K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2021

BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

Tiết 1

I.                   Thực dân Pháp xâm lược VN

* Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta:

-         Nguyên nhân sâu xa: 

+ CNTB phát triển mạnh à nhu cầu tìm kiếm thị trường 

+ Phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi

+ Muốn chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng để vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động...

+ Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu

-          Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô.

1.      Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859

-         Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam 

-         Ngày 1/9/1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng nhằm thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”

-         Nguyễn Tri Phương kết hợp với nhân dân thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống 

-         Kết quả: Làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Sau 5 tháng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà

2.Chiến sự ở Gia Định năm 1859

*Tình hình chiến sự ở Gia Định:

-         Nguyên nhân Pháp đánh Gia Định: Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng 

-         Diễn biến: 

+ Về phía Pháp: 

Ngày 9/2/1859 Pháp tập trung quân ở Vũng Tàu 
Ngày 17/2/1859 tấn công thành Gia Định 
Ngày 25/10/1860 Pháp tập trung lực lương mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.
Ngày 24/2/1861 Đại đồn Chí Hoà thất thủ 

+ Về phía triều đình: Chống Pháp không kiên quyết, không nắm thời cơ để hành động với đường lối “Thủ để hoà” 

-         Kết quả : Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long

* Hiệp ước 5/6/1862: 

-         Thoả thuận cắt 3 tỉnh miền đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp

-         Bồi thường chiến phí chiến tranh 4 triệu đô la cho Pháp

-          Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho P-TBN vào buôn bán 

-         Pháp trả tỉnh Vĩnh Long khi ND thôi chống Pháp

Tiết 2

II.                Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1973

1.      Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tính miền Đông Nam Kì

*Tại Đà Nẵng: Nhiều toán binh kết hợp với quân đội triều đình đánh Pháp 

*Tại Gia Định  và ba tỉnh miền Đông Nam Kì:

-          Phong trào đấu tranh của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ tiêu biểu là sự kiện 1861 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu địch và nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập tiêu biểu là căn cứ Gò Công 

-         Năm 1862 phong trào đấu tranh của nhan dân phát triển mạnh mẽ ở Gia Định, Định Tường khiến cho địch hoang mang, lo sợ

-         Sau khi triều đình kí Hiệp ước 5/6/1862 làn sóng đấu tranh ngày càng mạnh mẽ

2.Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

* Bối cảnh lịch sử sau Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 

-         Về phía triều đình: 

+ Tìm mọi cách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Cử phái đoàn sang Pháp chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

-         Về phía Pháp: Từ ngày 20 à 24/6/1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn

*Phong trào đấu tranh của nhân dân 

-         Nhân dân Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp

-         Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập 

ð     Tính chất cuộc kháng chiến giờ đây bao gồm 2 nhiệm vụ: Chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng

*KẾT LUẬN

Phong trào dời đi nơi khác không chịu hợp tác hoặc sống trong vùng địch chiếm lần thứ hai tiếp tục diễn ra. Một số sĩ phu cương quyết bám đất, bám dân tham gia chống Pháp. Trương Quyền con trai Trương Định xây dựng căn cứ ở Tháp Mười, Tây Ninh, liên minh chiến đấu với người Cam-pu-chia; Phan Tam, Phan Ngũ (con trai Phan Thanh Gian) cầm đầu các cuộc nổi dậy ở Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh. Ngoài ra còn khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân, Âu Dương Lân, Trần Văn Thành….

BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG TOÀN QUỐC (1873-1884)

Tiết 1

I.             Thực dân Pháp đánh Bắc Kì làn thứ nhất. Cuộc khánh chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

1.      Tình hình VN trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì

*Về phía Pháp: 

-         Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự 

-         Đẩy mạnh bóc lột bằng tô thuế 

-         Cướp đoạt ruộng đất của dân 

-         Mở trường đào tạo tay sai

-         TD Pháp củng cố các vùng đất mà chúng chiếm được, thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu xây dựng thành phố Sài Gòn, làm cầu tàu, xưởng sửa chữa tàu biểncướp ruộng của ND, mở trường thông ngôn đào tạo tay sai người Việt, ra báo tiếng Việt và Pháp để tuyên truyền… ráo riết chuẩn bị dư luận cho hành động chiến tranh mới.

*Về phía triều đình 

-         Tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời

-          Vơ vét tiền của của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí => kinh tế sa sút, binh lực yếu

-          Mâu thuẫn xã hội sâu sắc 

-         Tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống

2.      Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

a. Nguyên nhân 

-         NN sâu xa: Thực dân Pháp muốn bành trướng thế lực nhảy vào Tây Nam Trung Quốc

-          NN trực tiếp : Lấy cớ đem quân ra bắc để giải quyết vụ Đuy-puy 
b. Diễn biến 

-         Cuối năm 1872, chúng cho lái buôn Đuy-buy gây rối ở Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.

-         Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-buy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.

-         Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20-11-1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tình Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.

Kết quả Chưa đầy 1 tháng Pháp chiếm toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng

Tiết 2

Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (1873-1874)

* Tại Hà Nội 

-          Nhân dân HN chiến đấu với mọi vũ khí có trong tay 

-         Tổ chức Nghĩa hội được thành lập 

-          Ngày 21/12/1873 nhân dân HN chiến thắng lớn tại Cầu Giấy 

*Tại các tỉnh Bắc Kì 

-         Quân Pháp bị đánh ở nhiều nơi

-          Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập

* Trận Cấu Giấy

-          Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội yếu, quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21-12-1873, quân Pháp buộc phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

-         Chớp thời cơ, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúcvà Hoàng Tá Viên phục kích, giết tại trận viên chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch.

* Điều ước Giáp Tuất 

-         Pháp rút quân khỏi Bắc Kì 

-         Triều đình cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp

*Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì: Hiệp ước 1874 là một sự tính toán thiếu cận thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.

II. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục k/c trong những năm 1882-1884

1.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)

*Hoàn cảnh

-         Trong nước:

+ Sau Hiệp ước Gíap Tuất dân chúng phản đối mạnh mẽ 

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ 

+ Nền kinh tế đất nước suy sụp

+ Giặc cướp nổi lên khắp nơi 

+ Triều đình khước từ mọi đề nghị cải cách

=> Đất nước rối loạn 

-         Pháp: Đang chuyển mạnh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc => Nhu cầu xâm chiếm thuộc địa cao

*Diễn biến

-         Nguyên cớ trực tiếp : Vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất và còn giao thiệp với nhà Thanh 

-         Chiến sự tại Hà Nội:

+ Năm 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ đánh thành Hà Nội. Chúng đòi quân ta nộp khí giới và gia thành không điều kiện, không được ta trả lời, Pháp nổ súng tấn công.

+ + Quân ta chống cự quyết liệt nhưng cuối cùng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.

Hoàng Diệu tự vẫn 

+ Triều đình vội vàng thương thuyết với Pháp và cầu cứu nhà Thanh . Quân Thanh ồ ạt tiến vào nước ta

+ Quân Pháp nhanh chóng đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Tiết 3

2.Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp

Tại Hà Nội 

-         Nhân dân đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay 

-         Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.

-         Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.

-         Không bán lương thực cho Pháp 

-         Đào hào đắp luỹ

* Tại các tỉnh đồng bằng 

-         Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: dựng rào cản, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để cản giặc.

-         Quân dân Bắc Ninh, Sơn Tây kéo về áp sát thành Hà Nội. Ri-vi-e kéo quân về Hà Nội đối phó 

-         Ngày 19/5/1883 quân ta lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần 2 

* Kết quả:

-         Pháp định rút khỏi Bắc Kì và 1 số nơi 

-         Triều đình tìm đường thương thuyết 

ð     Pháp tấn công Thuận An buộc triều đình Huế đầu hàng 

3.Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước PK VN sụp đổ (1884)

* Pháp chiếm Thuận An:

-         Ngày 18/8/1883 Pháp tấn công Thuận An 

-         Ngày 20/8/1883 Pháp chiếm Thuận An 

-         Triều đình xin đình chiến và kí Hiệp ước Hác-măng với Pháp

* Hiệp ước Hác-măng 

Nội dung:

-          Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp

-          Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình

-          Quyền ngoại giao do Pháp nắm giữ

-          Triều đình phải rút quân từ Bắc Kì về Trung Kì

* Hiệp ước Pa-tơ-not 

Nội dung 

-         Căn bản giống hiệp ước Hác- măng 

-         Sửa đổi lại địa giới Trung Kì 

-         Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp 

ð     Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến

-         Sau khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thự dân Pháp thì nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp và chống triều đình.

*KẾT LUẬN

Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 , hiệp ước Giáp Tuất 1874, hiệp ước Hác-măng 1883và hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884....Qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).

BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHƯNG NĂM CUỐI TK XX

Tiết 1

I.                   Cuộc phản công của phái chủ hiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”

Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ hiến ở Huế tháng 7-1885

*Nguyên nhân:

-         Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế đã bị phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

-         Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ,, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

*Diễn biến:

-         Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

-         Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Phong Trào Cần vương

-          Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi ra Tân Sở, ông nhân danh nhà vua hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

-         Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.

-         Diễn biến: chia làm 2 giai đoạn

+ Giai đoạn 1(1885-1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.

+ Giai đoạn 2 (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

Tiết 2

II.                Những cuộc k/n lớn trong phong trào Cần vương

Điểm khác nhau của khởi nghĩa Ba Định và khởi nghĩa Ba Sậy

-          Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân đã sử dụng lối đánh du kích độc đáo, phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, luôn chủ động phục kích đánh giặc trên đường đi hoặc tập kích các đồn lẻ của chúng.

-         Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại lâu hơn khởi nghĩa Ba Đình.

-         Căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình, quân khởi nghĩa Bãi Sậy không thể cố thủ như Ba Đình, địa bàn hoạt động mở rộng ra các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình.

Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)

-         Địa bàn hoạt động: thuộc các huyện Hương Khê và Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh sau đó lan rộng ra các tỉnh khác. Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

-         Từ năm 1885 đến năm 1889 nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

-         Từ năm 1889- năm 1895 khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quyét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.

-         Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có qui mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.

-         Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.

ð     Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khới nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:

-         Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.

-         Lãnh đạo cuộc khưởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.

-         Thời gian tồn tại trên 10 năm.

-         Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình bù nhìn.

-         Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.

-         Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).

*KẾT LUẬN

Phong trào diễn ra tập trung ở 1 số địa phương chủ yếu như Huế Quảng Trị… Xây dựng ở vùng núi không xa nơi cư trú của nhân dân mở rộng địa bàn hoạt động. Phong trào đã được quần chúng ủng hộ. Do địa thế của các vùng trong phong trào Cần Vương từ đó chúng ta hiểu rằng đó là những nơi dễ gây ra ô nhiễm môi trường vì đây là nơi chiến đấu: bom đạn…. Xây dựng ở các vùng rừng núi có địa thế hiểm trở mở rộng địa bàn hộng động thì cần chú ý đến môi trường xung quanh.

 
9 tháng 3 2021

BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

Tiết 1

I.                   Thực dân Pháp xâm lược VN

* Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta:

-         Nguyên nhân sâu xa: 

+ CNTB phát triển mạnh à nhu cầu tìm kiếm thị trường 

+ Phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi

+ Muốn chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng để vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động...

+ Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu

-          Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô.

1.      Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859

-         Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam 

-         Ngày 1/9/1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng nhằm thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”

-         Nguyễn Tri Phương kết hợp với nhân dân thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống 

-         Kết quả: Làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Sau 5 tháng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà

2.Chiến sự ở Gia Định năm 1859

*Tình hình chiến sự ở Gia Định:

-         Nguyên nhân Pháp đánh Gia Định: Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng 

-         Diễn biến: 

+ Về phía Pháp: 

Ngày 9/2/1859 Pháp tập trung quân ở Vũng Tàu 
Ngày 17/2/1859 tấn công thành Gia Định 
Ngày 25/10/1860 Pháp tập trung lực lương mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.
Ngày 24/2/1861 Đại đồn Chí Hoà thất thủ 

+ Về phía triều đình: Chống Pháp không kiên quyết, không nắm thời cơ để hành động với đường lối “Thủ để hoà” 

-         Kết quả : Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long

* Hiệp ước 5/6/1862: 

-         Thoả thuận cắt 3 tỉnh miền đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp

-         Bồi thường chiến phí chiến tranh 4 triệu đô la cho Pháp

-          Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho P-TBN vào buôn bán 

-         Pháp trả tỉnh Vĩnh Long khi ND thôi chống Pháp

Tiết 2

II.                Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1973

1.      Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tính miền Đông Nam Kì

*Tại Đà Nẵng: Nhiều toán binh kết hợp với quân đội triều đình đánh Pháp 

*Tại Gia Định  và ba tỉnh miền Đông Nam Kì:

-          Phong trào đấu tranh của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ tiêu biểu là sự kiện 1861 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu địch và nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập tiêu biểu là căn cứ Gò Công 

-         Năm 1862 phong trào đấu tranh của nhan dân phát triển mạnh mẽ ở Gia Định, Định Tường khiến cho địch hoang mang, lo sợ

-         Sau khi triều đình kí Hiệp ước 5/6/1862 làn sóng đấu tranh ngày càng mạnh mẽ

2.Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

* Bối cảnh lịch sử sau Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 

-         Về phía triều đình: 

+ Tìm mọi cách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Cử phái đoàn sang Pháp chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

-         Về phía Pháp: Từ ngày 20 à 24/6/1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn

*Phong trào đấu tranh của nhân dân 

-         Nhân dân Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp

-         Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập 

ð     Tính chất cuộc kháng chiến giờ đây bao gồm 2 nhiệm vụ: Chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng

*KẾT LUẬN

Phong trào dời đi nơi khác không chịu hợp tác hoặc sống trong vùng địch chiếm lần thứ hai tiếp tục diễn ra. Một số sĩ phu cương quyết bám đất, bám dân tham gia chống Pháp. Trương Quyền con trai Trương Định xây dựng căn cứ ở Tháp Mười, Tây Ninh, liên minh chiến đấu với người Cam-pu-chia; Phan Tam, Phan Ngũ (con trai Phan Thanh Gian) cầm đầu các cuộc nổi dậy ở Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh. Ngoài ra còn khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân, Âu Dương Lân, Trần Văn Thành….

BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG TOÀN QUỐC (1873-1884)

Tiết 1

I.             Thực dân Pháp đánh Bắc Kì làn thứ nhất. Cuộc khánh chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

1.      Tình hình VN trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì

*Về phía Pháp: 

-         Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự 

-         Đẩy mạnh bóc lột bằng tô thuế 

-         Cướp đoạt ruộng đất của dân 

-         Mở trường đào tạo tay sai

-         TD Pháp củng cố các vùng đất mà chúng chiếm được, thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu xây dựng thành phố Sài Gòn, làm cầu tàu, xưởng sửa chữa tàu biểncướp ruộng của ND, mở trường thông ngôn đào tạo tay sai người Việt, ra báo tiếng Việt và Pháp để tuyên truyền… ráo riết chuẩn bị dư luận cho hành động chiến tranh mới.

*Về phía triều đình 

-         Tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời

-          Vơ vét tiền của của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí => kinh tế sa sút, binh lực yếu

-          Mâu thuẫn xã hội sâu sắc 

-         Tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống

2.      Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

a. Nguyên nhân 

-         NN sâu xa: Thực dân Pháp muốn bành trướng thế lực nhảy vào Tây Nam Trung Quốc

-          NN trực tiếp : Lấy cớ đem quân ra bắc để giải quyết vụ Đuy-puy 
b. Diễn biến 

-         Cuối năm 1872, chúng cho lái buôn Đuy-buy gây rối ở Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.

-         Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-buy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.

-         Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20-11-1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tình Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.

Kết quả Chưa đầy 1 tháng Pháp chiếm toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng

Tiết 2

Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (1873-1874)

* Tại Hà Nội 

-          Nhân dân HN chiến đấu với mọi vũ khí có trong tay 

-         Tổ chức Nghĩa hội được thành lập 

-          Ngày 21/12/1873 nhân dân HN chiến thắng lớn tại Cầu Giấy 

*Tại các tỉnh Bắc Kì 

-         Quân Pháp bị đánh ở nhiều nơi

-          Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập

* Trận Cấu Giấy

-          Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội yếu, quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21-12-1873, quân Pháp buộc phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.

-         Chớp thời cơ, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúcvà Hoàng Tá Viên phục kích, giết tại trận viên chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch.

* Điều ước Giáp Tuất 

-         Pháp rút quân khỏi Bắc Kì 

-         Triều đình cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp

*Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì: Hiệp ước 1874 là một sự tính toán thiếu cận thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.

II. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục k/c trong những năm 1882-1884

1.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)

*Hoàn cảnh

-         Trong nước:

+ Sau Hiệp ước Gíap Tuất dân chúng phản đối mạnh mẽ 

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ 

+ Nền kinh tế đất nước suy sụp

+ Giặc cướp nổi lên khắp nơi 

+ Triều đình khước từ mọi đề nghị cải cách

=> Đất nước rối loạn 

-         Pháp: Đang chuyển mạnh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc => Nhu cầu xâm chiếm thuộc địa cao

*Diễn biến

-         Nguyên cớ trực tiếp : Vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất và còn giao thiệp với nhà Thanh 

-         Chiến sự tại Hà Nội:

+ Năm 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ đánh thành Hà Nội. Chúng đòi quân ta nộp khí giới và gia thành không điều kiện, không được ta trả lời, Pháp nổ súng tấn công.

+ + Quân ta chống cự quyết liệt nhưng cuối cùng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.

Hoàng Diệu tự vẫn 

+ Triều đình vội vàng thương thuyết với Pháp và cầu cứu nhà Thanh . Quân Thanh ồ ạt tiến vào nước ta

+ Quân Pháp nhanh chóng đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Tiết 3

2.Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp

Tại Hà Nội 

-         Nhân dân đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay 

-         Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.

-         Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.

-         Không bán lương thực cho Pháp 

-         Đào hào đắp luỹ

* Tại các tỉnh đồng bằng 

-         Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: dựng rào cản, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để cản giặc.

-         Quân dân Bắc Ninh, Sơn Tây kéo về áp sát thành Hà Nội. Ri-vi-e kéo quân về Hà Nội đối phó 

-         Ngày 19/5/1883 quân ta lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần 2 

* Kết quả:

-         Pháp định rút khỏi Bắc Kì và 1 số nơi 

-         Triều đình tìm đường thương thuyết 

ð     Pháp tấn công Thuận An buộc triều đình Huế đầu hàng 

3.Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước PK VN sụp đổ (1884)

* Pháp chiếm Thuận An:

-         Ngày 18/8/1883 Pháp tấn công Thuận An 

-         Ngày 20/8/1883 Pháp chiếm Thuận An 

-         Triều đình xin đình chiến và kí Hiệp ước Hác-măng với Pháp

* Hiệp ước Hác-măng 

Nội dung:

-          Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp

-          Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình

-          Quyền ngoại giao do Pháp nắm giữ

-          Triều đình phải rút quân từ Bắc Kì về Trung Kì

* Hiệp ước Pa-tơ-not 

Nội dung 

-         Căn bản giống hiệp ước Hác- măng 

-         Sửa đổi lại địa giới Trung Kì 

-         Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp 

ð     Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến

-         Sau khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thự dân Pháp thì nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp và chống triều đình.

*KẾT LUẬN

Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 , hiệp ước Giáp Tuất 1874, hiệp ước Hác-măng 1883và hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884....Qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).

BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHƯNG NĂM CUỐI TK XX

Tiết 1

I.                   Cuộc phản công của phái chủ hiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”

Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ hiến ở Huế tháng 7-1885

*Nguyên nhân:

-         Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế đã bị phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

-         Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ,, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

*Diễn biến:

-         Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

-         Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Phong Trào Cần vương

-          Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi ra Tân Sở, ông nhân danh nhà vua hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

-         Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.

-         Diễn biến: chia làm 2 giai đoạn

+ Giai đoạn 1(1885-1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.

+ Giai đoạn 2 (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

Tiết 2

II.                Những cuộc k/n lớn trong phong trào Cần vương

Điểm khác nhau của khởi nghĩa Ba Định và khởi nghĩa Ba Sậy

-          Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân đã sử dụng lối đánh du kích độc đáo, phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, luôn chủ động phục kích đánh giặc trên đường đi hoặc tập kích các đồn lẻ của chúng.

-         Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại lâu hơn khởi nghĩa Ba Đình.

-         Căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình, quân khởi nghĩa Bãi Sậy không thể cố thủ như Ba Đình, địa bàn hoạt động mở rộng ra các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình.

Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)

-         Địa bàn hoạt động: thuộc các huyện Hương Khê và Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh sau đó lan rộng ra các tỉnh khác. Lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng.

-         Từ năm 1885 đến năm 1889 nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

-         Từ năm 1889- năm 1895 khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quyét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.

-         Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có qui mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.

-         Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.

ð     Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khới nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:

-         Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.

-         Lãnh đạo cuộc khưởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.

-         Thời gian tồn tại trên 10 năm.

-         Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình bù nhìn.

-         Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.

-         Tự chế tạo được vũ khố (súng trường).

*KẾT LUẬN

Phong trào diễn ra tập trung ở 1 số địa phương chủ yếu như Huế Quảng Trị… Xây dựng ở vùng núi không xa nơi cư trú của nhân dân mở rộng địa bàn hoạt động. Phong trào đã được quần chúng ủng hộ. Do địa thế của các vùng trong phong trào Cần Vương từ đó chúng ta hiểu rằng đó là những nơi dễ gây ra ô nhiễm môi trường vì đây là nơi chiến đấu: bom đạn…. Xây dựng ở các vùng rừng núi có địa thế hiểm trở mở rộng địa bàn hộng động thì cần chú ý đến môi trường xung quanh.

Đọc tiếp

26 tháng 3 2021

câu 1, :

Bạn có thấy cỏ là cây dễ sống nhất và sống cũng rất mãnh mẽ trong bất cứ hoàn cảnh nào, cỏ cũng vươn cao và đôi lúc xanh tươi nữa. Mà cỏ thì mọc không bao giờ nhổ hểt được, nhổ cây này mấy bữa sau cây khác cũng mọc lên. Điều đó đã được Nguyễn Trung Trực dùng làm biểu tượng cho ý chí kiên cường, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Ý chí ấy rất mạnh mẽ, không thể đập tan hay "nhổ" đi hết được.

Chứng minh:

- 1858, trước sự xâm lược cua rliên quân pháp – Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, quân và dân tadưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả, giam chân địch suốt 5 tháng, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng..

câu 2,

giai đoạn lịch sử

sự kiện tiêu biểu

kết cục 

1858

Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng, mở đầu xâm lược việt nam

Pháp bị cầm chân tại đà nẵng

1859

pháp tấn công gia định

pháp bị sa lầy tại Gia định kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh thất bại nên buộc phải chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ.

1873

pháp tấn công bắc kì lần 1

pháp chiếm được bắc kì nhưng rồi rút quân để được triều đình huế thừa nhận 6 tỉnh nam kì thuộc pháp, hiệp ước giáp tuất

1882

pháp tấn công bắc kì lần 2

pháp chiếm được hà nội và một số tỉnh bắc kì

1883

pháp tấn công cửa biển thuận an gần kinh đô huế

triều đình huế đầu hàng, kí hiệp ước hăc mang , trên thực tế vn là thuộc địa của pháp

5/7/1885

Cuộc phản công ở kinh thành Huế

bùng nổ phong trào Cần Vương.

5/6/1911

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Một ánh sáng mới đã mở ra cho việt nam lúc bấy giờ

Chúc bạn học tốt.

 

26 tháng 3 2021

câu 1, theo mình là

Đây là một câu nói rất hay mà người học sử như tôi rất là ái mộ!
Câu nói thế hiện ý chỉ kiên quyết khảng khái của một con người có tầm quan trong của Việt nam trong thế kỉ 20.Như chúngta đã biết có là một loại thực vật mọc ở khắp mọi nơi với số lượng rất nhiều.Cỏ nhỏ song một lần thời gian sau sẽ mọc lại rất nhanh với số lương gấp bội,thế nên việc nhổ hết có một lần là việc vô cùng khó khăn.

12 tháng 5 2021

27 tháng 6 2018

Đáp án B

Bài học lịch sử lớn nhất hiện nay được đúc rút từ công tác xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam là thực hiện đại đoàn kết dân tộc

22 tháng 10 2016

Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung. Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta !

Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với sự phối hợp thanh điệu, vần điệu, bổ cục, đối xứng, số tiếng, số câu rất hài hoà. Đây cũng là bài thơ viết bằng chữ Nôm, dùng từ ngữ thuần Việt giản dị, dân dã mà rất đỗi trong sáng, thanh cao. Trong và thanh hơn cả là một tấm lòng chân thành đôi với bạn. Nhà thơ như muốn nói với bạn và với tất cả chúng ta rằng : Tình bạn, tình người cao hơn của cải.


Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui : Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Cụm từ bấy lâu nay chứng tỏ người bạn của nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật là quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng... mở tiệc đãi bạn để thoả lòng mong nhớ, thoả tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn. Sáu câu tiếp theo, từ câu 2 đến câu 7, thơ chuyển giọng, từ giọng vui sang giọng kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: vợ con đi vắng, chợ ở xa, ao sâu không đánh được cá, vườn rộng, không bắt được gà, rau cải quá non, cây cà mới nhú nụ, giàn bầu, giàn mướp cũng chỉ nụ với hoa... Tất cả đểu thiếu vắng, trống trơn không có thứ gì gọi là... "để đãi bạn". Thậm chí miếng trầu để vào chuyện theo tập quán quê hương "Miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như để thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến, ta sẽ thấy, đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như vẫn ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Ngắm lại cửa nhà của cụ Tam Nguyên ấy, ta thấy, cụ đâu có cô độc, nhà đâu có quá heo hút. Cụ vẫn có vợ con, trẻ già, gia đình vẫn có thể đi chợ mua bán. Nhà vẫn có ao sâu nuôi cá, lại có vườn rộng nuôi gà, nhà gieo được cải, trồng được cà, có giàn bầu, giàn mướp,... Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau quả đang non tơ mơn mởn. Có điều - bác ơi, đúng dịp bác đến thì... gia cảnh nhà tôi chẳng có gì gọi là xứng đáng để đãi bác ! Đằng sau những câu thơ kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. Nói khác đi, nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu, con người không bi quan, than thớ, trái lại vẫn bình thản để giãi bày, tìm sự cảm thông, chia sẻ. Do đó, đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào: Bác đến chơi đây, ta với ta! Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng, ngượng ngùng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất đều khồng còn ý nghĩa gì nữa. "Bác đến chơi đây, ta với ta" là đủ, là điểu mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Cụm từ ta với ta trong bài thơ này của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ ta với tư trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. Đại từ ta trong thơ Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ, nói về một "cái tôi" riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cỏ đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. Còn ta trong thơ Nguyễn Khuyến là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nói về hai murời bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thế, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tường không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xoà bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dung từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa. Tóm lại, bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: "Bác đến chơi đây ta với ta", nghe như một tiếng cười xoà, mà từ dó ấm lên một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện. Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tinh người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt, giản dị, trong sáng và thật là nhuần nhi, dễ hiểu và dễ thuộc.
CHúc bạn học tốt!

22 tháng 10 2016

Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

 

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

 

3 tháng 10 2016

 Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.



 



 

3 tháng 10 2016

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.