K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2021

Tham khảo nhé!

Câu 1:
Với những cảm nghiệm tinh tế của mình , nhà thơ đã vẽ nên bức tranh "Nhà không có bố " như một phóng sự đầy hình ảnh ,   qua mấy dòng lục bát vừa đằm thắm dung dị , vừa ma mỵ lắng sâu ,  làm lung lay sự yếu mềm trong mỗi con người. Nó chạm vào cả tuyến lệ vốn nông cạn và khô hạn của cả những gã đàn ông...
  Đọc xong bài thơ , những mảng màu cuộc sống ấy cứ trở trăn, ray rứt , đan xen với nhiều cảm xúc. 
  Nhưng đó là những cảm nhận xa xưa  - hồi mấy sợi dây  xúc cảm trong đầu còn mẫn cảm , chưa được nhúng vào...nước sôi cuộc đời .  Giờ là những người đàn ông thực thụ , biết lấy sự mạnh mẽ để khỏa lấp yếu mềm và không còn ngây thơ tin vào ma mỵ lục bát !
  Ngày xưa đọc bài thơ chưa cần kính , nên nó trong veo cảm xúc . Tuổi ấy chưa cần kính . Bây giờ đọc lại " Nhà không có bố " phải qua cặp kính , nên những mảng màu trong đó hiện lên như hình ảnh 3D ,  thật khác xưa . Rõ nét hơn . Có nhiều màu sắc va đập phản chiếu lẫn nhau.
                             Nhà không có bố buồn sao
                     Cái đinh cũng thiếu , con dao thì cùn . Đành rằng các cụ xưa từng nói - " Vắng đàn ông quạnh nhà , vắng đàn bà quạnh bếp" , nhưng xu thế đời nay , nhiều phụ nữ chọn cuộc sống đơn thân khá phổ biến.  Thế thì nhà không có bố hà cớ gì phải buồn . Đây là cái sai đầu tiên của bài thơ. Không có bố càng khỏe xác !
    Đinh thiếu , dao cùn , vài chục bạc ra chợ có tất. Cứ mua mỗi loại một ít , ném vào một góc nào đó , lúc cần thì có ngay mà sử dụng. Còn chân yếu tay mềm không tự đóng đinh được thì ...dễ ợt. Các nàng cứ vẫy tay một cái , đừng ngại , thằng cha hàng xóm nhảy qua liền. Đừng nói là đóng đinh , mà đóng nguyên cả cái cột đình vào vách núi  hắn cũng chẳng lăn tăn gì. (!).
                          Bơm xe chẳng hiểu cái jun
                      Rát tay bật lửa , đá cùn xăng khô
   Xưa rồi Diễm ơi . Bây giờ xe tay ga ,các nàng cứ ngồi yên trên xe , vẫy tay : " Bơm". Anh chàng nào mà thấy người đẹp chả thích bơm !? Bơm xong, hai bên vui vẻ coi như xong việc. Còn bật lửa - tức là cái hộp quẹt , thời giờ tràn lan , xài  hết gas thì cho vào sọt rác, kiếm cái mới  . 
                         Không có` bố , không thì giờ
                    Bữa ăn sớm muộn chẳng chờ chẳng mâm.
   Ừ , cái này thì quá đúng , nhưng không có bố càng thích. Không phải lo khẩu vị , giờ giấc , mâm bàn ...Bữa ăn , Mẹ một tô , bạ đâu ngồi đấy , vừa ăn vừa giở đọc " Tạp chí Thời trang ". Con một tô , cũng một góc , vừa ăn vừa dí mũi vào Đoremon. Thế là quá ư tiện lợi. Một công đôi việc. Than thở con mẹ gì nữa! Tự do hơn cả ...thế giới tự do .
                        Ngày đông gió bấc mưa dầm
                    Dậy che mái dột, âm thầm mẹ con.
  Gió bấc mưa dầm mùa đông thì đâu riêng chỉ mấy mẹ con , mà là...toàn quốc. Chính xác là toàn vùng ( Trong Nam không có loại kinh điển này.) " Lụt thì lút cả làng " đâu riêng một mình ai , kể cả nhà có nhiều ...lớp bố !
  Che mái dột ư ? Lại  giơ cổ tay tròn trắng ra vẫy thằng cha hàng xóm thôi. Hắn luôn dài cổ chờ mong cái vẫy tay dẻo như múa của người đẹp ! Đàn ông là loài sinh vật  ưa ngọt , các nàng cứ liếc xéo cho nó một phát , nhẹ nhàng cho nó một câu ,  thì hắn còn nằm dài lên mái nhà mà che dột cho mấy mẹ con suốt đêm đông ấy chứ . 
                      Chẳng nghe tiếng điếu rít giòn
                   Bia không mua uống , em còn bán chai .
 Tiếng điếu rít giòn mà làm mê hoặc phụ nữ thì quả là...Ngoa sĩ chứ không phải là Thi sĩ nữa ! Nếu thuốc lá gây khó chịu một thì thuốc lào phải gấp lên nhiều lần - Cái hôi hám của thuốc lào rất bền màu và phát tán diện rộng . Một ông bố nọ từ ngoài Bắc vào thăm con vì nghiện nên mang cả điếu cày vào Nam. Người già đêm thường khó ngủ , mỗi lần thức giấc , ông lại rít thuốc lào. Mà hút thuốc lào là phải rít càng kêu to càng sướng. Đêm thanh vắng làm nền cho tiếng điếu vút cao như tiếng súng liên thanh làm cô con dâu trăn trở khó chịu. Một hai đêm đầu , cô còn nhịn , đến đêm thứ ba thì cô không nhịn được nữa và..."  Gìa rồi mà hút hít gì rống to thế , chẳng cho ai ngủ" . Ông đành nhẹ hơi , rít sụt sịt như ăn trộm . Còn may là nó mới nhắc nhở , chưa vả vào miệng ông. Thế mà trong thơ , tác giả " Ngoa điệu " lên là nhớ !   
                      Nước đun sôi , để nguội hoài
                   Nhà không có bố , biết ai pha trà .
 Đàn ông là lắm tật lắm. Ngoài rượu bia lại còn trà,  không có các ông , đỡ nhọc lòng lau rửa ấm chén. đỡ phải  ngứa mắt nhìn cảnh các ông khề khà bên ấm trà trong lúc người khác đánh vật với một núi việc nhễu nhã mồ hôi .  Nhưng không cứ phải pha trà mới đun nước sôi , mà nước sôi để nguội  vẫn phải dùng cho mọi người đó thôi...
  Chân lý bên lở bên bồi cuả dòng sông là mãi mãi , nhà không có bố chỉ là nhất thời , chẳng gì phải buồn . 
                     Nhà không có bố, chẳng sao
                Bao anh hàng xóm nghêu ngao...hát thầm !
   Rõ ràng  khi đọc thơ qua cặp kính , ta nhìn thấy nhiều điều  mà tác giả hồi ấy loay hoay với những câu hỏi chưa có câu trả lời . Bài thơ như một phóng sự ảnh , lưu đọng vào người đọc lâu nay, ray rứt và ấm ức . Bây giờ tân tiến hơn , có những điều không còn phù hợp nữa .  Những bức ảnh cảm động trong bài thơ trên đều có lối thoát ,xử lý được qua ngả...Photoshop hàng xóm !  
Câu 2:
Âm thâm là tính từ giúp chỉ trạng thái sự vật.

6 tháng 11 2021

vậy còn câu hỏi em hãy chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng từ này trong câu thơ? thì sao

Sáng ra bờ suối, tối vào hang”

Câu thơ được ngắt theo nhịp 3/4 đã tạo thành hai vế sóng đôi và gợi sự nhịp nhàng, nề nếp trong lối sống của Bác. Những từ ngữ trong câu thơ lần lượt nói về nơi ẩn náu và chỗ làm việc: “suối”  “hang”, thời gian biểu thường nhật “sáng”  “tối” và cả hoạt động “vào”  “ra” bí mật của con người.

Những hoạt động, cách sinh hoạt ấy diễn ra ở Pác Bó, đây vốn là một nơi lạnh lẽo, ẩm ướt. Theo như lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đây còn là một nơi rất hoang sơ và nguy hiểm: “Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy đã thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người”.

Thế nhưng Bác vẫn thích nghi, làm chủ không gian, thời gian ấy và hòa theo nhịp điệu của suối của rừng thật khéo léo. Đến cuối cùng, ta chỉ thấy toát lên qua câu thơ là một cách tổ chức cuộc sống hòa hợp với điều kiện, môi trường với một tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng nơi Bác chứ không hề có một chút nào của sự bó buộc, cưỡng ép.

Đến câu thơ thứ hai, cảm giác phơi phới, thoải mái khi nói về nơi ở vẫn tiếp diễn nhưng pha vào đó còn có cả sự vui đùa khi nhắc đến cái ăn:

“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

“Cháo bẹ”  “rau măng” được nhắc đến ở đây là cháo nấu bằng hạt bẹ (ngô) và rau măng rừng. Đó là những lương thực, thực phẩm mà Bác và các anh chiến sĩ vẫn sử dụng thường ngày. Những từ còn lại của câu thơ “vẫn sẵn sàng” có thể mở ra cho người đọc hai cách hiểu. Có thể hiểu ý câu thơ này theo cách: mặc dù phải rất kham khổ, thức ăn chỉ có cháo bẹ và rau măng nhưng người cách mạng thì luôn giữ tinh thần trong trạng thái “vẫn sẵn sàng” trước mọi tình huống, sự việc.

Tuy nhiên, khi cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta nhận ra cũng có người hiểu ba chữ “vẫn sẵn sàng” ở đây ý nói đến việc thức ăn như bẹ, như măng thì lúc nào cũng “sẵn sàng”, lúc nào cũng có để phục vụ cho người chiến sĩ. Hai chiều hướng suy ra ý nghĩa đó dù có khác nhau nhưng đều hướng đến việc thể hiện sự bằng lòng với điều kiện hiện thực, và còn chất chứa trong đó cả sự hóm hỉnh, hài hước.

Những món dân dã của núi rừng, trong điều kiện thiếu thốn cũng trở thành thực phẩm nuôi sống Bác và những anh bộ đội. Trong câu thơ của Bác, cái khổ như hiện diện lên trong bốn chữ đầu nhưng có một điều chắc chắn rằng, Bác không nhằm than khổ, kể khổ. Bác kể như thế là đúng sự thật và sự thật dù là khổ sở như thế nào thì Bác vẫn đón nhận nó với tinh thần nhẹ nhàng, thư thái.

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi...
Đọc tiếp

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

2
10 tháng 7 2017

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

     + Muốn ra chợ thì chợ xa

     + Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

     + Muốn bắt cá thì ao sâu

     + Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

     + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

     + Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

 

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

   + Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

     + Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

     + Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

11 tháng 11 2021

ko bt

 

2.Bài thơ đc lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn ko có gì tiếp bạn để rồi kết lại 1 câu "Bác đến chơi đây, ta với ta!" nhưng thể hiện đc tình bạn đậm đà, thắm thiếtEm có tán thành ý kiến trên ko? Nếu ko, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ = cách trả lời các câu hỏi sau :a/ Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi...
Đọc tiếp
2.Bài thơ đc lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn ko có gì tiếp bạn để rồi kết lại 1 câu "Bác đến chơi đây, ta với ta!" nhưng thể hiện đc tình bạn đậm đà, thắm thiết
Em có tán thành ý kiến trên ko? Nếu ko, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ = cách trả lời các câu hỏi sau :
a/ Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b/ Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c/ Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?
d/ Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.  
1
3 tháng 10 2016

2. em tán thành .
a) Phải thết đãi bạn nhiều món ngon vì lâu rùi ko gặp bạn thân của mình .
b) CHo thấy tác giả :
- chợ xa trẻ ko ở nhà --> Cảnh nhà neo đơn 
- Ao sâu nước cả khôn chài cá 
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà 
--> Tuổi già sức yếu 
Cải chửa ra cây , cà mới nụ 
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa [..!]
-->Cây chỉ chợp lớn . Tíêc thay , đó lại ko giúp tác giả bày tỏ tấm lòng của mình
--> Tác giả đang muốn làm phai nhạt đi những thứ mang giá trị về vật chất .
c) Quan niệm về tình bạn :
''bác đến chơi đây , ta với ta '' 
--> Câu thơ thể hiện tình bạn thắm thiết bất chấp mọi điều kiện về vật chất .
d) Tình cảm cao quý , chân thực đậm đà . Giao tiếp không màu mè của xã hội

2 tháng 10 2016
Bài thơ dc viết lúc bạn lâu ngày ko gặp của Nguyễn Khuyến là Dương Khuê đến chơi nhà . Tác giả muốn đãi bạn 1 bữa thịnh soạn bằng thịt , cá .... nhưng vì hoàn cảnh " Trẻ thời đi vắng , chợ thời xa " " Ao sâu nước cả khôn chài cá " " Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà " nên NK ko thể đãi bạn mình 1 bữa thịnh soạn , đành thế tác giả đãi bạn bằng bữa cơm " Cây nhà lá vườn" nhưng trớ trêu rau quả trong vườn chưa đến mùa thu hoạch 
" Cải chửa ra cây cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa"
Vậy là ko có thể đãi bạn bữa cơm , người ta thường nói " Miếng trầu là đầu câu chuyện " nhưng nhà NK lại cũng ko có trầu . Thật hóm hĩnh , thế là NK bây giờ đón bạn bằng tấm lòng 
" Bác đến chơi đây ta voi ta ! "
Em kính phục tình bạn của tác giả , một tình bạn chân thành , đằm thắm , một tình bạn ko thể trao đổi bằng vật chất sơ sơ thui 
16 tháng 10 2016

b)Không có ai để nấu nướng,giúp đỡ,
-Chợ xa mà khách còn đợi,không thể bỏ đi,không mua được rau quả gì để tiếp đón.
-Ao nhà thì sâu,không thể câu,mò hay dùng các cách chài lưới mà bắt cá được.
-Gà thì có nhưng rào rộng,không sao đuổi bắt nổi 
-Rau cải còn chưa ra cây để mà xào nấu cho khách.
-Cà thì vừa ra hoa,chưa đơm quả.
-Bầu,mướp cũng có mà lại chưa ăn được.
-Miếng trầu nhai cho vui câu chuyện cũng chẳng có nổi 1 miếng.
-->Tuy nhà có thịt,có rau nhưng đều không thể mang ra mời khách.Thực sự là muốn cũng không được =.=
Qua đây muốn ca ngợi tình bạn chân thành,thắm thiết, không bị cuồn theo vẻ vật chất bề ngoài.

c)Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta !

a)

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

d)Cụm từ ‘ta với ta’ thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn.

 

13 tháng 10 2016

câu 4

 tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

13 tháng 10 2016

1)''Trẻ đi vắng...trầu không có''

2)tiếp nối và mở rộng ý, khẳng định luôn cái không có đến tuyệt đối.

Cố tình tạo dựng lên 1 t/huống đặc biệt éo le là cách nói hài hước, phóng đại cái nghèo cái thiếu thốn, thể hiện sự hóm hỉnh hài hước, yêu đời của một nhà nho thanh bạch.

=> T/g là một người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin tưởng ở sự cao cả của tình bạn trong sáng.

3)''Đã bấy lâu nay,bác tới nhà''

4) « Bác đến chơi đây, ta với ta » . ta ( 1) : chủ nhà- nhà thơ.

Ta ( 2) : Khách – bạn

QHT « với » liên kết 2 đại từ ta : chủ và khách không còn khoảng cách, chỉ còn ta với ta, tuy 2 mà 1 , gắn bó, hòa hợp vui vẻ trọn vẹn. Đúc kết , quyết định giá trị toàn bài thơ. Bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn. Như 1 tiếng cười xòa vui vẻ, hồn hậu, khẳng định một T/B đậm đà thân thiết trọn vẹn mà trong sáng vượt lên trên mọi vật chất tầm thường. 

23 tháng 10 2016

a) Bài Bạn Đến Chơi Nhà có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào ?

=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:

  • Số câu: 8 câu (bát cú)

  • Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

  • Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1 - 2 - 4 - 6 - 8: nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

  • Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

b) Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê ?

=> Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

=> Ao sâu nước cả, khôn chài cá.

=> Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

=> Cải chửa ra cây, cà mới nụ.

=> Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

=> Đầu trầu tiếp khách, trầu không có.

c) Qua 7 câu thơ đầu tác giả Cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón bạn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào ? Theo em tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó ?

=> "Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa": đúng ngày khách tới chơi thì lũ trẻ không có ở nhà để giúp đi chợ, đành phải tự thân đi nhưng chợ xa quá, thời đó phương tiện giao thông còn hạn chế.

=> "Ao sâu nước cả, khôn chài cá": Ao thì sâu, nước thì rộng để đánh được một mẻ lưới cá rất khó khăn.

=> "Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà": Vườn rộng quá, khó bắt được gà, khi đã dồn gà đến đường cùng, tưởng chừng như bắt được, nhưng rào lại thưa, có lỗ to để gà có dễ chui qua.

=> "Cải chửa ra cây, cà mới nụ": Cải mới vừa ra hoa, không thể ăn, còn cà chỉ mới ra nụ, chưa có trái.

=> "Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa": bầu chỉ mới vừa rụng hoa, còn nhỏ quá, giàn mướp thì chỉ toàn là hoa, không có quả.

=> "Đầu trầu tiếp khách, trầu không có": người ta nói rằng "miếng trầu là đầu câu chuyện" không cần những thứ khác, có trầu cũng đủ rồi, nhưng trầu cũng không có, không tiếp khách được.

Tất cả đều có nhưng không dùng được.

d) Tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.

=> Hết bài thơ.

 

e) Câu thứ 8 và đặc biệt là cụm từ" ta với ta" nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

=> Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

8 tháng 10 2017

Cảm ơn bạn nhiều nhé!

9 tháng 10 2016

1) Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động.
2) - Số câu : 8 câu (bát cú)

- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

3) 

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

4) -Không có ai để nấu nướng,giúp đỡ,
-Chợ xa mà khách còn đợi,không thể bỏ đi,không mua được rau quả gì để tiếp đón.
-Ao nhà thì sâu,không thể câu,mò hay dùng các cách chài lưới mà bắt cá được.
-Gà thì có nhưng rào rộng,không sao đuổi bắt nổi 
-Rau cải còn chưa ra cây để mà xào nấu cho khách.
-Cà thì vừa ra hoa,chưa đơm quả.
-Bầu,mướp cũng có mà lại chưa ăn được.
-Miếng trầu nhai cho vui câu chuyện cũng chẳng có nổi 1 miếng.
=>Tuy nhà có thịt,có rau nhưng đều không thể mang ra mời khách.Thực sự là muốn cũng không được .
Qua đây muốn ca ngợi tình bạn chân thành,thắm thiết, không bị cuồn theo vẻ vật chất bề ngoài.

6) Câu thứ 8 và cụm từ "ta với ta" nhấn mạnh tình cảm tri ân không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

20 tháng 10 2016

bài này khá hay nên có thể giúp bạn tham khảo

Soạn bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến lớp 7
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả.
 –    Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam.
–    Thuở nhỏ thông minh lớn lên học rộng hiểu nhiều nên đã thi đỗ tiến sĩ.
–    Ban đầu thì Nguyễn Khuyến cũng thi hỏng nhưng lần sau ông thi đỗ cả ba kì thi Hương Hội Đình nên người đời gọi ông là tam Nguyên yên đổ.
–    Tuy nhiên khi ấy thực dân Pháp sang xâm lược nước ta cùng với những phong trài Tây hóa, ông chán ghét quan trường nên cáo quan về quê ở ẩn.
–    Các sáng tác của Nguyễn Khuyến chia làm hai mảng chính:
•    Mảng thơ trữ tình: chùm thơ thu và những bài thơ về nông thôn, nông dân.
•    Mảng thơ trào phúng: tiến sĩ giấy… 2.    Tác phẩm.–    Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống với ruộng vườn dân dã, đến một hôm có người bạn tri kỉ đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình.
–    Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.

II.    Phân tích.
1.    Hai câu thơ đầu: giới thiệu hoàn cảnh bạn đến chơi với nhà.

–    “đã bấy lâu nay” -> một khoảng thời gian đã lâu hai người không gặp nhau.
–    Người bạn tri kỉ bấy lâu nay chưa gặp nay bỗng đến thăm nhau trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên nhà thơ cảm thấy vui khi mà người ta còn nhớ đến mình và đến thăm mình.
–    Nhưng trái ngược với tình cảm đáng quý ấy là sự tiếp đón của nhà thơ.
–    Hoàn cảnh gặp phải là những người trẻ trong gia đình ông đi vắng, đi chợ ở xa.
->    Hai câu thơ giới thiệu hoàn cảnh những người bạn đến thăm nhau, quý mến nhau nhưng thực tại khó khăn thì lại quá đáng buồn. Chẳng mấy khi có thời gian đến thăm nhau mà không có ai ở nhà để tiếp đãi.

2.    Năm câu thơ tiếp: hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà.

–    Tác giả nêu lên những cái có trong nhà nhưng lại có những cái khó khăn trong đó:
–    Cái có: ao, vườn, cá, gà, cải, cà, mướp, bầu.
–    Cái khó khăn: ao thì sâu không thể bắt cá, vườn rộng khó đuổi gà, những loại rau củ đều đang ở mức tiềm năng đang ra hoa chưa có quả để ăn
->    Bằng việc liệt kê những thứ có mà lại khó làm như thế tác giả muốn thể hiện sự khó khăn và sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi người bạn thân yêu của mình. Nói như thế nhưng dường như ta cảm nhận được rằng không phải vườn rộng cũng chẳng phải ao sâu mà có thể không có những thứ ấy để tiếp đãi bạn của mình.
–    Ngay cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có.
->    Sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi bạn bè, vật chất không có.3.    Câu thơ cuối:–    Bác đến chơi chỉ có ta với ta.
–    Từ ta được nhắc lại hai lần, ta thứ nhất là nhà thơ, ta thứ hai là bạn của nhà thơ.
–    Xua tan những cái vật chất kia bạn bè đến với nhau chỉ có tình cảm làm trò chuyện.III.    Tổng kết.–    Bài thơ thể hiện cuộc sống dân dã của nhà thơ khi cáo quan về quê, sống bình dị yên lành không có mâm cao cỗ đầy để tiếp bạn chỉ có tình cảm thắm thiết chân thành để đáp lại tình cảm bạn đến chơi nhà mà thôi. Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nói quá, phóng đại… để nhấn mạnh vào sự dân dã nơi làng quê, Vật chất bị gạt đi thay vào đó là tình cảm tình bằng hữu thăng hoa.