K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

tham khảo nha

Nguyên nhân : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và sau Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa tư bản thế giới bước vào một thời kì khủng hoảng trầm trọng. Các nước đế quốc Ý, Đức, Nhật trở thành những nước phát xít, muốn đánh bại bọn đế quốc Anh, Pháp, Mĩ để tranh cướp thị trường, thuộc địa và thực hiện cái mộng làm bá chủ thế giới. Nhưng cả hai bọn đế quốc ấy lại rất thù địch với Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới. Trong một thời gian, Anh, Pháp, Mỹ đã tìm cách nhượng bộ bọn phát xít về phía Liên Xô. Nhưng không dám tấn công Liên Xô ngay, Đức, Ý, Nhật đã quay sang đánh bọn Anh, Pháp... trước và do đó đã mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

5 tháng 1 2022

Nguyên nhân:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và sau cách mạng tháng mười Nga, chủ nghĩa tư bản thế giới bước vào một thời kì khủng khoảng trầm trọng. Các nước đế quốc Ý, Đức, Nhật trở thành những nc phát xít, muốn đánh bại bọn đế quốc Anh, Pháp, Mĩ để tranh cướp thị trường, thuộc địa và thực hiện cái mộng làm bá chủ thế giới. Trong một thời gian Anh, Pháp, Mỹ đã tìm cách nhường bộ bọn phát xít về Liên Xô .
Nhưng ko dám tấn công Liên Xô ngay Đức, Ý, Nhật Bản đẫ sang đánh bọn Anh, Pháp, Mỹ trước và do đó đã mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. 

26 tháng 12 2019

Sgk lịch sử 8 có mà bạn

26 tháng 12 2019
  • Nguyên nhân sâu xa.
    • Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.
    • Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.
  • Nguyên nhân trực tiếp:
    • Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1932 làm mâu thuẫn trên thâm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
    • Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

CÁI NÀY LÀ KIẾN THỨC LỊCH SỬ LỚP 11 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT MỚI LÀ  LỚP 8

1. Cho biết nguyên nhân, diễn biến, mặt tích cực, hạn chế, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản?2.So sánh nhận xét cách mạng tư sản Anh với cách mạng tư sản Pháp?3.Thành tựu của các cuộc công nghiệp thế giới thế kỷ XVIII như thế nào?4.Tính chất chiến tranh thế giới thứ nhất và thế giới thứ hai như thế nào ? Mục tiêu có gì giống và khác nhau ?5.Em biết gì về phong trào công nhân...
Đọc tiếp

1. Cho biết nguyên nhân, diễn biến, mặt tích cực, hạn chế, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản?

2.So sánh nhận xét cách mạng tư sản Anh với cách mạng tư sản Pháp?

3.Thành tựu của các cuộc công nghiệp thế giới thế kỷ XVIII như thế nào?

4.Tính chất chiến tranh thế giới thứ nhất và thế giới thứ hai như thế nào ? Mục tiêu có gì giống và khác nhau ?

5.Em biết gì về phong trào công nhân thế kỉ XIX ?

6.Công xã Paris năm 1871 đá ra đời như thế nào ? Vì sao được gọi là nhà nước kiểu mới ?

7.Nếu điểm chung và khác biệt của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức cuối thế kỷ XIX đầu XX ? Theo em điểm khác biệt nào của các nước đế quốc có ảnh hưởng lớn đến thế giới ? Vì sao ?

8.Nêu thành tựu chủ yếu của kĩ thuật khoa học thế kỉ XVIII-XIX? Theo em thành tựu nào đã giải quyết thắc mắc lớn của con người? Vì sao ?

9.Nêu những hiểu biết của em về Cách mạng Tân Hợi?

10.Cho biết nguyên nhân quá trình xâm lược của các nước đế quốc châu Á và Đông Nam Á?

11.Em biết gì về cuộc duy tân minh trị ?

12.Em hãy nêu và so sánh điểm giống và khác của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2?

13.Cách mạng thế giới thứ hai và cách mạng thế giới thứ 10 Nga ?

14.Tình hình châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì nổi bật ?

15.Các nước đế quốc châu Âu ,Mỹ ,Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất có đặc điểm gì chung và khác biệt ?

16.Hãy nêu nguyên nhân ,diễn biến ,nét mới ,hạn chế ,tính chất ,ý nghĩa của phong trào độc lập dân tộc châu Á ?

17.Nguyên nhân ,diễn biến, mục đích,kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2 ? Hãy so sánh về nguyên nhân, diễn biến, mục đích và kết cục của hai cuộc chiến tranh thế giới đó ?

18.Phát biểu cảm nghĩ hoặc suy nghĩ của em về chiến tranh ?

Mk cần gấp các bn nè trả lời được câu nào hay câu đó nha mong các bạn giúp mk thật lòng luôn

 

0
3 tháng 3 2022

TK

Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường. - Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

Hậu quả:

Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

3 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến để lại là cho toàn nhân loại.

- Là cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước cộng lại.

- Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

21 tháng 12 2021

Tham Khảo:

* Nguyên nhân

 + Do mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc 

⇒ TG hình thành 2 khối :  Liên minh và Hiệp ước

* Diễn biến

 + Giai đoạn thứ 1 (1914-1916)

  - Ưu thế thuộc về phe " liên minh"

 + Giai đoạn thứ 2 (1917-1918)

  - Ưu thế thuộc về phe " hiệp ước"

* Kết quả

 +Cuộc chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Đức, Áo - Hung

 + Cuộc chiến tranh để lại rất nhiều hậu quả nặng nề

* Tính chất

 + Là cuộc chiến tranh mang tính chất phi nghĩa đối với cả 2 bên tham chiến

21 tháng 12 2021

Tham khảo:Trình bày nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918? - Sasu ka

13 tháng 12 2018

do thg cầm đầu của một nước nào đó gây nên

quá easy

#nguLichSu#

13 tháng 12 2018

* Nguyên nhân : 

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt ...

31 tháng 12 2016

1. Chiến tranh thế giới thứ hai

Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.

CTTGT I

1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh:
Chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các chủ nghĩa đế quốc cầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chất chiến tranh đế quốc: là sự phân chia lại thế giới của các đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến. Nguyên nhân theo phân tích của Lê-nin: sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ: những tham vọng thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này gặp phải sức phản kháng của các "đế quốc già" là Anh, Pháp và Nga. Đế chế Áo – Hung và Đế chế Ottoman đã suy yếu không còn đủ "tư cách" và vai trò để có ảnh hưởng trong khu vực Trung Âu, Balkans và Kavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng... Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới có lợi cho kẻ thắng trên cơ sở những mất phần của kẻ thua.

2. Nguyên nhân trực tiếp :
Sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến này, nhưng thực ra đó chỉ là "giọt nước tràn ly". Chiến tranh là "phải nổ ra" do mâu thuẫn giữa các quốc gia của các bên đã chín muồi và các bên tham chiến từ lâu đã chuẩn bị chiến tranh để giải quyết các mâu thuẫn đối kháng với nhau và phân chia lại thế giới.
- Ngày 01/08/1914 Đức tuyên chiến với Nga
=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới
- Ngày 28/07/1914 áo - Hung tuyên chiến với Xecbi
- Ngày 03/08/1914 Đức tuyên chiến với Pháp
- Ngày 04/08/1914 Anh tuyên chiến với Đức

31 tháng 12 2016

Thế chiến III là một giả thuyết về một cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo của Thế chiến II (giai đoạn 1939-1945), đó là cuộcchiến tranh hạt nhân tàn phá thế giới vô cùng khốc liệt.

Cuộc chiến tranh này được dự đoán và được lên kế hoạch cho cơ quan quân sự và dân sự, và được văn học nhiều nước khai thác. Cuộc chiến tranh này do một nước mới thành lập và có nguy cơ trái đất bước sang giai đoạn mới

Với sự phát triển của cuộc chạy đua vũ trang, trước thời điểm xảy ra sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc của Chiến tranh Lạnh, một cuộc chiến tranh tận thế giữa Hoa Kỳ và Liên Xô được xem là có khả năng xảy ra. Đồng hồ ngày tận thế đã phục vụ như là một biểu tượng của Thế chiến III lịch sử từ Học thuyết Truman đã có hiệu lực vào năm 1947.

Trong cuộc khủng hoảng Suez năm 1956, Thủ tướng Liên Xô Nikolai Bulganin đã gửi một công hàm cho Thủ tướng AnhAnthony Eden cảnh báo rằng "nếu cuộc chiến này không dừng lại nó mang nguy cơ biến thành một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba." "[2]

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 thường được cho là điểm lịch sử mà tại đó các nguy cơ chiến tranh thế giới III đã đạt mức gần nhất[3], và Robert McNamara tuyên bố rằng nếu không nhờ Vasili Arkhipov, người đã ngăn chặn một đợt phóng tên lửa hạt nhân từ tàu ngầm B-59 của Liên Xô tại thời điểm nóng bỏng nhất của cuộc khủng hoảng, chiến tranh thế giới III sẽ nổ ra, ông này đã phát biểu tại hội nghị khủng hoảng tên lửa Cuba Havana, "Một người được gọi tên là Vasili Arkhipov đã cứu thế giới." Ngày 26 tháng 9 năm 1983, một trạm cảnh báo sớm của Liên Xô dưới sự chỉ huy của Stanislav Petrov phát hiện sai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tiến vào Liên Xô. Petrov đã đánh giá chính xác tình hình là một báo động giả, và do đó không báo cáo thượng cấp của mình. Hành động của Petrov có thể đã ngăn chặn nguy cơ một cuộc xung đột hạt nhân, do là chính sách của Liên Xô vào thời điểm đó là đáp trả ngay bằng vũ khí hạt nhân khi phát hiện tên lửa đạn đạo phóng vào lãnh thổ của mình.

Trong Able Archer 83, một cuộc tập duyệt 10 ngày của NATO bắt đầu từ ngày ngày 2 tháng 11 năm 1983, Liên Xô đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng hạt nhân của họ và các đơn vị không quân đóng ở Đông Đức và Ba Lan được đặt ở tình trạng báo động. Một số sử gia tin rằng đây thực là thời điểm suýt nữa tạo ra sự khởi đầu cho thế chiến III.

Sau sự tan rã của Liên Xô, Mỹ đã cũng cố được vị trí bá chủ thế giới cho mình nhưng cuộc xung đột giữa Trung Quốc không ngừng gia tăng, đặc biệt khi lời của tiên tri Baba Vanga dự đoán Thế chiến III sẽ nổ ra vào năm 2010, thực chất cho đến nay vẫn chưa xảy ra cuộc chiến tranh quan hệ giữa Mỹ và Trung mà đơn thuần là cuộc bất ổn tại Bắc Phi và Trung Đông, xung đột trên biển Đông khi Trung Quốc khai thác đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, mâu thuẫn giữa các quốc giaĐông Nam Á với Trung Quốc và Đài Loan trên chủ quyền Trường Sa, xung đột trên Bán đảo Triều Tiên, sự đi lên của Ấn Độ, chương trình hạt nhân của Iran, Nhật Bản thay đổi hiến pháp tiến đến quân sự hóa, mâu thuẫn Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, Araq Saudi và Iran, sự trỗi dậy của Nga. Đặc biệt trong thời gian này đã có thêm một quốc gia mới là Nam Sudan sau cuộc Trưng cầu dân ý độc lập miền Nam Sudan, 2011. Tuy sau đó, lời tiên tri của Vanga đã không thành hiện thực, song sự lo sợ vẫn rình rập thế giới.

Trong thời gian gần đây Tổng thống Hugo Chávez của Venezuela và Tổng thống Evo Morales của Bolivia lại muốn biến quốc gia của mình thành một Quốc gia Xã hội chủ nghĩa và quan hệ giữa Hoa Kỳ và Venezuela ngày càng căng thẳng.

Hiện tại Tình hình trên bán đảo Triều Tiên và việc Iran nghiên cứu Năng lượng hạt nhân cũng là một nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh.

Ngoài ra nội chiến tại Syria tiếp diễn nhiều năm liền cũng là một nguy cơ lớn.