K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2021

bn viết sai chính tả à 

15 tháng 3 2021

ã Phạm Kha trước đây tên cũ là xã Đỗ Lâm, tổng Đoàn Lâm, phủ Ninh Giang, trấn Hải Dương, (thời Lê có tên là xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hồng Châu). Tháng 11-1945 xã đổi tên là Duy Tân. Tháng 3-1947 đổi tên sang Phạm Kha, mang tên đồng chí Phạm Văn Kha, người con quê hương đã tham gia cách mạng, đi Nam tiến đầu tiên

Xã Phạm Kha có 4 thôn (Đỗ Thượng, Đỗ Hạ, Hàn Lâm (Mè), Đạo Phái) với lịch sử hàng nghìn năm (theo trích dẫn trong gia phả dòng họ Vũ). Phạm Kha có một số nét nổi bật như, có tới 4 ngôi đình cổ (đúng là có 4 ngôi đình cổ thuộc 4 thôn như trên, nhưng ngôi đình của thôn Hàn Lâm với vị trí phong thủy rất tốt đã bị phá tan tành trong thời kỳ gọi là cách mạng văn hóa---> do thời kỳ đó thôn này có nhiều người làm cốt cán trên xã nên phải phá để làm gương, thật xót xa!, nay nhân dân trong thôn đang trùng tu xây dựng lại ngôi đình mới với diện tích tổng thể 1600m2, phần đình chính 230m2, ba gian hai dĩ, một hậu cung. mặt bằng tổng thể hình chữ Nhị) và 4 ngôi chùa (có 4 ngôi chùa ở 4 thôn, riêng ngôi chùa ở thôn Hàn Lâm là to và bề thế nhất, còn được gọi là chùa trình và ai đi qua phải vào ngôi chùa này trước khi sang chùa Bà Dâu lễ) đồng thời cũng có một nhà thờ thiên chúa giáo rất to.

Xã Phạm Kha cũng là quê hương của Nguyễn Dữ, tác giả của Truyền Kỳ Mạn Lục "Thiên Cổ kì bút"

20 tháng 2 2022

tk

Cổng thông tin điện tử Thị xã Hồng Lĩnh - tỉnh Hà Tĩnh

20 tháng 2 2022

viết bài văn tả di tích lịch sử Bùi Cầm Hổ

 

14 tháng 3 2018

 Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

14 tháng 3 2018

ai nhanh minh ttiicckk

10 tháng 5 2016

1,

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

2,Vì mk ko bít bn ở đâu nên ko làm được nhagianroi

11 tháng 5 2016

tả vịnh hạ long cũng được

 

20 tháng 6 2018

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

11 tháng 6 2018

Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử. Trong đó Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã ngót nghìn năm của Thăng Long cố đô.

Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như: Khổng Tử, Mạnh Tử... những vị danh nho đáng kính được người đời vị nể tôn sùng. Sáu năm sau, năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây dựng liền kề sau Văn Miếu. Ban đầu nơi đây dùng cho các hoàng tử đến học, sau mở rộng thu nhận thêm các học trò giỏi trong toàn quốc.

Đứng từ đường Quán Thánh bạn sẽ nhìn thấy Văn Miếu cổ xưa với lớp tường bao quanh bằng gạch, cổng chính được xây dựng theo điện hoàng môn với dòng chữ nho được khắc tạc đã phai màu theo thời gian: Văn Miếu Môn. Hai bên cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ.

Từ phố xá tấp nập ồn ào, bước vào phía trong cổng Văn Miếu bạn sẽ cảm nhận được một không gian thoáng mát yên lành như bước vào cõi phật cõi tiên. Một khoảng sân rộng với nhiều tượng đá tạc chân dung các mãnh tướng sư tử, hổ... như gợi lại không khí linh thiêng oai hùng của lịch sử ngàn năm xưa bên những gốc si xanh già cổ thụ mấy trăm tuổi. Lối đi giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn, mở đầu cho khu thứ hai, hai bên còn có hai cổng nhỏ. Bạn đến đây muốn thắp nén nhang lạy tạ các thánh thần cầu ban phước lành trí tuệ anh minh thì hãy dừng chân tại Đại Trung Môn bên bát hương lớn đặt giữa cửa vào.

Tiếp sau Đại Trung Môn là Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805, có kiến trúc đẹp, mang nhiều ý nghĩa và đã được chọn là biểu tượng chính thức cho thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là Khuê Văn Các tới Đại Thành Môn có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ, những trạng nguyên khoa bảng ngày xưa. Hiện trong Văn Miếu còn lại 82 tấm bia tiến sĩ của 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đây là những di vật quý nhất của Văn Miếu.

Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Ở đây có sân rộng, hai bên là hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái và Hậu Cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây còn một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1786, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt khắc bài văn nói về công dụng của các loại nhạc khí này.

Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường Đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đồn Khải Thánh thờ song thân Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Nhà Thái Học đã được xây dựng lại vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.

Người Việt Nam và du khách nước ngoài nhớ về Hà Nội tìm về Văn Miếu như tìm về chốn văn hiến ngàn năm của nước Việt. Chính vì vậy từ rất lâu Văn Miếu trở thành điểm du lịch phổ biến đối với du khách trong và ngoài nước.

Văn Miếu mang một nét đẹp văn hoá trong lịch sử của dân tộc ta, mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hoá của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo của khu vực và nền văn hoá mang ý nghĩa nhân văn toàn thế giới. Mỗi năm vào dịp đầu năm học những "trạng nguyên" thời nay được tụ hội về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ và biết ơn tới các danh Nho xưa, đồng thời như một sự báo công cùng ý nguyện kế tục phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc.



tick nha

14 tháng 5 2016

Bạn tham khảo nhé 

Đề 1

“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lạilàm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dângian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứmười tám, thường tới gội đầu tại đó.Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chínhhội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡcủa bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đáhuyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của VĩnhPhú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Đề 2

Nói đến cảnh đẹp của đất nước, ta nghĩ đến vịnh Hạ Long. Đây là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, nơi đã quyến rũ rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Dọc theo con tàu từ Hải Phòng đến Móng Cái ta sẽ thấy hiện lên trước mắt một bức tranh tuyệt mĩ: Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phảng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng rất khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra. Tàu tiếp tục đi luồn lách giữa những đảo đá nhỏ. Tùy theo từng vị trí gần xa, có mỏm giống như cái tháp chóp nhọn mọc vút lên cao từ chiều sâu đáy biển, những mõm đá khác giống như cánh buồm rộng lớn của những thuyền buồm đánh cá… Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh đa dạng, phong phú, càng thấy màu sắc của người họa sĩ vĩ đại và thiên nhiên lộng lẫy hơn. 

Trên những động nhỏ nhưng rất nhiều hang động trong đó có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ. Từ những vòm đá cao nhất rũ xuống những dãy thạch nhũ "cột băng" pha trộn những màu sắc vô vàn những hình thù bằng đá mang sắc thái khác nhau: Một số hình giống hgười, nhưng hình khác lại giống những động vật hoang đường, cây cối…

Hang đẹp nhất có lẽ là hang "Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng tạo ra một âm thanh thú vị mang sắc thái giai điệu của bản nhạc nhẹ, không khí trong lành ở hang tưởng như được bao phủ bằng bầu khí mát tràn trề.

Những khi trăng đêm tỏa sáng ta có cảm giác các hòn đảo nhỏ như ánh lên màu tím nhạt. Trên khắp các hòn đảo nhỏ như đều có những bụi cây mọc thấp lè tè phủ kín. Những lớp đất đá, nước biến mặn, những làn gió thổi quanh năm làm cho cây cối thấp hơn so với những cây khác cùng loai moc trong rừng rậm.

 

Có tới hàng ngàn hòn đảo như trải khắp vịnh, chống giữ bờ vịnh lặng yên khi có những cơn sóng biển dữ dội đổ về và tạo thành một hệ thống pháo đài tự nhiên, mà trong lịch sử đã nhiều lần được sử dụng để chống giặc ngoại xâm. 

Mùa nào Hạ Long cũng tuyệt đẹp. Mùa xuân, những hòn đảo bị mờ đi trong làn khói mỏng lúc ẩn lúc hiện. Mùa hè, ngay từ sáng sớm tinh mơ nhiều đoàn thuyền với những cánh buồm đủ màu sắc đa dạng nối đuôi nhau ra khơi đánh cá, và buổi chiều tà lại về với những khoang thuyền đầy ắp cá, món quà của biển cả ban tặng.

Sức hấp dẫn và vẻ đẹp kì diệu của Hạ Long đã khiến cho nơi đây quanh năm luôn luôn là điểm hội tụ của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Mọi người đến đây tham quan nghỉ ngơi, tắm biển… Ai cũng cảm thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp của kì quan thứ tám trên thế giới này.

 


 

20 tháng 2 2022

tham khảo :>
 

Chi tiết gia đình
Là con của: Bùi Tôn Đường *
Đời thứ: 2
Người trong gia đình
TênBùi Cầm Hổ Đại Vương * 
Tên thường 
Tên Tự 
Là con thứ3
Ngày sinh 
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Bách khoa toàn thư: Bùi Cầm Hổ là danh nhân lịch sử thế kỷ 15. Tiểu sử Ông sinh ra và lớn lên tại xã Đậu Liêu huyện Can Lộc, nay là thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân từ một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan Ngự Sử triều nhà Lê (1443–1453). Sau đó, vì mâu thuẫn với Lê Sát, bị đổi ra làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn. Mùa đông năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh. Ông đã quay về vì sự ấm no của đồng bào Việt Nam, ý tưởng đắp đập ngăn khe, đưa dòng nước chảy qua tây bắc, tưới cho cánh đồng Kẻ Treo ( nay là thị xã Hồng Lĩnh). Đền thờ Bùi Cầm Hổ ở Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh hiện nay đã được Bộ Văn hóa Việt Nam thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sau đây là những bài viết về ông đsưu tầm được, hầu quý vị tham khảo: Mãi đến ngày nay, dân làng vẫn luôn nhớ ơn Bùi Cầm Hổ, một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan, quay về lo lắng cho sự ấm no của đồng bào mình. Vào đời nhà Lê, ở vùng Kẻ Treo, sát chân núi Hồng Lĩnh, có một chàng trai mồ côi cha mẹ nghèo khổ tên là Bùi Cầm Hổ. Lúc còn nhỏ, Hổ có đi học dăm ba chữ với một cụ đồ già nên cũng biết chút ít, nhưng khi chàng vừa lớn lên thì cha mẹ qua đời mà chẳng để lại gì, một thân một mình, không anh em, không cha mẹ, Hổ đành sống bằng nghề đốn củi. Một hôm, Hổ bắt được một con trâu đi lạc, chàng nghĩ thầm: - Có lẽ trâu của làng mình đây! Hổ dắt trâu về và nói với dân làng: - Ai có trâu lạc ra mà nhìn nè! Chủ con trâu ấy là ông Bá. Ông liền mừng rỡ bảo: - Ồ! Cảm ơn chú Hổ. Trâu nhà tôi đó! Thấy Hổ chân thật, ông Bá liền đề nghị với dân làng: - Tôi cử chú Hổ chăn trâu cho cả làng này, bà con có đồng ý không? Dân làng vui vẻ tán thành, Hổ được mọi người tín nhiệm và dựng cho một căn lều sát chân núi, chàng mừng rỡ nhủ thầm trong bụng: - Hà hà! Từ nay mình có nhà ở rồi! Từ đó, mỗi ngày, vào sáng sớm Hổ đánh mõ làm hiệu, dân làng nghe tiếng mõ, dắt trâu đến nhà chàng, Hổ đợi trâu đến đông đủ rồi lùa trâu lên núi: - Hôm nay mình qua mé sườn tây, bên ấy có cỏ nhiều. Chiều xuống, khi mặt trời vừa gác núi, Hổ lùa đàn súc vật về làng. Đến ngã ba là chàng hết phận sự vì con nào tự động về nhà con nấy, không còn sợ lạc nữa. Tuy có khó nhọc, nhưng Hổ cảm thấy vui thú với công việc của mình. Ngoài tiền gạo dân làng cho, chàng còn có lộc nữa. Tháng giêng, ngày Tết hay mỗi khi nhà nào có giỗ, họ thường đem thức ăn đến biếu chàng. Một hôm, trời đã hoàng hôn, Hổ gặp một người đàn ông lạ mặt đến nói: - Chào anh bạn chăn trâu, cho tôi xin miếng nước. Hổ đưa nước và bảo: - Xin mời bác uống. Trời sắp tối rồi, sao bác còn quanh quẩn nơi đây? Bác làm gì trên núi này vậy? - Tôi là thầy địa lý, đi tìm huyệt mả lỡ đường, chẳng may bị lạc... Hổ cười bảo: - Thế thì chốc nữa mời thầy ghé nhà tôi nghỉ lại nhé! - Cám ơn cậu. Thế thì còn gì bằng... Tối ấy, ông thầy địa lý trú lại nhà Hổ, chàng nấu cơm dọn ra đãi khách, thầy địa lý cảm kích bảo: - Cảm ơn anh, không có anh thì giờ này tôi còn lang thang trên núi. Từ đó, thầy địa lý ngày ngày lên núi tìm huyệt, đêm về tá túc tại nhà Hổ. Có thầy địa lý ở cùng, Hổ cảm thấy vui nên tiếp đãi thầy rất tốt: - Mời thầy ăn chè cho mát. - Anh tốt quá! Tôi thật có phước mới gặp được anh. Thấy Hổ đối đãi với mình hết lòng, nên thầy địa lý muốn tìm cách trả ơn. Một hôm nọ, thầy địa lý nói với Hổ: - Anh Hổ nè, anh thật là người tốt, vậy anh có muốn làm quan không? Hổ thật thà đáp: - Tôi sống thế này cũng sướng lắm rồi, làm quan làm gì nữa! Thầy địa lý khen: - Hà hà..! Anh đúng là người không tham quyền hành, nhưng làm quan vẫn sướng hơn sống thế này chứ! Hổ liền hỏi lại: - Nhưng một người đốn củi như tôi thì làm quan thế nào được? Thầy địa lý cười bảo: - Tôi nói thật, tôi đã tìm được một ngôi huyệt mả “Chân trắng làm Ngự sử”, chỉ độ vài mươi ngày là phát. Vì muốn đền ơn anh, và vì tôi thấy anh cũng có phúc tướng nên có thể hưởng được phúc của ngôi huyệt đó. Do vậy mà anh nên bốc mộ phụ mẫu mang về chôn ở đó để được hưởng phúc làm quan. Không tìm thấy mộ cha, nên Hổ nghe lời thầy dạy, bốc mộ mẹ đem về. - Cứ thử xem sao... Thầy địa lý giao cho chàng một quan hai tiền bảo đi sắm ngay đồ cải táng cho chu đáo. Sau đó hướng dẫn Hổ chôn cất mẹ vào đúng huyệt. Công việc cải táng xong, vài ngày sau thầy nói với chàng: - Đến lúc chúng ta phải chia tay rồi, phần anh cũng lo lên kinh đô lập thân đi nhé! Nghe lời tôi dặn, thế nào anh cũng thành công. Hổ liền vái chào: - Cám ơn thầy, tôi xin nghe theo lời thầy chỉ dạy. Thầy địa lý đi rồi, Hổ cũng từ giã xóm làng, trả trâu bò lại cho họ rồi ra đi. Ngày đi đêm nghỉ, ròng rã gần mười ngày mới đến kinh đô. Tới nơi, sờ vào lưng quần thấy còn có sáu tiền, Hổ liền vào quán gọi cơm ăn. Lúc ấy trong quán có người đang cao giọng kể chuyện với bạn bè ở một chiếc bàn gần đó, Hổ lắng nghe rõ đầu đuôi: - Anh ta đi buôn đường xa mới về, vợ mua lươn về nấu cháo đãi chồng. Chẳng ngờ xơi xong bát cháo lươn, anh ta lăn ra chết, mụ vợ bị quan bắt giam tra khảo, cho là mụ ngoại tình, lập mưu giết chồng, nhưng dù có tra hỏi đến đâu, mụ vẫn khăng khăng là mình vô tội, mãi đến gần đây chịu không nổi nên mụ mới chịu nhận tội, nay mai mụ sẽ bị hành hình... Hổ nghe qua đã thấy lóe lên vấn đề câu chuyện: - Hừm! ta biết nguyên do vụ này rồi! Ăn cơm xong, Hổ đến thẳng cửa quan đánh trống kêu oan, xin vào gặp mặt quan Thượng thư. Thấy chàng ăn mặc lôi thôi, bọn lính đuổi ra khỏi cửa, nhưng Hổ cứ kêu to mãi, bọn lính bèn giải Hổ vào công đường. Quan Thượng thấy thế liền hỏi: - Tên kia! Có điều gì oan ức? Hổ bèn thưa: - Bẩm quan, người đàn bà bị án giết chồng đó vô tội! Quan tức giận hỏi lại: - Tại sao nhà ngươi lại dám nói ngược như thế? Mụ ta đã nhận tội rồi! Hổ bình tĩnh đáp: - Bẩm quan, đó là tại bà ta không chịu nổi sự tra khảo nên nhận bừa. Xin quan hoãn thi hành án tử để cho tôi được thưa chuyện. Quan ngạc nhiên: - Nhà ngươi căn cứ vào đâu mà nói mụ ta vô tội? Hổ liền đáp lại: - Thưa có căn cứ ạ! Mụ ta mua lươn nhằm phải rắn độc. Tôi biết thứ rắn ấy. Quan hỏi: - Có thật như vậy không? - Đúng thế ạ, tôi sẽ tìm bắt về cho quan xem cho rõ trắng đen. Quan liền sai lính đưa Hổ đi bắt rắn, chàng nói với tên lính: - Chúng ta phải vào trong núi mới tìm ra được. Tôi sẽ cố bắt cho được thứ rắn ấy mới có thể chạy tội cho bà ta. Tên lính cũng đáp lại: - Đúng vậy, nếu tìm không ra thì mi cũng có tội láo với quan đó! Sau hai ngày tìm kiếm, Hổ cũng tóm được hai con rắn loại đó, chàng nói với tên lính: - Ngươi xem nè! Nó giống hệt như lươn vậy, nhưng có nọc độc, ăn vào là chết. Hổ đem hai con rắn đó trình quan: - Bẩm quan, tôi đã tìm ra đây. Xin ngài xem ạ! Quan ngạc nhiên nói: - Chà chà! Đúng là hệt như lươn nhỉ? Hổ đích thân làm thịt hai con rắn, rồi bưng lên đưa quan nói rằng: - Quan hãy cho một con chó ăn thử là biết ngay thôi. Con chó ăn xong ngã ra chết ngay. Quan Thượng Thư lùi lại bảo: - Ghê thật? Nọc rắn này quả là cực độc. Thế là vụ án được tỏ rõ. Sau khi chứng kiến sự việc, vị quan liền xuống lệnh: - Ngươi nói rất đúng, nay ta tha cho người đàn bà ấy, mụ ta quả là vô tội! Ngươi giỏi lắm, không nhờ ngươi nói thì ta đã giết oan một người rồi. Quan làm tờ biểu dâng lên vua nói rõ việc minh oan đó. Nhờ vậy mà nhà vua biết được Hổ là người có tài có đức, vua liền cho gọi chàng vào xem mặt. Sau khi hỏi chuyện, vua thấy Hổ đối đáp lanh lợi nên xuống chỉ: - Xét thấy chàng trai này có công làm phép nước sáng tỏ, nay trẫm phong cho làm quan Ngự sử triều đình. Hổ vội vàng cúi đầu: - Tạ ơn Hoàng thượng! Kể từ đó chàng mới lấy tên đầy đủ là Bùi Cầm Hổ. Từ ngày Hổ làm Ngự Sử, có nhiều quan trong triều thấy chàng còn ít tuổi, không thi cử mà lại được làm quan to, do đó họ không ưa chàng. Họ thường bảo nhau: - Hừ! Tên thất học mà làm quan! - Mặt mũi còn non choẹt mà làm quan Ngự sử thế nào được? Cứ chờ xem! Thế nào chúng ta cũng phải cho hắn phạm lỗi để biết nhục một phen! Hà hà! Bọn quan xấu kia rất căm tức, chúng bày mưu khác, bảo tên quan hầu lễ: - Chốc nữa hắn đọc chúc văn, mi tắt đèn đi. Đến phiên Hổ quỳ đọc chúc văn được phân nửa bài thì tên quan hầu lễ liền lén thổi tắt ngọn nến, tưởng rằng Hổ sẽ bí, vì ngưng giữa chừng sẽ bị cho là vô lễ với nhà vua, nhưng ngờ đâu, Hổ có trí nhớ phi thường vì trước đó đã nghiên cứu chúc văn rất kỹ, nên Hổ cứ đọc phăng phăng cho đến khi đèn được thắp sáng trở lại... Đọc xong, Hổ lạy tạ rút lui. Vua rất đẹp ý, liền khen Hổ: - Quan ngự sử quả là người có trí nhớ phi thường, lại còn lanh trí nữa. Trẫm rất hài lòng về người. Làm quan được một thời gian, tuy đời sống vật chất trong cung thành rất đầy đủ và sung sướng, nhưng trong lòng Hổ vẫn luôn nhớ đến quê nhà, Hổ biết rằng ở quê hương chàng thường bị hạn hán, ruộng đất có cày nhưng ít khi được ăn. Với nỗi lo canh cánh bên lòng, Hổ quyết định về thăm quê, tìm cách giúp đỡ mọi người vượt qua cảnh khổ. Nghĩ vậy, Hổ liền lên đường về thăm làng cũ, chàng nhủ thầm: - Lâu lắm rồi, chắc bà con không còn nhận ra mình đâu nhỉ?! Hổ đi bộ đến nhà ông Bá: - Chào cụ Bá! Cụ còn nhớ tôi không? Tôi là Bùi Cầm Hổ, ngày xưa chăn trâu cho cả làng đây! Ông Bá ngạc nhiên kêu lên: - Hả? Ôi Trời ơi! Chú Hổ đây hả? Ai mà ngờ chú Hổ nay lại được làm quan?! Bà con ơi, đến đây mà xem quan ngự sử của triều đình, ông quan chăn trâu ngày xưa của làng chúng ta... Dân làng nghe tin, già trẻ lớn bé xúm lại mừng Hổ: - Trời ơi, ai ngờ chú Hổ làm quan! - Thì đúng là quan đây mà! Ông quan chăn trâu! Hổ bỏ tiền ra đãi dân làng một bữa tiệc linh đình. Mọi người vui mừng bảo: - Chúc mừng quan lớn về thăm làng. Hổ kính cẩn thưa lại: - Tôi cũng kính chúc bà con làm ăn tấn tới, mùa màng thịnh đạt. Từ đó, Hổ quyết chí tìm cách giúp dân làng cải tạo ruộng đất, đưa nước về để việc cày cấy được thuận lợi hơn. Một hôm, Hổ trèo lên núi Hồng Lĩnh ngắm lại cảnh xưa, chàng bùi ngùi bảo: - Nhớ ngày nào mình chăn trâu trên núi, thui thủi một mình. Chàng đến trước mộ mẹ khấn: - Con hứa sẽ giúp đỡ dân làng. Trên núi Đụn có khe nước chảy qua hướng đông bắc. Con sẽ đưa nước đó chảy vào làng ta để cho dân được nhờ. Hổ liền mời các quan sở tại quanh vùng về họp trên núi Đụn, Hổ đứng ra trình bày ý định của mình: - Tôi muốn đắp đập ngăn khe, đưa dòng nước chảy qua tây bắc, tưới cho cánh đồng Kẻ Treo. Mong các quan hãy giúp tôi làm việc ích lợi này cho dân. Được sự ủng hộ của các quan, Hổ chỉ huy lính đắp đập ngăn khe, đào mương dẫn nước. Chẳng bao lâu sau dòng nước mát trên núi Đụn đã chảy vào đồng Kẻ Treo, mọi người hớn hở reo mừng: - Thật là tài ba! Quan Hổ bắt dòng nước chảy theo ý muốn của ngài cho dân nhờ. Do vậy mà mãi đến ngày nay, dân làng vẫn luôn nhớ ơn Bùi Cầm Hổ, một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan, quay về lo lắng cho sự ấm no của đồng bào mình. Tạo bởi bichloan Cập nhật 19-12-2005 Vào mùa Đông năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh trình bày những việc xảy ra ở Thái Bình. Vua Minh đã hết lời khâm phục trước tài hùng biện, đầy sức thuyết phục của sứ thần Việt Nam.
20 tháng 2 2022

uầy lạc đề :v

20 tháng 4 2018

anh tham khảo bài này nhé!

 Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

20 tháng 4 2018

anh tham khảo thử nhé!

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đivào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.