K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2022

4 thời điểm, khác nhau
 

24 tháng 1 2022

khác nhau

8 tháng 1 2023

Ai giúp mik với chứ mik chịu ròi

 

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
8 tháng 1 2023

- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".

- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú.

18 tháng 11 2019

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

20 tháng 7 2017

Chọn đáp án: D

10 tháng 1 2021

theo mik thì:

-hổ phải chịu nhg nooic khổ:bị đem ra làm trò vui cho con người,bị nhốt trong vườn bách thú,bị sống cùng nhg con vật mà nó từng khinh thường,bị mất tự do,chứng kiến cái sự giả dối của cảnh vật xung quanh,chịu nhiều dày vò từ nỗi nhớ núi rừng...

-nối khổ có sức biến thành nỗi căn hờn là sự mất tự do và chán ghét nhg thứ tầm thường xung quanh.vì vốn là chúa sơn lâm co cả đc tự do tung hoành mà bây h nó lại phải chịu cảnh tù đày và sự tra tấn bởi những thứ giả dối tầm thường trước mắt.(đó cũng là nỗi niềm khoa khát tự do cháy bỏng và chán ghét thự tại tầm thường của tầng lớp thanh niên tri thức và người dân bị mất nước lúc bấy h)

10 tháng 1 2021

Tham khảo:

Nhớ rừng mượn lời con hổ bị giam cầm trong vườn thú để bộc lộ tâm sự của chính tác giả Thế Lữ. Toàn bài thơ xoay quanh tâm sự của con hổ.- Sự chán ghét thực tại tầm thường, giả dốì được thể hiện thông qua hình ảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt. Đó là cảnh tù túng (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh không đời nào thay đổi), cảnh nhân tạo do bàn tay con người sửa sang (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng) tầm thường, giả dối, học đòi bắt chước vẻ hoang vu của chốn núi rừng (dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm,..).- Niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt được thể hiện thông qua sự hồi tưởng của con hổ về núi rừng oai nghiêm (đối lập với cảnh rừng bách thú tầm thường. Núi rừng chứa đựng nhiều bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên không tuổi, rừng sâu bí mật,... những âm thanh dữ dội, man dại: gió gào ngàn, nguồn thét núi,... cảnh vật rực rỡ: những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bôn phương ngàn, những bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng với tiếng chim ca giấc ngủ...- Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên rất uy nghi, lẫm liệt ngự trị tối cao trong vương quốc của chính mình. Đại từ xưng hô T’a đầy quyền uy, kiêu hảnh tôn thêm tư thê vị chúa sơn lâm. Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh để khắc họa sự hùng tráng của núi rừng và tư thế uy nghi của con hổ: tung hoành, hống hách, gào, hét, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc,...- Tâm trạng con hố thế hiện bất hòa với thực tại tầm thường, bó buộc, giam hãm (gặm một khối căm hờn trong củi sắt, bị nhục nhàn tù hãm), khao khát vươn lên cái cao cả, tự do, phi thường không chấp nhận thực tại vô nghĩa (tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt).Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm sự của tác giả, là một cách khẳng định cái Tôi cá nhân của con người. Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dốĩ và tù túng dưới con mắt hổ chính là thực tại xã hội dưới con mắt của những tâm hồn lãng mạn. Thái độ căm ghét của con hổ đối với vườn bách thú chính là thái độ của con người đối với xã hội đương thời. Bài thơ đã chạm đến những gì nhạy bén nhất của một xã hội đang sông trong cảnh nô lệ, tù túng nhưng không nguôi nhớ về quá khứ vàng son với những chiến công hiển hách của cha ông.- Như vậy bài thơ chính là tâm sự yêu nước thám kín được gửi gắm qua hình tượng con hổ.

1 tháng 2 2021

để nêu lên một cách thầm kín nỗi niềm của người dân, do bọn Pháp sẽ không cho đăng tải những bài viết chống thực dân hoàn toàn

Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.

28 tháng 3 2021

Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách  thú để diễn tả sâu nỗi chán ghét thực tại tầm thường ,tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. tác giả đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của ngf dân mất ncs thuở ấy 

14 tháng 1 2023

Bạn tóm tắt lại nhé (Tham khảo):

Thế Lữ là một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam, ông có những sáng tác tiêu biểu, góp phần to lớn làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ, đó là bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ mượn lời của một con hổ sa cơ, bị giam giữ trong lồng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của cả một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ thể hiện được tâm trạng của cả thế hệ người, hơn nữa nó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do mạnh mẽ của toàn dân tộc.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già: 

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ 

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”

Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình. “Trong cũi sắt” lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể “nằm dài” trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ “trông ngày tháng dần qua.

Càng tù túng bao nhiêu, càng uất hận bao nhiêu thì sự khinh bỉ dành cho những con người ngoài kia càng nhiều bấy nhiêu “Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ”. “Lũ người” ở đây ta có thể hiểu là những người đã bắt giam, đẩy con hổ vào chốn tù đầy mất tự do này. Thế giới của con người và loài vật hoàn toàn khác nhau, nhưng vì sự tham lam, tham vọng không bờ bến của con người mà con hổ phải chịu cảnh giam hãm phi lí này, lũ người này trong cái nhìn của con hổ chỉ là lũ “ngạo mạn ngẩn ngơ”, cậy vào sức mạnh mà dương dương tự đắc, không biết xấu hổ. Đặt câu thơ vào trong mối quan hệ với con người ta có thể thấy Thế Lữ thể hiện niềm phẫn uất khi lũ quân cướp nước trắng trợn xâm phạm hòa bình, độc lập của dân tộc, đẩy nhân dân vào cuộc sống tù túng, mất tự do. Nhà thơ cũng thể hiện rõ thái độ của mình ở đây, đó là sự coi thường, chế giễu những hành động phi lí của chúng: “khinh”, “giễu”,“Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm” câu thơ là sự thể hiện cái tinh thần ngạo nghễ, kiêu hùng của con hổ về chốn “oai linh rừng thẳm”.

Chúc bạn học tốt

18 tháng 8 2017

* Tâm sự của con hổ qua cảnh tượng vườn bách thú tù đọng, chật hẹp:

- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".

- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú.

* Tâm sự của con hổ qua cảnh núi rừng đại ngàn:

- Tâm trạng hoài niệm, nuối tiếc ngậm ngùi về một thời oanh liệt, hào hùng. Khi thì dằn vặt, khi lại thiết tha, khao khát trở lại những năm tháng tươi đẹp xưa.

- Tâm sự ấy của con hổ cũng chính là tâm trạng của nhà thơ cùng những người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Họ bất lực và chán chường cuộc sống trong cảnh nô lệ đầy tù túng, ngột ngạt, không có tự do. Họ bất hòa sâu sắc với xã hội và họ khao khát tự do, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.