. Những câu nói, bài viết của Bác luôn gần gũi, dễ hiểu. Có thể thấy rằng, cách sống của Bác khiến cho mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng.