Viết đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng hai cặp từ liên kết câu:''từ...đến''
-Cần gấp-
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tình cảm gia đình là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Trong tình cảm gia đình có sự yêu thương của cha và mẹ. Tình yêu này nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của mỗi con người. Có người hỏi : Vì sao lại cho rằng tình yêu gia đình lại khác với tình yêu học trò,...? Vì khi bạn vấp ngã hay khi bạn mệt mỏi, tình yêu gia đình sẽ bù đắp cho bạn, sẽ giúp đỡ bạn coi đó như là lời động viên. Gia đình sẽ là người bạn chân thành nhất, cần bạn mà bạn không phải trả thứ gì còn ngoài kia tình người khác cần bạn nhưng phải có điều kiện.Tình yêu gia đình! Gia đình là nơi sinh ra ra; ôm ấp, chở che ta khôn lớn ; là tổ ấm, mái ấm của mỗi người. Nơi ấy có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, vợ chồng sống gắn bó, yêu thương, máu thịt với nhau. Mối quan hệ đó là quan hệ bền chặt, sống chết, sướng khổ có nhau, khó có thể lìa xa.Vì thế, tình yêu gia đình là thứ tình yêu thiêng liêng, sâu nặng nhất, nó thể hiện phẩm chất cao quý của mỗi con người
Tham khảo
Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng.Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,.... Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.
- Đoạn văn đảm bảo nội dung trọn vẹn, đúng hình thức lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu câu.
- Đoạn văn có sử dụng phương thức liên kết.
- HS chỉ ra được phương thức liên kết
- HS phân tích được hiệu quả của phương thức liên kết có trong đoạn văn
Thời tiết vào đông, bầu trời trở lên u ám, gió thổi mạnh mang theo những hơi lạnh run người. Tôi đang đi về trên con đường quen thuộc nhưng hôm nay sao xa quá. Cỏ cây bên đường cũng trở lên xơ xác. Tôi khó nhọc đạp từng bước nặng nề trên con xe đạp cọc cạch ngược chiều gió. Thời tiết mùa đông này thật khiến người ta chùn bước. Thế nên, tôi yêu mùa hè hơn. Mùa hè mùa tràn đầy hi vọng của tôi. Nghĩ thế, tôi liền lấy hết sức đạp thật nhanh về nhà, quên hết cái lạnh đang phải hứng chịu.
Tham khảo
Bác Hồ là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, em bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuổi lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế, Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Người mẹ thứ hai của em ở trường là cô Dung. Cô là người đã dạy em từng con chữ, dạy em cái hay của văn chương, sự kì diệu của những con số. Cô cũng là người dạy em biết cách ứng xử, biết sống đúng mực. Mỗi điều đáng quý ấy em đều khắc sâu trong lòng. Chúng là hành trang để em có thể phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Sau này dẫu có đi đâu bao xa em vẫn sẽ luôn nhớ về cô, người phụ nữ dịu dàng đã dạy chúng em biết bao điều quý giá trong cuộc sống.
Em tham khảo:
Trái Đất giờ đây đang đứng trước nguy cơ của việc biến đổi khí hậu do con người gây ra. Vì thế, việc bảo vệ môi trường là việc làm vô cùng cần thiết của toàn nhân loại ở khắp quốc gia. Và(Phép nối) việc làm để bảo vệ môi trường là , bỏ rác vào thùng , dọn dẹp vệ sinh nơi, phải trồng cây xanh , hạn chế khí thải từ các nhà máy, hạn chế sử dụng năng lượng không tái chế và sử dụng những nguồn năng lượng sạch mới... Ngoài ra , chúng ta cần phải xem xét, ý thức với chính bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường và đồng thơi tham gia các hoạt động như Mùa hè Xanh , Giờ Trái Đất ... Có như vậy, Trái Đất , ngôi nhà chung của chúng ta , sẽ trở nên xanh sạch đẹp.
Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống. gạch chân: phép liên kết in đậm: thành phần biệt lập
Những ngày này, khi cả nước cùng chung tay chống dịch Covid-19, chúng ta lại càng trân trọng hơn bao giờ hết sự đồng cam cộng khổ, tinh thần đoàn kết và sẻ chia của người dân Việt Nam ta. Trên khắp mọi miền của Tổ quốc, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, mọi người dân đều cố gắng nâng cao ý thức và trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. Có rất nhiều mô hình quyên góp ủng hộ để giúp đỡ những người nghèo khó trong xã hội vượt qua giai đoạn khó khăn này. Từ mô hình cây gạo ATM, hay siêu thị hạnh phúc… đến những hình thức nhắn tin quyên góp, hay hỗ trợ tiền lương, tiền mừng tuổi…. Tất cả cho ta thấy được truyền thống "Là lành đùm lá rách", "Tương thân tương ái" của người dân việt Nam ta từ trước tới nay vẫn luôn được phát huy trong thời đại ngày nay.
Bạn Tham khảo nha
Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến Tết. Khắp nơi, ai ai cũng bận rộn chuẩn bị đón chào năm mới. Từ những cô bác nông dân, đến những anh chị công nhân nhà máy. Từ những thầy cô đến các bạn học sinh trên giảng đường. Từ những người dân buôn bán đến người đi chợ. Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp đều thả mình vào cái rộn ràng của thời khắc cuối năm.