Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
em thấy đoạn thơ trên có có hình ảnh nào đẹp,hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hình ảnh đẹp trong đoạn thơ là: “Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con”
ý nghĩa: đoạn thơ được sử dụng biện pháp ẩn dụ giữa cây tre và người mẹ. Thể hiện tình cảm của người mẹ luôn hi sinh, vất vả nhưng luôn cho con những điều tốt đẹp nhất.
Em thấy đoạn thơ trên có
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con"
Ý nghĩa: Tình yêu thương vô bờ bến, cao cả của cha mẹ. Chịu đựng những thứ nhọc nhằn, cực khổ để mong những điều tốt nhất cho con
Bạn tham khảo nha! :))
Đoạn thơ trên của nhà thơ Nguyễn Duy có những hình ảnh đẹp sau đây:
– Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!).
– Hình ảnh (cây tre) lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói lên sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống…
– Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động.
1. Nét đẹp của đoạn thơ trên là sự tôn vinh và ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên, giản dị nhưng rất tinh tế và duyên dáng của nôi tre. Hình ảnh nôi tre được miêu tả như một vật liệu chắc chắn, không chịu uốn cong, tượng trưng cho sự kiên cường, bền bỉ và sức mạnh. Đồng thời, hình ảnh nỗi tre còn mang ý nghĩa về sự bình an, yên tĩnh và thanh thản trong cuộc sống.
2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là so sánh gián tiếp (ẩn dụ). Tác giả đã dùng hình ảnh nôi tre để so sánh với con người, tạo ra một và giàu ý nghĩa. Biện pháp này giúp tăng tính hình ảnh và sức thuyết phục của bài thơ, giúp người đọc hiểu sâu hơn về thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Đoạn thơ được trích từ trong bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy đã diễn tả được những vẻ đẹp, phẩm chất của cây tre Việt Nam. Hình ảnh thơ "đâu chịu mọc cong" đã vừa tả thực hình dáng thẳng tắp của thân hình cây tre mà cũng vừa ẩn dụ diễn tả phẩm chất ngay thẳng, cương trực của họ hàng nhà cây tre. Hình ảnh so sánh "nhọn như chông lạ thường" giúp người đọc hình dung một cách sinh động và chân thực hình dáng của những thân tre nhọn hoắt đâm lên trời. Hai câu thơ tiếp theo đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa đặc sắc. Hình ảnh "phơi nắng phơi sương" diễn tả những vất vả, lam lũ trong đời sống hàng ngày. Hình ảnh tre được nhân hóa qua câu thơ "Có manh áo cộc tre nhường cho con" đã diễn tả được một cách sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm phẩm chất yêu thương, nhân ái, đùm bọc của cây tre Việt Nam. Đoạn thơ miêu tả tre nhưng cũng nhằm miêu tả những phẩm chất đó ở người Việt Nam. Đó là sự ngay thẳng, cương trực và nhân hậu, đoàn kết và ngập tràn tình yêu thương. Tóm lại, đoạn thơ đã diễn tả được vẻ đẹp về hình dáng và phẩm chất của cây tre Việt Nam
A) Tắc giả sdbptt: so sánh(
B) - đã nhọn
- manh áo cộc
- lưng trần
Nhọn như chông, dáng thẳng thân tròn là những chi tiết chân thực tả cây măng. Nhưng sao lại Nòi tre đâu chịu mọc cong? Hình như đâu phải chỉ nói đến tre, đến măng mà còn nói đến ai đó ngoài tre và măng?
Càng đọc càng có thể cảm nhận được: ngoài cây tre là hình ảnh thực còn ẩn hiện một hình ảnh ảo nữa, hình ảnh về những con người Việt Nam – những con người “suốt cả cuộc đời từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn bó với tre, với nứa, với trúc,… những họ hàng thân thích của tre”. Tre Việt Nam có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam nhưng cũng có thể hiểu tre như là Việt Nam. Một cách so sánh rút gọn thành ẩn dụ. Và mạch ẩn dụ ấy chạy suốt bài thơ, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh của mỗi chi tiết. Cho nên thân gầy guộc, lá mong manh, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, nòi tre là nói về tre nhưng cũng nói về người.
Chi tiết lưng trần phơi nắng, phơi sương đích thực là chi tiết tả người nông dân một nắng hai sương nơi đồng quê. Chuyện nhường áo cho con đâu chỉ riêng của tre mà còn của người. Nó gợi nhớ chuyện cha con Chử Đồng Tử, gợi nhớ đức hy sinh cao đẹp của bao thế hệ đi trước.
Nhọn như chông, dáng thẳng thân tròn là những chi tiết chân thực tả cây măng. Nhưng sao lại Nòi tre đâu chịu mọc cong? Hình như đâu phải chỉ nói đến tre, đến măng mà còn nói đến ai đó ngoài tre và măng?
Càng đọc càng có thể cảm nhận được: ngoài cây tre là hình ảnh thực còn ẩn hiện một hình ảnh ảo nữa, hình ảnh về những con người Việt Nam – những con người “suốt cả cuộc đời từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn bó với tre, với nứa, với trúc,… những họ hàng thân thích của tre”. Tre Việt Nam có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam nhưng cũng có thể hiểu tre như là Việt Nam. Một cách so sánh rút gọn thành ẩn dụ. Và mạch ẩn dụ ấy chạy suốt bài thơ, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh của mỗi chi tiết. Cho nên thân gầy guộc, lá mong manh, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, nòi tre là nói về tre nhưng cũng nói về người.
Chi tiết lưng trần phơi nắng, phơi sương đích thực là chi tiết tả người nông dân một nắng hai sương nơi đồng quê. Chuyện nhường áo cho con đâu chỉ riêng của tre mà còn của người. Nó gợi nhớ chuyện cha con Chử Đồng Tử, gợi nhớ đức hy sinh cao đẹp của bao thế hệ đi trước.
em thấy hình ảnh Nòi tre đâu chịu mọc cong, chưa lên đã nhọn tông như lạ thường .Vì nó nêu lên sự dũng cảm của người VN,ko chịu khuất phục trước kẻ thù
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường
=> đức tính ngay thẳng, can trường, là hình ảnh của thế hệ trẻ sau này sẽ nối tiếp, kế tục lại truyền thống bất khuất từ bao đời nay của cha ông.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhừơng cho con
=> thể hiện tình mẫu tử của tre. Tre như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn con, gióng như một người mẹ Việt Nam hiền hòa vậy
(~ ̄▽ ̄)~