K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2016

thương người như thể thương thân và lá lành đùm lá rách 

16 tháng 5 2016

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các bài toán hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

7 tháng 1 2018

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

7 tháng 1 2018

3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

5.Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

18 tháng 1 2018

1a: Khi khó khăn đói rách mà có ai tỏ lòng thương cảm,cho mình lót dạ một miếng thì đã thấy cảm động lắm thay .
Khi đã giàu có rồi, chúc tụng nhau và tặng nhau những báu vật có giá trị ngàn vàng cũng không thể bằng cái thuở cơ hàn mà có người động lòng giúp đỡ < dù chỉ là tài sản nhỏ xíu > .Ý bóng ý thực cũng đều hay cả,khuyên ta nên tôn trọng những người gia ân giúp đỡ mình trong lúc khó khăn .
Câu này cũng gần giống như câu được mùa chớ phụ ngô khoai ,đến khi thất bát lấy ai bạn cùng vậy -tư tưởng giáo dục con người ta phải biết trân trọng sự giúp đỡ khi khó khăn,mang ơn sâu nghĩa nặng những ai đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh gian nan bạn ạ .

18 tháng 1 2018

a)Khi người lâm vào hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn như bị thiên tai bão lũ chẳng hạn , giúp đỡ nhau khi đó tuy rất ít nhưng giá trị bằng rất nhiều khi bình thường.

cam nghĩ: cau c

"Người ta là hoa đất" là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "hoa đất" là những gì đệp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.
Nhìn những hạt đất tuy xấu xí nhưng nó lại là nguồn sống của vạn vật, mang lại màu xanh cho thế giới, chẳng thế mà người ta đã gọi là "Đất Mẹ".
Đất cao quý, quan trọng như thế thì hoa đất lại càng đẹp hơn cả. Con người được ví như hoa đất có nghĩa con người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ.
ĐỌc câu tục ngữ này ta thấy thêm yêu quý giá trị của con người và cảm thấy càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị của mình.
Mình chỉ trình bày sơ qua những hiểu biết của mình về câu tục ngữ này, mong có thể giúp bạn hiểu hơn về nó.
Chúc bạn vui

4 tháng 5 2018

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

27 tháng 9 2018

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Thương người như thể thương thân.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Nhường cơm sẻ áo.

Lá lành đùm lá rách.

14 tháng 3 2018

Kiến thức từ trước cho đến nay luôn luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Con người chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Có thể thấy được chính sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mà cha ông ta ngày trước mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nói về việc sự tìm tòi kiến thức.

Câu tục ngữ thật đặc sắc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” dường như đã là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Ta như cần phải biết được kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Có lẽ chính bởi vậy không ngừng tìm kiếm, mỗi chúng ta cũng không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm những điều gì. Mỗi ngày chúng ta đi “một ngày đàng” đi ra thế giới rộng lớn hơn để có thể học được những bài học hay hơn có giá trị hơn. Trên những con đường ta đi đó lại bắt gặp những điều hay, điều hay và lạ, chính những điều hay và lạ này đã giúp cho chính chúng ta như thấy được thêm kiến thức để làm hành trang bước vào cuộc sống vốn dĩ đã rất khó khăn.

Còn khi chúng ta xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng: chúng ta hãy đứng dậy để ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Qủa thực rằng chính thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, hay bạn cứ mãi mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi làm sao có thể biết được xã hội, đất nước ngoài kia như thế nào.



 

19 tháng 3 2018

lên mạng mà serch có hết

7 tháng 4 2018

chết vinh còn hơn sống nhục

7 tháng 4 2018

minh chon dong hai

30 tháng 10 2018

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.

Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

21 tháng 3 2017

viết bài văn ak

8 tháng 5 2017

* Giống: chung 1 luận đề ( nội dung của vấn đề ), đều cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.

* Khác:

-Giải thích:

+ vấn đề ( giả thiết ) là chưa rõ

+ sử dụng lí lẽ là chủ yếu

+ phải làm rõ bản chất của vấn đề.

- Chứng minh:

+ vấn đề ( giả thiết ) đã rõ

+ sử dụng dẫn chứng là chủ yếu

+ phải làm rõ sự đúng đắn của vấn đề.

vui

16 tháng 12 2017

Tiên học lễ,hậu  học văn

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

Ông bảy mươi học ông bảy mốt

16 tháng 12 2017

viet 3 cau thanh ngu tuc ngu noi ve tinh cam thay tro

-       Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

-       Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

-       Không thầy đố mày làm nên