Học văn còn là học lập luận, học diễn đạt. Con người k chỉ cần cs nhiều kiến thức hiểu bt, mà còn phải bt diễn đạt thuyết phục trong giao tiếp. Môn giúp bạn hình thành các năng lực này. Bạn hãy đọc"Hịch tướng sĩ" sẽ thấy tài thuyết phục của Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn hay sức lôi cuốn, sảng khoái của" Bình ngô đại cáo" của Nguyễn Trải. Người ta nói" học ăn, học nói, học gói, học mở" học văn chính là giúp ta nói cho hay, cho đúng, cho có sức thuyết phục. a) Đoạn văn đc viết theo phương thức biểu đại nào? b) Chỉ ra phương pháp lập luận chính của đoạn văn trên? c) Vấn đề nghị luận của đoạn văn trên là gì? d) Chỉ ra câu luận điểm của đoạn văn trên?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người xưa có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Vẻ bề ngoài của mỗi người cũng phần nào thể hiện tính cách của người đó. Trang phục cũng thể hiện văn hóa của mỗi người. Vậy mà hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Người xưa đã dạy: Y phục xứng kỳ đức, có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh sống riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội, dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng trở nên lố bịch, cạch cỡm. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hòa vào cộng đồng. Bởi thế, một nhà nghiên cứu văn hóa đã nói: Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện. Thế mới biết, trang phục hợp với văn hoá, hợp với đạo đức thì đó là trang phục đẹp.
Thế mà hiện nay có một số bạn đang đua đòi với lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện gia đình mình. Như chúng ta thấy, ở trong trường học, có bạn đã dứt bỏ những chiếc áo đồng phục trắng để mặc vào một chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng dãy chữ bằng tiếng nước ngoài và sau lưng là hình ảnh diễn viên của một bộ phim đang ăn khách hay một ca sĩ nổi tiếng, điều đó hoàn toàn không phù hợp với tư cách một người học sinh. Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuột Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè.... Có bạn đòi mẹ mua bằng được chiếc quần Jean hàng hiệu đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là những chiếc quần xé gấu, thưng gối, chắp vá đủ màu. Có nhiều bạn hôm nay mốt quần bò rách gối, ngày mai lại mốt áo ngắn cũn cỡn, giày cao gót, ngày kia áo thun, áo thụng... Có những bạn còn là học sinh lớp 8, 9 mà đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, nhuộm, ép đủ kiểu. Các bạn đua đòi chạy theo những mốt thời trang được thị trường tung ra giống như những con thiêu thân lao đầu vào lửa mà cứ ngỡ là như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu. Và có lẽ bạn vẫn tưởng rằng sự sành điệu, văn minh ấy sẽ làm cho mình trở thành con người thức thời hơn, hiện đại hơn.
Dân gian có câu: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Không phải ai cứ khoác lên mình chiếc áo của thầy tu thì sẽ trở thành thầy tu. Chỉ có cung cách ứng xử mới giúp ta biết đó có phải là thầy tu thật sự hay không. Chắc các bạn vãn còn nhớ lớp kịch “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” chứ? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh mà lại học đòi làm sang. Ông cứ tưởng chỉ cần khoác lên mình bộ lễ phục quý tộc thì sẽ trở thành người cao quý, còn “cứ bo bo cái kiểu trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do bản chất ngu dốt và mê muội, ông ta đã tự biến mình thành 1 trò hề với bộ lễ phục may hoa ngược và ngắn cũn cỡn.
Có vậy mới thấy sự văn minh, sành điệu không đến từ những gì bạn mặc trên người hay mốt này mốt nọ mà đến từ những hiểu biết của bạn, từ cách hành xử của bạn với mọi người xung quanh. Việc chạy theo các một ăn mặc ấy có rất nhiều tác hại. Có những bạn quên cả việc học, suốt ngày chỉ chăm chút cho trang phục của mình, kết quả là học hành sa sút, còn ngoại hình thì không còn là dáng vẻ của một học sinh cấp 2 nữa. Tại hại hơn nữa là sự đua đòi của các bạn ấy còn làm đau đầu cha mẹ, thầy cô. Những mốt quái dị đó đã làm tiêu tốn không ít tiền của bố mẹ, làm cha mẹ buồn phiền. 1 “công tử” hay “tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình không khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là không thể chấp nhận được. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó không phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ với điều kiện gia đình. Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số học sinh “bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi.
Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống. Có gì không đẹp khi khoác lên mình những bộ đồng phục tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học? Có gì không văn minh khi khoác lên mình chiếc áo đồng phục xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp? Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Chúng ta phải tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp và nên chọn những trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp ta chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống. Người ta nói “ăn cho mình, mặc cho người”. Trang phục không có pháp luật nào quy định nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đã là học sinh thì phải chọn trang phục giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với quy định của nhà trường - đó cũng chính là thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn. Tôi hi vọng rằng, mỗi chúng ta đều là một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, đều là những đứa con ngoan, những người trò giỏi. Hãy giữ gìn vẻ đẹp tuổi học trò bằng những tà áo trắng tinh khôi, bằng sự giản dị, thuần khiết, bằng cách xây dựng một môi trường học đường lành mạnh.
Nội dung của đoạn trích là nói về cách học và hk luôn giúp con Người lịch sự và bt tôn trọng người khác
anh chị suy nghĩ gì về câu nói "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"
Đề này đâu khó. Kiếm sẵn nguyên 1 bài làm gì. Bạn động não đi ! Mình chỉ phân tích cho bạn dễ hiểu. Bài này bạn không nói nó thuộc dạng văn gì? Nghị luận xã hội hay văn học. Nếu xã hội thì nêu dẫn chứng các nhà khoa học, bác học thành công trên thế giới. Còn văn học thì trích những câu nói của Bác Hồ về việc học, kiếm thêm những danh ngôn thế giới nói về kiến thức con người.
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghi luận:
- Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia).
- Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.
B. Thân bài
a. Giải thích khái niệm
* Giải thích thuật ngữ "hạt giống":Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.
- Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng "học tập là hạt giống của kiến thức":
- Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.
* Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức
- Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội...
- Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.
- DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp...
- Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.
- Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.
- DC: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.
* Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:
- Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.
- Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.
- Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.
- DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.
= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình - kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.
b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:
- Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.
- Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.
- Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.
C. Kết bài
- Khẳng định lại vai trò của học tập.
- Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.
Bài làm
Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".
Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ý nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.
Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với nhận thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.
Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.
Hướng dẫn
TT | Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt | Mục đích giao tiếp | Ví dụ |
1 | Tự sự | Trình bày diễn biến sự việc | Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy… |
2 | Miêu tả | Tái hiện trạng thái sự vật, con người | Tả người, tả cảnh, tả con vật… |
3 | Biểu cảm | Bày tỏ tình cảm, cảm xúc | Thơ trữ tình, ca dao trữ tình… |
4 | Nghị luận | Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận | Tục ngữ, ca dao… |
5 | Thuyết minh | Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp | Thuyết minh về đồ dùng học tập, thuyết minh về nón lá… |
6 | Hành chính công vụ | Trình bày ý muốn quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người | Đơn từ, báo cáo, thông báo |
- Hành chính công vụ
- Tự sự
- Miêu tả
- Thuyết minh
- Biểu cảm
- Nghị luận
1. PTBĐ: Tự sự
2. Phương pháp diễn dịch.
3. Vấn đề: Học văn
4. Câu luận điểm: Học văn còn là học lập luận, học diễn đạt.