K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tự nhiên một hôm có một đàn chim bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 

Tự nhiên một hôm có một đàn chim bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái nếm thấy vị ngòn ngọt, thanh thanh. Mai reo lên: 

-Ôi! Đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa tây, vì dưa này được bầy chim đưa từ phương  tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi. 

(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr.81) 

Câu hỏi 1 (1điểm): Dựa vào sự tìm đọc và hiểu biết của em, hãy cho biết nhân vật Mai được nhắc tới trong đoạn trích có họ tên đầy đủ là gì? 

Câu hỏi 2 (1 điểm): Hãy chỉ ra những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó có tính chất gì nổi bật? 

Câu hỏi 3( 1 điểm)Có thể xem chi tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kỳ lạ không? Vì sao? 

Câu hỏi 4: (1 điểm) Theo cảm nhận của em, nghĩa của từ ngòn ngọt, thanh thanh có giống với nghĩa của ngọt và thanh không? Hãy nêu những ví dụ khác cũng loại để thấ Câu hỏi 5: ( 4 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích trên, trong đó có sử dụng dấu chấm phảy 

2
26 tháng 1 2022

Câu 1

Dựa vào sự tìm đọc và hiểu biết của em, hãy cho biết nhân vật Mai được nhắc tới trong đoạn trích có họ tên đầy đủ là gì?

Đoạn trích được lấy từ một bản kể về truyền thuyết Mai An Tiêm sống trên đảo hoang thời các Vua Hùng. Họ tên đầy đủ của nhân vật là Mai An Tiêm

Câu 2

Hãy chỉ ra những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó có tính chất gì nổi bật?

Những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật:

- Thứ dưa này được bầy chim đem từ phương tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta

=> Các nhân vật sống trên một hòn đảo giữa Biển Đông.

- "Trời nuôi sống chúng ta rồi”: Câu nói cho biết các nhân vật phải vật lộn với hoàn cảnh để tìm cái ăn, để tồn tại được ở nơi vốn không có người sinh sống.

=> Đó là một hoàn cảnh sống đầy thử thách, đòi hỏi con người phải không ngừng vươn lên nếu muốn tồn tại.

Câu 3

Đoạn trích cho biết điều gì về đặc điểm của giống dưa hấu khiến các nhân vật trong truyện phải tò mò? Những miêu tả của người kể có phù hợp với điều em đã biết về thứ quả này hay không?

Các đặc điểm của giống dưa hấu được nêu lên trong đoạn trích: cây thân dây; mọc trên cát biển; có quả lớn, vỏ màu xanh mướt, ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh, ăn thấy có vị ngòn ngọt, thanh thanh, Những miêu tả của người kể khá chi tiết, đầy đủ, có thể giúp người ta hình dung được tương đối chính xác về giống dưa hấu.

Câu 4

Có thể xem chi tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì lạ không? Vì sao?

Hoàn toàn có thể xem chi tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì lạ. Ít nhất nó cũng đã gây ngạc nhiên cho các nhân vật, khiến Mai phải thốt lên:

“Trời nuôi sống chúng ta rồi!”: Chi tiết đó còn cho thấy người xưa rất tin vào những lực lượng hỗ trợ mang tính thần kì đối với người tốt. Nó cũng góp phần khẳng định: một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của truyện dân gian, trong đó có truyền thuyết, là sự có mặt của yếu tố kì ảo.

26 tháng 1 2022

Jaki cop mạng

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :      Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát (1). Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hột(2). Ít lâu sau từ những hột ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người(3). Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra thấy ruột...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :

     Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát (1). Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hột(2). Ít lâu sau từ những hột ấy mọc ra một loi cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người(3). Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh(4). Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh, Mai reo lên(5):

- Ôi đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ(6). Hãy gọi nó là dưa tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương tây lại từ đất liền ra cho chúng ta(7). Trời nuôi sống chúng ta rồi(8)

(Nguyễn Đồng Chí. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 8)

Câu 9:  Hãy chỉ ra những chi tiết có thế giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nhân vật chính ?

Câu 10: Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, ern suy nghĩ như thế nào về mới quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

1
13 tháng 3 2023

Câu 9: Những chi tiết có thể giúp ta hình dung hoàn cảnh sống của các nhân vật bao gồm: họ sống trong một vùng đất ven biển, chịu ảnh hưởng của động vật và thực vật của tự nhiên, và phải tự cung cấp thực phẩm và nước uống cho bản thân và gia đình. Hoàn cảnh này đã tác động dương tính đến nhân vật chính bởi vì chúng đã tìm thấy một loại cây mới mang lại sự sống và thực phẩm cho họ.

Câu 10: Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, ta có thể suy nghĩ rằng con người và thiên nhiên đang tồn tại trong một tương tác tốt đẹp, mà con người cảm thấy vô cùng biết ơn và kính trọng thiên nhiên về những nguồn tài nguyên và sự sống mà nó mang đến. Câu chuyện cũng cho thấy rằng thế giới tự nhiên có thể cung cấp cho con người tất cả những gì chúng ta cần để sống, nếu chúng ta coi trọng và tôn trọng nó.

 

đọc bài văn sau trả lời câu hỏi  Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm, sáu hột. Ít lâu sau những hột ấy mọc ra một loại dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt to bằng đầu người. Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh. Vợ...
Đọc tiếp

đọc bài văn sau trả lời câu hỏi 

 Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm, sáu hột. Ít lâu sau những hột ấy mọc ra một loại dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt to bằng đầu người. Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hột đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngọt ngọt, thanh thanh.

câu 1:xác định ptbđ

câu 2:được trích từ ngôi thứ mấy 

câu 3 : từ MỘT,ĐÂU của đoạn trích là đồn âm hay đa nghĩa

câu 4 : từ ĐẤU trong bài đc hiểu theo nghĩa nào 

Câu 5: Xác định từ mượn trong câu " Mai An Tiêm trẩy một quả" và cho biết từ mượn đó có nguồn gốc từ đâu?

0
giúp với ạĐỀ SỐ 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.“Sáng hôm sau, chim đến. Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mản...
Đọc tiếp

giúp với ạ

ĐỀ SỐ 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

“Sáng hôm sau, chim đến. Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.

Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mản tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm vàng dồn cả vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang.

[...]

Chim lấy đà mãi mới cất cánh nổi. Trời đã về chiều, chim còn đang bay phía trên biển cả thì bỗng nổi cơn gió mạnh. Mang nặng, bay ngược gió, chim yếu dần, hai cánh rũ xuống. Tay nải vàng thốt nhiên bị gió bật mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh đâm bổ xuống biển.

Trong chớp mắt, người anh đã bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người. Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh, chim lại vùng lên bay về núi về rừng.

(Ngữ văn 6 tập 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu hỏi

Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích trên? Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau: “Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.”

Câu 4: Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì?

1
8 tháng 3 2022

Câu 1.xuất xứ của đoạn trích trên là bài cây khế. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba.Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại truyện cổ tích.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở...

Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.

1/ Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

2/ Tìm ít nhất 5 từ ghép & từ láy có trong văn bản trên ?

3/ Chi tiết “Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua” giúp em hiểu điều gì về chú chim nhỏ ?

4/ Bài học mà văn bản muốn gửi gắm ?

1
25 tháng 9 2021

1. PTBĐ: Miêu tả.

2. 

- 5 từ ghép: khu rừng, vũng nước, đàn kiến, tổ chim, bất chấp.

- 5 từ láy: tua tủa, che chở, len lỏi, hốt hoảng, gai góc.

3. Chú chim nhỏ là một chú chim có lòng nhân ái, vị tha, biết giúp đỡ người khác vào những lúc khó khăn, hoạn nạn.

4. Bài học: sống ở đời là phải biết giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, gian nan, thử thách có như thế cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa và tốt đẹp hơn.

25 tháng 9 2021

thanks

Câu 1 (5.0đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Các... Các... Các...Một con bồ các[2] kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.Chị Điệp nhanh nhảu:- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu[3]. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các,...Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang...
Đọc tiếp

Câu 1 (5.0đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Các... Các... Các...
Một con bồ các[2] kêu váng lên. Cái con này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.
Chị Điệp nhanh nhảu:
- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu[3]. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các,...
Thế thì ra dây mơ, rễ má thế nào mà chúng đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất. Sáo sậu, sáo đen hót, đậu cả lên lưng trâu mà hót mừng được mùa. Nhà bác Vui có con sáo đen tọ toẹ học nói. Nó bay đi ăn, chiều chiều lại về với chủ. Con tu hú to nhất họ, nó kêu “tu hú” là mùa tu hú chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt.
Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.
Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”.

 (Trích ngữ văn 6. Bộ “Chân trời sáng tạo” , nhà xuất bản Giáo dục 2021)

2. Nêu nội dung của đoạn đề cho.? ( yêu cầu đọc kĩ đoạn văn ít nhất 2 lần – 3 lần)

Các bạn giúp mình đi huhu mình sắp thi rồi

 

0
Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân và trả lời câu hỏi:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lạidội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng?...Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nótheo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân và trả lời câu hỏi:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại
dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó
theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay đầu lại làm nô lệ cho thằng Tây[...].
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không
thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào?
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích?
Câu 3: Nêu tinh huống truyện cơ bản của tác phẩm trên.
Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích? cho biết dấu hiệu nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp?

30

Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ
?
Câu 6: Tâm trạng của ông Hai được thể hiện ntn qua câu "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi
thì phải thù".?
Câu 7: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 8: Tác giả đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật nào? Cách chọn điểm nhìn trần thuật đó có tác dụng gì?

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 5 2018

a. Phương thức biểu đạt: Miêu tả

b. 

- Các trạng ngữ là:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!

=> Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn và tạo sự liên kết cho đoạn văn.

- Phép liệt kê là:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo như một thác đen khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn đốm lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên trong xanh, tất cả đều lung linh, lóng lánh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không kể được. Ngày hội mùa xuân!

=> Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của cây gạo và sự sinh động của các loài chim.

c. Nội dung chính của đoạn văn là: Miêu tả vẻ đẹp của cây gạo trong ngày hội mùa xuân.