Bài 1 : Những câu sau xét theo hình thức và cấu tạo thì nó thuộc kiểu câu gì? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết?1. Tôi bặm tay ghì thật chặt, (nhưng) một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chui xuống đất. (Thanh Tịnh)2. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. (Nguyễn Thái Vận)3. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát...
Đọc tiếp
Bài 1 : Những câu sau xét theo hình thức và cấu tạo thì nó thuộc kiểu câu gì? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết?
1. Tôi bặm tay ghì thật chặt, (nhưng) một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chui xuống đất.
(Thanh Tịnh)
2. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.
(Nguyễn Thái Vận)
3. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
(Nguyễn Thái Vận)
4. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
(Nguyên Hồng)
5. Làng mất vé sợi, nghề vải đành phải bỏ.
(Nam Cao)
6. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.
7. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.
(Ai-ma-tốp)
Bài 2 . Xét về hình thức, các câu sau thuộc câu gì? Nêu tác dụng của nó?
1. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
(Lao xao)
2. Chiều ngày 3-4-2002, trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Ấn tượng Huế - Việt Nam 2002” đã khai mạc tại Công viên 3-2, mở đầu các hoạt động nghệ thuật của Festival Huế 2002. Tham gia trại lần này có 27 tác giả quốc tế từ 18 nước của 4 châu lục và 11 tác giả Việt Nam.
(Theo Báo thanh niên)
3. Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con.
(Thạch Sanh)
4. Bấy giờ, ở Trung Quốc, nhà Tần vừa thành lập (năm 221 tr. CN)
(Lịch sử 6)
5. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên Lê Thận.
(Sự tích Hồ Gươm)
6. Ngày xưa, có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương.
Bài 3. Dựa vào kiến thức Tiểu học, các câu dưới đây câu nào là câu nghi vấn (câu hỏi) và chỉ ra dấu hiệu nhận biết về đặc điểm hình thức nào của nó?
1. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
(Nam Cao)
2. – Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
(Nguyên Hồng)
3. Vua hỏi: “Còn nàng út đâu?”. Nàng bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.
(Truyền thuyết Hùng Vương)
4. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?
(Tạ Duy Anh)
5. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
(Nam Cao)
6. Những câu thơ ấy tả cảnh hay tả tình?
7. “Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
(Kim Lân)
Xét theo cấu tạo ngữ pháp thì thuộc câu ghép.