K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu 1:

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
+ Hành động “cúi đầu”   Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu. Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

Câu 2:

 

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ…

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Ca dao dân ca là một bộ phận văn học đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Những bài ca dao ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thì vượt lên trên giới hạn của câu chữ. Trong kho tàng ca dao ấy có rất nhiều những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình anh em, tình yêu nước và đặc biệt còn có cả sự tự hào những cảnh đẹp và truyền thống lịch sử nước nhà. Bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ là một bài ca dao như thế.

Ba câu thơ đầu trong bài ca dao thể hiện sự mời gọi và những cảnh đẹp nên thơ trữ tình nơi Hồ Gươm nơi ngày xưa vua Lê Lợi đã trả gươm cho rùa vàng:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

binh giang ru nhau xem canh kiem ho
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

!
Hai từ “Rủ nhau” thể hiện sự mời gọi, sự thân thiện và háo hức với những cảnh đẹp nơi Hồ Gươm lộng gió. Động từ “xem” kết hợp các địa danh như Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn và những cái tên như Đài Nghiên, tháp Bút như vừa liệt kê ra những cảnh đẹp lại vừa như mời gọi du khách đến nơi đây. Từng câu thơ thể hiện được sự tự hào của tác giả nói riêng của nhân dân ta nói chúng về truyền thống quý báu của dân tộc ta được thể hiện một cách cụ thể qua những địa danh nơi Hồ Gươm.

Đặc biệt câu thơ cuối “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” vừa là một câu hỏi lại vừa là một câu nói biết ơn đến những thế hệ ông cha đã gây dựng nên cho con dân Việt Nam chúng ta một đất nước tươi đẹp hòa bình như hôm nay.

Có thể nói cả bài ca dao đã vẽ lên một cảnh đẹp Hồ Gươm của nước ta. Ở đây chúng ta không những được tận hưởng những cảnh đẹp nên thơ trữ tình mà chúng ta còn tự hào về truyền thống dân tộc và biết ơn quý trọng công sức của cha ông.

10 tháng 2 2022

tưởng mất công lm :)

18 tháng 11 2016

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

18 tháng 11 2016

Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của một địa danh được coi là “biểu tượng thu nhỏ” của Đất nước Việt Nam: Cảnh Hồ Gươm với các nét đặc sắc mang trong mình âm vang lịch sử và văn hoá. Đây là câu hỏi rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình cảm của người đọc, người nghe. Câu hỏi nhưng để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha ta qua nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước. Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng non nước cho xứng đáng với truyền thống cha ông.

22 tháng 2 2020

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

- Cử đầu: ngẩng đầu

- Vọng minh nguyệt: vọng không đơn giản là nhìn để thấy mà còn có nghĩa là chiêm nghiễm. => Tâm hồn thi sĩ

- Đê đầu: cúi đầu

- Tư cố hương: nhớ cố hương

=> Vầng trăng không chỉ là người bạn tri âm tri kỉ mà còn là vầng trăng kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối tác giả với quê hương.

=> Nỗi ưu tư chính là nỗi nhớ quê.         

Nhà thơ cố gắng kìm nén nỗi nhớ quê nhưng nỗi nhớ lại càng mạnh mẽ hơn.

22 tháng 2 2020

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả :
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ?
=>Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng.
+ Hành động “cúi đầu” Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình : Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu.
-Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

30 tháng 11 2021

nhanh giúp mình nha

 

16 tháng 12 2018

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế "cúi" và "ngẩng". Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng "đêm nay" đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
+ Hành động "ngẩng đầu": kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm).
+ Hành động "cúi đầu" ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

30 tháng 11 2016

Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về im lặng con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ

Mùa xuân năm 1941 Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Căn cứ địa Việt Bắc được chọn làm thủ đô kháng chiến. Trong chiến dịch Thu Đông 1947 ta thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Cùng thời gian này Bác Hồ viết bài thơ Cảnh khuya. Bài thơ tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng đẹp và thể hiện ý chí chiến đấu vì dân tộc của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cảnh rừng Việt Bắc được mở ra bằng tiếng suối êm đềm trong mát rì rầm ngày đêm vọng đến. Trong đêm thanh vắng, tiếng suối nghe rõ lắm. Tiếng du dương huyền diệu được tác giả cảm nhận như tiếng hát xa. Đây chính là nét nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”, chỉ có âm thanh của suối chảy trong đêm mọi vật chìm trong giấc ngủ, trong chiến trường máu lửa mà có tiếng suối chảy không đơn thuần là dòng chảy tự nhiên mà nó mang hơi ấm con người. Khi người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn cũng đã có những cảm nhận rất tinh tế:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Tiếng suối nghe như tiếng đàn cầm, bản nhạc đưa hồn con người ta vào cõi mông lung. Cả hai nhà quân sự, chinh trị tuy thời gian sống khác nhau nhưng có những cảm nhận hết sức tinh tế về âm thanh của tiếng suối trong đêm khuya. Sau âm thanh của tiếng suối là ánh trăng chiến khu. ánh trăng bao phủ khắp không gian, ánh trăng lồng vào cổ thụ, như hoà quyện vào cảnh vật trần gian. Trăng được nhân hoá, được nhắc lại khiến bức tranh, cảnh đẹp đêm trăng lộng lẫy hơn, thơ mộng hơn. Gợi cho ta nhớ đến những câu thơ trong Chinh phụ ngâm Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Hai vế đối nhau trăng lồng cổ thụ /bóng lồng hoa tạo cho cảnh vật sự cân xứng hài hòa. Bức tranh đêm chiến khu thật đẹp đầy chất thơ. Thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang tận hưởng những giây phút thần tiên của thiên nhiên.

Người nghệ sĩ thổn thức lòng mình trước cảnh đẹp đêm trăng, say sưa ngây ngất:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Chưa ngủ để ngắm trăng, chưa ngủ để lo nỗi nước nhà. Thơ xưa nói nhiều về trăng, các thi nhân thường tìm đến chốn lâm tuyền lánh đục, tránh cuộc đời bụi bặm bon chen nhưng Bác Hồ của chúng ta tìm nơi thiên nhiên để sống giữa thiên nhiên, đế hoạt động cách mạng - bởi Bác là chiến sĩ cộng sản:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

(Tức cảnh Pác Bó)

Sống giữa thiên nhiên bao la bát ngát, say đắm trong ánh trăng nhưng chính trong sự say đắm đó vẫn là đàm quân sự lãnh đạo con thuyền cách mạng của nước nhà. Trong bài thơ này có đầy đủ các yếu tố của một bài thơ cổ thi: có suối, có trăng... Nhưng trong cái cổ đó lại có cái chất hiện đại, chất thép

người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc thật là đẹp, ngồi ngắm trăng mà lòng tê tái trước nước nhà còn lầm than nô lệ, vì lẽ đó nên người:

 

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Chất thép của người chiến sĩ cộng sản còn được thể hiện khá sâu sắc khi bị giam trong tù ngục:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ

(Ngắm trăng)

Người thi sĩ cũng không thể hững hờ trước cảnh đẹp đém nay, và như vậy ánh trăng đã chủ động tìm đến với thi nhân. Vầng trăng dường như biết được và ghi lại tâm trạng băn khoăn thao thức của thi nhân. Tâm trạng đó chính là nỗi nước nhà đang canh cánh bên lòng.

Đêm nay nơi núi rừng chiến khu Việt Bắc, vẫn là ánh trăng ấy, ánh trăng vẫn vằng vặc trên bầu trời, những trăng có biết không trời Nam đang lầm than nô lệ muốn thảnh thơi mà thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh đẹp đêm nay sao thể yên lòng. Trong lòng người thi sĩ ấy đang chất chứa bao nỗi niềm, nỗi niềm lo cho nước cho dân. Đây chính là chất “thép”, chất chiến sĩ mà Bác Hồ đã từng nhắc đến:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

Vẻ đẹp người chiến sĩ cộng sản hiện lên trong bài thơ cảnh khuya thật đẹp, thật ngạo nghễ. Bác Hồ vừa có tâm hồn thi sĩ lại vừa có cốt cách của người chiến sĩ.

Bác của chúng ta là như vậy, yêu thiên nhiên, chan hoà với thiên nhiên nhưng cũng yêu nước thương dân tha thiết. Bài thơ là bức tranh tràn ngập ánh trăng nơi núi rừng Việt Bắc - nơi ấy người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

 


 

30 tháng 11 2016

Thăng Long – Hà Nội là trái tim đất Việt, là nơi ngàn năm văn vật, nơi đất thiêng “rồng cuộn hổ-ngồi”. Thơ văn chữ Hán chữ Nôm của tổ tiên ông cha ta đã dành cho Thăng Long – Hà nội một địa vị vô cùng sang trọng. Văn học dân gian đã có nhiều bài ca dao rất hay rất đẹp nói về Kinh Kì mến thương.

 

Ai ở gần hay ở xa, chưa từng đến Hà nội, thế mà tưởng như đang dạo bước khắp 36 phố phường khi được nghe một người nào đó ngâm, người nào đó hát:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”

Mở đầu bài ca là hai chữ “rủ nhau”. “Rủ nhau” là gọi nhau cùng đi, đông vui hồ hởi. Ca dao có nhiều bài sử dụng hai tiếng "rủ nhau”’. “Rủ nhau ra tắm hồ sen…”, “Rủ nhau xuống bể mò cua..”, “Rủ nhau lên núi đốt than…”, “Rủ nhau chơi khắp Long Thành..’.”. Dù cuộc đời còn nhiều mưa nắng, nhưng dân quê vẫn “rủ nhau’ lên đường, đi xem hội, đi kiếm sống, ở trong bài ca dao này là rủ nhau đi tham quan Hà Nội. Chữ “xem” được điệp lại ba lần, vừa gợi tả niềm khao khát say mê, vừa mở lòng đón chờ vẫy gọi:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chừa Ngọc Sơn”

Kiếm Hồ là HỔ Hoàn Kiếm, nơi Lê Lợi trả kiếm báu “Thuận Thiên” cho Rùa Vàng. Một cảnh đẹp, một vùng đất thiêng của đất “Rồng bay lên Cầu Thê Húc là cầu đón ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn còn gọi là đền Ngọc Sơn là một nét dẹp cổ kính của Hồ Gươm. Hai câu đầu bài ca mở ra trong tâm hồn chúng ta nhiều liên tưởng, cùng nhau khám phá ra bao kì tích, huyền thoại của Hồ Hoàn Kiếm mà thời gian không thể làm phai mờ.

 

Không gian nghệ thuật được mở rộng, được đón chào. Càng “xem” càng thấy lạ và rất thú vị:

“Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”

Hai chữ “chưa mòn" là linh Hồn của bài ca dao này. Đài Nghiên Tháp Bút là biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt. Nó thể hiện rất đẹp đạo học và truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hai chữ “chưa mòn” khẳng định sự bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn năm, qua bao thăng trầm của lịch sử, bao bể dâu Tháp Bút Đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hóa Việt

Nam ta ngày một trở nên giàu đẹp. Hai chữ “chưa mòn” đã kín đáo gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sông núi của nhân dân.

Câu kết là một câu hỏi tu từ. “Hỏi ai” là phiếm chỉ, gợi ra nhiều bâng khuâng, mán mác. “Ai” là ông cha, tổ tiên. “Ai” là nhân dân vĩ đại, những con người vô danh, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
(“Đất nước”)

Lòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn nhân dân đã được nói lên một cách xúc động qua câu hỏi tu từ. Cảm xúc như nén lại: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”.

Có thể coi bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Bốn câu ca dao 28 chữ mà nêu lên được năm cảnh đẹp của Hà Nội mến yêu: cảnh Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Bút pháp liệt kê và điệp ngữ như mở rộng, như tô đậm bao thắng cảnh, càng xem càng thích thú. Tình yêu Hà Nội, yêu quê hương đất nước là cảm hứng của bài ca.

Như kẻ uống nước nhớ nguồn, ta biết được tác giả bài "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải (1894 – 1983). Bài ca được in trong mục “Phong dao” của tác, phẩm “Duyên nợ phù sinh”, xuất bản năm 1920.

9 tháng 2 2022

sai

 

9 tháng 2 2022

mày nói sai

 

31 tháng 12 2021

thể thơ lục bát