K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

Nhà văn Kim Lân được biết đến là nhà văn của nông dân và nông thôn Việt Nam. Những trang viết của ông luôn mang sự gần gũi, giản dị, gắn liền với hình ảnh con người, làng quê Việt Nam. Đến với truyện ngắn “Làng”, ta lại bắt gặp chân dung người nông dân Việt Nam chất phác, mang lòng yêu quê hương, yêu nước sâu sắc qua hình ảnh nhân vật ông Hai.

Ông Hai - nhân vật chính của toàn bộ câu chuyện- đã được tác giả Kim Lân khắc họa chân thực, mang trong mình tình yêu làng chân chất, tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt. Tình huống truyện éo le được đặt ra khi gia đình ông Hai phải đi tản cư do quân Pháp đến đánh chiếm làng. Dù không ở lại, nhưng trong lòng ông Hai vẫn luôn đau đáu nhớ làng, luôn nghe ngóng mọi tin tức về làng Chợ Dầu của mình. Trớ trêu thay, ông Hai lại nghe được tin Làng Chợ Dầu của mình đi theo giặc. Đau đớn, tủi hổ, ông Hai không còn tin vào tai mình khi bắt đầu nghe tin làng quê mình theo Tây. Lòng yêu làng từ trước đến nay không bao giờ thay đổi, tình yêu đó là nỗi nhớ mong khi phải xa, là niềm đau đáu mỗi khi nhớ về những kỉ niệm cùng anh em ở làng đào hào, đắp ụ…Mà giờ đây, ông Hai lại phải đứng giữa lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Và ông đã khẳng định chắc nịch “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Vậy là, niềm tin tưởng vào ánh sáng của Cách mạng, của Cụ Hồ của ông Hai dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn bền chắc nhất, cho dù nó là sự đánh đổi một tình yêu thiêng liêng với mảnh đất quê hương chôn rau cắt rốn. Sự lựa chọn ấy đã thể hiện rõ nhất tình yêu cũng như niềm tin tưởng vào ánh sáng của Đảng của người dân Việt Nam. Cuối cùng, ông Hai lại như vỡ òa trong niềm sung sướng khi nghe tin cải chính, nghe tin làng mình không những không theo Tây mà còn đứng lên đấu tranh rất kiên cường.

 

Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể hiện nổi bật và rõ nét phẩm chất, niềm tin của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, được thể hiện rõ qua hành động, suy nghĩ của nhân vật ông Hai. Tình huống truyện đã đặt nhân vật vào một sự lựa chọn không hề dễ dàng. Tình yêu nào cũng là thiêng liêng và đáng trân trọng, và nhất là tình yêu quê hương, yêu đất nước. Nhưng thật trớ trêu khi hai tình cảm thiêng liêng nhất ấy lại đặt ra cho người nông dân chất phác, hiền lành phải có sự lựa chọn. Và cuối cùng, tình yêu nước đã chiến thắng tất cả. Ông Hai quả thực là một người nông dân chân chất, điển hình cho hình ảnh những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Khi xa quê, ông cũng luôn tự hào mà nhớ về những ngày tháng cùng anh em trong làng lao động, đào hào, đắp ụ…Và dù xa quê, ông vẫn luôn mong ngóng ngày trở về. Nhưng khi nghe tin làng theo giặc, thì một sự sụp đổ về niềm tin đã làm ông Hai đau lòng và tủi hổ biết bao nhiêu. Sự xấu hổ đến tột cùng khi nghe tin làng theo Tây làm “Cổ họng ông nghẹn ắng. Da mặt tê rân rân”. Ông xấu hổ, vì ông thấy mình xuất thân từ làng mang mác theo giặc, xấu hổ vì lòng tự trọng của một con người yêu quê biết bao mà quê mình lại phản Cách mạng. Qua cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ, ông Hai càng thêm khẳng định một niềm tin chắc nịch về niềm tin với Đảng và với Bác Hồ. Khi nghe tin cải chính, ông Hai đã như vỡ òa trong niềm sung sướng. Có thể theo lẽ bình thường, khi nghe tin nhà mình bị đốt, người ta sẽ phải ngậm ngùi mà tiếc của, xót xa mà kêu than. Nhưng, ông Hai lại khác, ông cứ đi khoe hết cho người nọ người kia về việc nhà mình đã bị đốt. Đó tưởng chừng như sự vô lý, nhưng đặt vào hoàn cảnh của nhân vật lại vô cùng hợp lý. Ông Hai muốn khoe về việc nhà mình bị đốt, như là một minh chứng rõ ràng cho việc làng Chợ Dầu quê ông không theo giặc. Vậy là, sự mất mát của cá nhân đã bị quên đi để thay vào đó là niềm tự hào cho quê hương chợ Dầu.

 

Qua tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã khắc họa chân thực và nổi bật nhân vật ông Hai tiêu biểu cho hình ảnh những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Họ là những con người hết sức bình dị, chân chất, nhưng ẩn sâu đằng sau đó là một tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt. Cách mạng và kháng chiến đã đem lại nhận thức, tình cảm mới mẻ, mang đến niềm tin vững bền cho người nông dân. Tình cảm truyền thống yêu quê hương bao đời nay của người nông dân đã được nâng lên thành tình yêu nước sâu sắc. Đó cũng chính là tiền đề để tạo nên sức mạnh nhân dân, để có thể đánh thắng, đánh tan mọi kẻ thù xâm lược.

Tác giả Kim Lân đã vận dụng sáng tạo và thành công cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật chân thực mà điêu luyện. Tác giả đã để cho nhân vật của mình trải qua những đấu tranh về mặt tâm lý, để nhân vật đưa ra những suy nghĩ, lựa chọn mang tính bước ngoặt cho câu chuyện. Truyện ngắn “Làng” cũng đã rất thành công khi xây dựng được hình ảnh nhân vật ông Hai tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân Việt Nam thời bấy giờ. Dù là ngày ấy hay bây giờ, thì tình yêu quê hương, yêu đất nước luôn cần được giữ gìn và phát huy.

5 tháng 1 2022

“Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biến trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất. Ông cũng như mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đối với họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những ngày buộc phải rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào,khuân đá…’’.

 

Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai nỗi nhớ. Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột gan cứ múa cả lên”. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” . Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tinh khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày này mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những cử chỉ của ông Hai khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một.

Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.

Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới lạ cho những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào lãnh tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân Việt Nam là tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong giai đoạn văn học chống Pháp.

Với kết cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.

16 tháng 3 2022

tham khảo

Yêu nước - một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Thế trẻ hôm nay đã kế thừa ông cha đi trước, bảo vệ và phát huy truyền thống đó. Lòng yêu nước khi đất nước trong thời đại hòa bình đến từ những hành động rất đơn giản. Thế hệ trẻ khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Vậy mà có nhiều bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành vi đáng phê phán. Tóm lại, mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển hơn.

16 tháng 3 2022

REFER

Một trong những truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam là tinh thần yêu nước. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, chúng ta vẫn phát huy được tinh thần đó. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay có thể được thể hiện qua những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ. Chúng ta yêu xóm làng thân thuộc, yêu cánh đồng lúa chín thơm. Hoặc cũng có thể là những hành động thật lớn lao như cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Ý chí bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của quê hương. Cả lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…. Dù là nhỏ bé hay lớn lao thì tình yêu đó tin chắc sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Bởi tình yêu đất nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

6 tháng 1 2022

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình phụ tử. Tình phụ tử là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình. Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Mỗi người con khi yêu thương cha sẽ tạo nên những đức tính tốt đẹp khác đồng thời tạo giúp cho gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương. Việc đối xử, thể hiện tình cảm với cha mình thể hiện phẩm chất, nhân cách của người đó. Tình phụ tử của người cha được biểu hiện bằng tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực. Còn người con chính là việc yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mình; nghe theo những lời khuyên bảo của cha; có những hành động đền ơn đáp nghĩa với cha mình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn như: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán. Không gì thay thế được tình cha, không gì quý giá hơn tình cha. Là một người con, cũng ta hãy trở thành những người con có hiếu, yêu thương và báo đáp cha của mình.

6 tháng 1 2022

Tham khảo!

Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên : “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quý trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

1. 

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Việt Nam.Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ.Tự cho mình là mạnh nhất thiên hạ. Chú tuổi còn trẻ nên còn ngông cuồng và có tính tự lập cao. Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất ân hận,hối lỗi và từ sự việc đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. 

2. 

Nhân vật Dế Choắt trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Dế Choắt có ngoại hình gầy gò, ốm yếu, hay bị bệnh. Choắt không đẹp ở ngoại hình nhưng chú đẹp trong lòng ta bởi nét tính cách. Choắt luôn thấu hiểu, luôn nhường nhịn trước Dế Mèn kiêu căng. Thậm chí, cái chết của Dế Choắt cũng thật bao dung và thật đẹp. Tấm lòng, sự hi sinh của Choắt đã thức tỉnh không chỉ Dế Mèn mà còn để lại trong ta những bài học, những chiêm nghiệm về cuộc đời. 

em cảm ơn người viết bài văn trên bài văn trên rất hay

 

13 tháng 3 2022

tham khảo

Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.

Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu". Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.

Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: "thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".

Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo, Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn…Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, "đèn nhà ai nhà nấy rạng".

Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Cần phát huy truyền thống cao đẹp đó.

13 tháng 3 2022

tham khảo

Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.

Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu". Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.

Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: "thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".

Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo, Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.

Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn…Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, "đèn nhà ai nhà nấy rạng".

Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Cần phát huy truyền thống cao đẹp đó.

26 tháng 2 2016

1. 

Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng  bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.


Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.


Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.

2. 

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác

 

22 tháng 2 2018

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong. Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấu hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.

1 tháng 1 2022

Tham khảo !!!

Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.

23 tháng 9 2022

Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.

20 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Trong cuộc đời mỗi người, tình mẫu tử bao giờ cũng gần gũi và thiêng liêng nhất. Tình mẫu tử là tình cảm đầu đời cũa mỗi con người, từ khi được sinh ra, cho đến khi lớn mẹ vẫn luôn nuôi nấng, chăm sóc, nâng đỡ chúng ta. Vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên " Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ôi !Tình cảm ấy thật cao đẹp, mẹ có thể bao dung cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mẹ cũng là nơi mà chúng ta dựa vào mỗi khi vấp ngã. Mẹ chính là nguồn động lực để con vững vàng bước đi trên con đường đời dài và đầy khó khăn. Con đã lớn, con không mong gì nhiều con chỉ ước mẹ có thể khỏe mạnh và mãi sống bên con mẹ nhé!

20 tháng 10 2021

Em cảm ơn ạ !