K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đoạn văn được trích trong văn bản "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh đã thể hiện rất rõ tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học vào lớp 1. Thật vậy, cũng giống như bao cô cậu học trò khác, nhân vật tôi cũng có tâm trạng bỡ ngỡ, bẽn lẽn và rụt rè vào ngày hôm ấy. Trong ngày hôm ấy, hình ảnh những cô cậu học trò nhỏ đáng yêu"bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ, như con chim con đứng trên bờ tổ, muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ, thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ" đều cho thấy được tâm trạng rụt rè và nhút nhát của các em. Đứng trước thế giới mới lạ, nhân vật tôi mang trong mình tâm trạng như một chú chim non, vừa sợ hãi nhưng cũng vừa khao khát muốn khám phá thế giới mới toanh này, thế giới hứa hẹn sẽ đem đến những niềm vui cho chính các em. Và khi bước vào lớp, tâm trang của nhân vật tôi đó là sự rụt rè, e thẹn được thể hiện qua cử chỉ bước vào lớp. Tiếng trống trường vang lên như một lời thúc giục mạnh mẽ. Thế nhưng nhân vật tôi và những người bạn khác lại "vụng về lúng túng, không đi, dềnh dàng, run run". Đó chính là tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi đứng trước khoảnh khắc thực sự phải khám phá thế giới mới lạ. Đó là tâm trạng mà ai cũng có ngày đầu tiên đi học, trong sáng và đáng yêu vô cùng. Qua đoạn trích, ta có thể thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật cực tài tình, cùng giọng văn trong trẻo, nghệ thuật miêu tả trạng thái nhân vật vô cùng tài hoa và tinh tế của tác giả.

12 tháng 9 2021

 Hầu như ai cũng vậy, lần đầu tới trường, tới lớp, ai cũng mang trong mình một nỗi sợ hãi trước cảnh vật lạ, trước một khung cảnh mới mà chưa gặp bao giờ, tôi cũng vậy. Tôi đi học nhưng cũng mang trong mình một nỗi rụt rè, e ngại, sợ phải xa vòng tay mẹ cha, sợ phải tiếp xúc với một môi trường mới. Trong ngày hôm ấy, hình ảnh những cô cậu học trò nhỏ đáng yêu"bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ, như con chim con đứng trên bờ tổ, muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ, thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ" đều cho thấy được tâm trạng rụt rè và nhút nhát của tôi và các bạn học sinh khác. Đứng trước thế giới mới lạ, tôi mang trong mình tâm trạng như một chú chim non, vừa sợ hãi nhưng cũng vừa khao khát muốn khám phá thế giới mới toanh này, thế giới hứa hẹn sẽ đem đến những niềm vui cho chính bản thân tôi. Và khi bước vào lớp, tâm trang của tôi đó là sự rụt rè, e thẹn được thể hiện qua cử chỉ bước vào lớp. Tiếng trống trường vang lên như một lời thúc giục mạnh mẽ. Thế nhưng tôi và những người bạn khác lại "vụng về lúng túng, không đi, dềnh dàng, run run". Đó chính là tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bỡ ngỡ của tôi khi đứng trước khoảnh khắc thực sự phải khám phá thế giới mới lạ. Đó là tâm trạng mà ai cũng có ngày đầu tiên đi học, trong sáng và đáng yêu vô cùng.

BÀI TẬP TIẾNG VIỆTBT1: Chỉ ra trợ từ và sắc thái biểu thị của chúng trong các câu sau:1. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.2. Đến cả trẻ con còn không tin hắn! …………………………………………………3. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. …………4. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về, lúng túng như tôi cả. ……………………5. Những là rày ước mai ao. ...
Đọc tiếp

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT

BT1: Chỉ ra trợ từ và sắc thái biểu thị của chúng trong các câu sau:

1. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

2. Đến cả trẻ con còn không tin hắn! …………………………………………………

3. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. …………

4. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về, lúng túng như tôi cả. ……………………

5. Những là rày ước mai ao.  ………………………………………………….………

6. Cái bạn này hay thật. ……………………………………………………………….

7. Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy. ……………………………

8. Đích thị là Lan được điểm 10. ………………………………………………………

9. Có thế tôi mới tin mọi người. ………………………………………………………

10. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. ……………………

11. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. …………………………

1
24 tháng 10 2021

ai giúp với 

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.” Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 2: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh đó? Câu 3: Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ, ghi lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.

2
7 tháng 9 2021

1. Nội dung: khoảnh khắc bỡ ngỡ, rụt rè của những cậu học trò nhỏ trong ngày đầu tiên đi học.

 

2. Biện pháp so sánh: 

- Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

- Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. 

Bạn tham khảo đoạn văn sau: 

Trong văn bản "Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.

 

3. Tham khảo

Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.

12 tháng 9 2021

   Bài làm

Câu 1: Tâm trạng khao khát muốn được khám phá những điều mới mẻ nhưng còn ngập ngừng, e sợ của các cô cậu học sinh trong buổi đầu đến trường

Câu 2 Phép so sánh : "Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”

So sánh : Họ ( mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ) với con chim con

Tác dụng của phép so sánh : 

              +  Làm cho câu văn sống động, giàu hình ảnh

              + Hình ảnh so sánh tinh tế đã nói lên được mái trường là tổ ấm yêu thương đùm bọc, chở che cho những cô cậu học sinh, những cậu học trò là những cánh chim nhỏ muốn được sải cánh bay để tìm hiểu những điều mới mẻ phía trước nhưng còn e sợ trước không gian bao la, rộng lớn.

               + Qua đó, tác giả đã nêu cao vai trò vô cùng quan trọng của nhà trường : chắp cánh ước mơ cho những cô cậu học trò nhỏ.

Câu 3:

Mỗi người trong chúng ta chắc chắn đều đã trải qua khoảng thời gian làm học sinh đầy đẹp đẽ , vui vẻ, đáng nhớ. Khoảng thời gian ấy đều trải qua dưới mái trường, ngôi nhà thứ hai của chúng ta. Trường cho chúng ta môi trường học tập lành mạnh, cho chúng ta những người thầy đáng mến , cho ta những người bạn trời đánh đáng mến, cho ta những phút giây kỉ niệm đáng quý , đáng trân trọng . Trường dạy cho ta đức , kỉ luật, dạy ta cách trưởng thành , đào tạo ta thành con người có ý thức, có ích với cuộc sống , xã hội. Trường là vòng tay dang rộng ôm ấy ta vào lòng , là người mẹ hiền lành bao dung những đứa con nhỏ bé, ngốc nghếch, hồn nhiên , ngây thơ. Trường là chiếc thuyền đưa ước mơ ta tới bến, là cánh chim chắp cánh cho những khát vọng của ta bay cao, bay xa. Trường quả là mái nhà thứ hai của chúng ta.

  

 

 

[Ngữ Văn 8]I. Đọc hiểu văn bản (4đ):Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 8]

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cây tre Việt Nam.

16
10 tháng 4 2021

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

 Đoạn văn trên trích trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Cảnh ngày khai trường đầu tiên của tác giả

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

)Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...

 

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

10 tháng 4 2021

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Đoạn trích trên trích từ văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Bối cảnh trong đoạn trích là ngày khai trường đầu tiên khi tác giả vào lớp 1.

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Biện pháp nghệ thuật: so sánh (những người học trò mới - con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ).

Tác dụng: giúp người đọc dễ dành hình dung ra sự rụt rè của các em học sinh mới đồng thời làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và sinh động hơn.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cây tre Việt Nam.

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

b. Các loại tre

Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

c. Đặc điểm

Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi.

Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai.

Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất → giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

d. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam

∗ Trong lao động

Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

∗ Trong sinh hoạt

Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

3. Kết bài

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể rời xa tre.

#TK 
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“...Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ…”(Theo SGK Ngữ văn 8...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“...Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ…”

(Theo SGK Ngữ văn 8 - Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu in đậm của đoạn trích trên.

Câu 3: Em có cảm nhận gì về tâm trạng của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường Mĩ Lí vào buổi tựu trường đầu tiên

3
14 tháng 9 2021

1. Đoạn trích được trích từ văn bản ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh

2. Câu nào in đậm vậy em?

3. 

Em tham khảo:

+ Cảm nhận của tôi và các cậu bé khi vừa đến trường : không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm , khiến cho các bạn học sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp

+ Hình ảnh ông đốc hiền từ và nhân hậu giúp giảm đi nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ. Khi nghe đến tên không khỏi giật mình và lúng túng.

14 tháng 9 2021

Câu in đậm là câu nào:))?

Bài 1.Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau...
Đọc tiếp

Bài 1.

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”

( Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?

“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo lối diễn dịch làm sáng tỏ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động, 1 từ tượng hình (gạch chân, chỉ rõ).

0
21 tháng 9 2021

1. ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh

2. Ngày đầu tiên đến trường của tác giả

 

Em tham khảo:

3+4

3:

Nguồn: Hoidap247

Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...

4. 

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em.

sao câu nào chị cũng đúng :(

em thì lắm khi lạc đề :(

Cho đoạn trích sau:"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ".Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau:

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ".

Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Câu 2:  Hãy tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng:

a. Người.

b. Chim.

c. Trường học.

Câu 3: Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện đoạn trích trên được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

Câu 4: Viết đoạn văn nhận xét về hình ảnh so sánh trong đoạn trích trên.

1
18 tháng 9 2021

Câu 1: Biện pháp tu từ: so sánh "Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". 

→ Tác dụng: Diễn tả tâm trạng của các cô cậu học trò nhỏ trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 2: 

a. Người: cậu, học trò, người thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn

b. Chim: tổ, bay, nhìn

c. Trường học: học trò, lớp, thầy

Câu 3: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 4: Tham khảo

Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". Đặt chân đến những nơi xa lạ, phải làm quen với những thứ lạ hoắc ai mà chẳng có phần lo sợ. Thật vậy ở hình ảnh so sánh cuối cùng tác giả đã khéo léo dùng hình ảnh những chú chim non trên bờ tổ để tượng trưng cho hình ảnh của những chú bé cùng cảnh ngộ với mình. Chúng chỉ là những tờ giấy trắng ngây dại, e sợ, ngập ngừng khi bước ra thế giới rộng lớn. Bẽn lẽn, lo âu thế nhưng tất cả đều khao khát học hành, mang trong mình những ước mơ về một tươi lai tươi sáng, ước mơ chinh phục thế giới, làm chủ vận mệnh của mình.