nêu định nghĩa công thức hóa học, phân loại, gọi tên axit, bazo, muối, oxit
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CaO: oxit - Canxi oxit.
NaOH: bazơ - Natri hiđroxit.
SO2: oxit - Lưu huỳnh đioxit.
H2SO4: axit - Axit sunfuric.
P2O5: Điphotpho pentaoxit.
Fe(OH): Bạn xem chất này có sai không nhé!
NaCl: muối - Natri clorua.
NaHCO3: muối - Natri hiđrocacbonat.
KH2PO4: muối - Kali đihiđrophotphat.
HCl: axit - Axit clohiđric.
H3PO4: axit - Axit photphoric.
Bạn tham khảo nhé!
- Oxit bazơ
+) CuO: Đồng (II) oxit
+) Fe2O3: Sắt (III) oxit
- Oxit axit
+) SO2: Lưu huỳnh đioxit
+) P2O5: Điphotpho pentaoxit
- Axit
+) HCl: Axit clohidric
+) H2SO4: Axit sunfuric
- Bazơ
+) Al(OH)3: Nhôm hidroxit
+) Ba(OH)2: Bari hidroxit
- Muối
+) CaCO3: Canxi cacbonat
+) CuSO4: Đồng (II) sunfat
+) FeCl3: Sắt (III) clorua
Oxit | Axit | Bazo | Muối |
SO2: lưu huỳnh đioxit CuO: Đồng (II) oxit P2O5: điphotpho pentaoxit Fe2O3: Sắt (III) oxit | HCl: axit clohidric H2SO4: axit sunfuric
| Al(OH)3: Nhôm hidroxit Ba(OH)2: bari hidroxit | CuSO4: Đồng (II) sunfat CaCO3: Canxi cacbonat FeCl3: Sắt (III) clorua
|
Bốn công thức hóa học của oxit axit:
S O 2 : Lưu huỳnh đioxit.
P 2 O 5 : điphotpho pentaoxit
N 2 O 2 : đinito pentaoxit.
C O 2 : cacbon dioxit.
Bốn oxit bazo:
K 2 O : kali oxit
N a 2 O : natri oxit
CaO: canxi oxit;
A l 2 O 3 : nhôm oxit
6: A
7: A
K2O + H2O --> 2KOH
BaO + H2O --> Ba(OH)2
CaO + H2O --> Ca(OH)2
Na2O + H2O --> 2NaOH
8: C
- Cho 3 chất rắn tác dụng với dd NaOH
+ Chất rắn tan, sủi bọt khí: Al
2Al + 2H2O + 2NaOH --> NaAlO2 + 3H2
+ Chất rắn không tan: Fe, Cu
- Cho 2 chất rắn còn lại tác dụng với dd H2SO4
+ Chất rắn tan, sủi bọt khí: Fe
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
+ Chất rắn không tan: Cu
9: D
Axit: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
CTHH của axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.
Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:
Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO4 …
Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…
Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic
Tên axit = tên phi kim + hidric
Bazo: Phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
CTHH của bazo gồm 1 nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:
Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
Bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2…
Tên bazo được gọi như sau:
Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + hidroxit
Muối: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
CTHH của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:
Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3…
Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4…
Tên muối được gọi như sau:
Tên muối =tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + gốc axit
Oxit:
Oxit là tên gọi của hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CO2, SO2, P2O5, SO3, Fe2O3, CuO, Cao, N2O5,….
Công thức chung của oxit là MxOy.
Công thức tổng quát của oxit là MxOy. Trong đó: gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M và M có hoá trị n.
Oxit được chia thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazo.
Chúc em học tốt
I) AXIT:
- Công thức hóa học: gồm 1 hay nhiều nguyên tử H + gốc axit (hoặc có H đứng đầu, trừ \(H_2O\))
- Phân loại và đọc tên:
+ Axit không có oxi: Axit + tên phi kim + hiđric
+ Axit có oxi:
II) BAZO:
- CTHH: Kim loại + nhóm OH
- Phân loại và đọc tên:
+ Gồm hai loại Bazo: Bazo tan (kiềm) và Bazo không tan
+ Tên Bazo: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại đó có nhiều hóa trị) + hiđroxit
II) MUỐI:
- CTHH: gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc 1 hay nhiều gốc Axit
- Phân loại và đọc tên:
+ Gồm hai loại muối: muối trung hòa và muối axit (có H trong gốc axit)
+ Tên của muối: Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu là Cu, Hg, Cr, Fe, Pb, Mn) + tên gốc axit