K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2021

Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là lòng khiêm tốn. Càng khiêm tốn khiến ta càng trở nên vĩ đại. Người càng vĩ đại thì càng cần phải khiêm tốn.

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống nhún nhường; không bao giờ tự đề cao cá nhân mình trước người khác mà ngược lại luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm, trau dồi thêm. Người có lòng khiêm tốn không bao giờ tự hào về sự thành công của mình mà luôn cho nó là tầm thường, nhỏ bé, không đáng kể và luôn tìm cách học hỏi thêm nữa.

Biển học là mênh mông vô tận trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương. Có biết bao điều hay, mới lạ về cuộc sống, thế giới bên ngoài mà bản thân ta không hề hay biết. Do đó con người phải biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để có thể tiếp thu được lượng kiến thức bao la, rộng lớn mà nhân loại đã tích lũy từ mấy ngàn năm qua.

Khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, làm việc gì cũng dễ thành công ít thất bại, khẳng định được tài năng và giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về tài năng học thức của mình, không chịu học hỏi bất kì ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.

Mặc khác, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu ngạo tự phụ dễ sinh ra thói chủ quan và do đó thường thất bại trong cuộc sống. Ví như ngọc kia dẫu quý mà chẳng dũa chẳng mài cũng không thể tự tỏa sáng được.

Sống có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện là một lối sống đẹp, tự nâng cao giá trị của chính mình, luôn thành công trong lĩnh vực giao tiếp, được mọi người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ.

Trong đời sống, cần cư xử, nói năng hòa nhã, khiêm tốn, chịu khó học hỏi mọi người, tránh khoe khoang, huyênh hoang khoác lác, tự cao tự đại về tài năng của chính mình vì làm như thế chỉ khiến cho mọi người coi thường, xa lánh.

Người có lòng khiêm tốn phải biết trân trọng con người và hành động đúng đắn đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Biết ơn những ai đã mang lại cho ta lợi ích nào đó. Không bao giờ so sánh thiệt hơn. Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Sống đúng với chuẩn mực, đạo lí ở đời.

Kính nhường học hỏi, không tự cao tự đại, không xem thường tri thức và người khác. Sống đề cao sự sáng tạo và tiến bộ, không khoe khoang, hợm hĩnh, không đua đòi, sĩ diện. Lúc nào cũng điềm đạm, bình tâm với lối sống giản dị, thanh bạch, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và làm cho lối sống ấy được mở rộng trong cộng đồng.

Đức tính khiêm tốn tạo nên vẻ đẹp nhân cách con người. Nhưng không nên khiêm tốn một cách thái quá đến độ khép kín và nhu nhược. Việc gì biết thì trình bày, làm được thì làm ngay chứ không nên im lặng vì không thích tranh đua, không làm vì đợi chờ người khác. Chính đức tính khiêm tốn là yếu tố đưa ta đến gần với mọi người hơn.

11 tháng 3 2021

đoạn trích nào bạn?

đoạn trích nào vậy bạn

27 tháng 2 2022

em tham khảo ý để trả lời nhe:

+Khiêm tốn giúp bạn được mọi người yêu thương quý mến, dễ hòa nhập. 

+Khiêm tốn còn giúp bạn thấy được năng lực của mình thấy người khác cao hơn mình để mà cố gắng vượt khó để tiến tới thành công. Ngược lại với khiêm tốn là tự cao, thiêu khiêm tốn sẽ khiến con người bị cộng đồng xa lánh, ghét bỏ, ít hòa nhập.

20 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !! 

Có rất nhiều ý kiến, nhận xét hay về khiêm tốn nhưng có lẽ ý kiến mà tôi tâm đắc nhất có lẽ là "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời". Vậy khiêm tốn, thành công là gì? Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn. Bởi lẽ cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. Hơn nữa, khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. Bên cạnh đó, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý. Chưa dừng lại ở đó, khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Mỗi người hãy trân trọng những người khiêm tốn đồng thời phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác. Hãy học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.

 
27 tháng 4 2018

- Đoạn trích ghi lại một đoạn đời bi kịch của Thúy Kiều.

    + Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, + Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều ngời lên giữa một bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ

- Đoạn trích thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm

    + Lời Kim Trọng nói với Kiều tái ngộ xác nhận chữ “trinh” của nàng.

    + Chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt, trải qua tay của nhưng của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, rồi làm vợ Thúc Sinh, Từ Hải nhưng Nguyễn Du vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.

Nguyễn Du không né tránh cuộc đời nghiệt ngã, “lời ong tiếng ve” mà ông vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.

16 tháng 4 2019

Qua bài thơ ta thấy được vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần:

   + Con người dũng mãnh, hùng mạnh với tầm vóc vũ trụ

   + Họ luôn dốc hết lòng, hết sức vì dân vì nước

   + Mỗi cá nhân đều ý thức tạo nên sức mạnh tập thể, hết mình cống hiến

→ Sức mạnh thời Trần, đại diện cho hào khí Đông A sử sách còn lưu chính là sự tổng hòa sức mạnh của trí tuệ, đoàn kết dân tộc luôn hướng tới dựng xây dân tộc

- Thế hệ trẻ ngày nay cần học tư tưởng, cách sống và cống hiến của những người thế hệ hào hùng đi trước, luôn cống hiến để đem lại cuộc sống an vui, thái bình cho nhân dân

1 tháng 9 2018

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực

- Sử dụng điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.

23 tháng 12 2017

- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.

- Những câu ở dạng định nghĩa:

    + Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

    + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

    + Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

    + ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Cách giải thích:

    + Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.

    + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.

Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.

4 tháng 5 2017

Đưa chốn lầu xanh nhơ bẩn, chuyện gái trai tục tĩu vào tác phẩm nghệ thuật quả là vấn đề nan giải. Để tránh được chuyện tục tĩu ấy, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi, lá giỏ cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tói tìm Trường Khanh, gió tựa hoa kề... Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du không né tránh hiện thực, miêu tả được thực tế đầy nhơ bẩn chốn lầu xanh mà câu thơ vẫn trang nhã, thanh cao, không chút dung tục. Nhờ vậy, chân dung Thúy Kiều hiện lên cao đẹp. Và cũng qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình đối với nhân vật.

5 tháng 5 2017

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).

4 tháng 5 2017

Như ta đã biết, trong tiếp nhận văn bản Truyện Kiều, việc cho Kiều là trinh hay dâm không phải hoàn toàn thống nhất với nhau (tham khảo thêm phầu những kiến thức cần lưu ý), cần căn cứ vào văn bản để minh định. Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều này qua tác phẩm mà đoạn trích Nỗi thương mình là một ví dụ. Ở phần Đoàn viên, Nguyễn Du tỏ thái độ của mình qua lời Kim Trọng:

Như nàng lấy hiếu làm trinh,

Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

Dù rất thương yêu, mến mộ Thúy Kiều song thực tế đầy phũ phàng (và do phải trung thành với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) nên Nguyễn Du không thể không để cho Kiều phải vào lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh thực tế nhưng cũng chính từ sự việc này, nhà nhân đạo chủ nghĩa lại có điều kiện để cho nhân cách của Kiều ngời sáng, nghĩa là Kiều không dâm, không một chút vui thú trong chốn bùn nhơ. Nàng đau đớn xót xa, bàng hoàng ngỡ ngàng trước những cuộc say, trận cười:

Giật mình / mình lại / thương mình xót xa.

Câu thơ bị ngắt vụn ra như sự tan nát trong cõi lòng nàng. Nàng lấy làm chán chường tủi hổ, chứ không vui thú gì, nàng lãnh đạm, thờ ơ trước khách làng chơi:

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì.

Không cưỡng lại được trước thế lực tàn bạo, nàng Kiều đã chống lại bằng thái độ. Tâm hồn của Kiều hoàn toàn trong trắng, nhân cách, phẩm giá của Kiều hoàn toàn cao thượng. Đúng như Kim Trọng nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.

5 tháng 5 2017

Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.