Theo tác giả bài Một thứ quà của lúa non: Cốm, người ta đã dùng cốm vào việc lễ nghi nào
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.
Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.
Để làm nên 1 bài văn hay nói về '' Cốm '' Thạch Lam đã sử dụng lời văn giàu hình ảnh , nhịp điệu từ ngữ chọn lọc tinh tế thấm đẫm cảm xúc .
Sự tinh tế thể hiện rõ :
-Qua việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi hạt lúa hình thành, mang chất quý trong sạch của trời.
-Qua việc tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa giữa hồng và cốm về màu sắc, hương bị.
-Qua cách tác giả phân tích về việc thưởng thức cốm
Đọc đoạn đầu của văn bản ta thấy Thạch Lam đã mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết:
- Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non.
- Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa.
- Điều làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng là những hạt cốm dẻo, thơm và ngon, các cô hàng cốm làng Vòng xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh cong vút hai đầu như chiếc thuyền rồng.
- Để nói về đối tượng là cốm, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
Để thưởng thức những vị ngon của cốm, tác giả đã cho rằng đó là sự cảm nhận tinh tế bằng các giác quan:
- Vị giác: chất ngọt cốm - cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.
- Thính giác: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen.
- Thị giác: màu xanh của cốm, màu xanh của lá sen.
Bạn tham khảo nha!!
a/ Tác giả
- Thạch Lam (1910 - 1942)
- Sinh tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Lân
- Ông có sở trường về truyện ngắn và thành công trong tùy bút
- Văn của Thạch Lam nhẹ nhàng tinh tế, giàu chất thơ, nhân ái.
b/ Tác phẩm
- Xuất xứ: "Một thứ quà của lúa non: Cốm" in trong tập tùy bút “Hà Nội Băm sáu phố phường” (1943)
- Thể loại: Tùy bút
+ Khái niệm: Là thể văn, ghi chép về những hình ảnh và sự việc có thực mà nhà văn quan sát được từ đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.
- Đặc điểm
+ Tuỳ bút thường thiên về biểu cảm, nên gần với thơ.
+ Bên cạnh đó nó còn có yếu tố nghị luận, suy tư, triết lí.
+ Mặc dù tùy bút không có cốt truyện nhưng đều có cảm hứng chủ đạo.
- Phương thức biểu đạt: Kết hợp nhiều phương thức miêu tả, biểu cảm, bình luận trên nền biểu cảm.
- Bố cục: chia làm 3 phần
+ Phần 1. Từ đầu đến.... “thuyền rồng”: Nguồn gốc của cốm.
+ Phần 2. Tiếp đến.... “nhũn nhặn”: Giá trị của cốm.
+ Phần 3. Phần còn lại: Sự thưởng thức cốm.
Phân tích đoạn trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm”
Bài viết Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam – được rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và. phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày bình dị nhưng lại đậm đà hương vị, thể hiện bản sắc văn hoá lâu đời của đất kinh kỳ. Trong tác phẩm này, bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, Thạch Lam đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị và đặc sắc: Cốm.
Nhắc đến mùa thu Hà Nội là người ta nhớ ngay đến những cơn gió heo may se sắt đến nao lòng, đến những chùm hoa sấu li ti rụng kín bên đường và đến một thứ quà kì diệu của lúa non – Cốm. Chính vì vậy. mà thật tự nhiên, Thạch Lam đã đã gửi gió thu mang hương vị của Cốm đến với người đọc, đó là cái mùi thơm mát của bông lúa non quyện trong hương lá sen thanh khiết. Cả đoạn văn mở đầu như những câu thơ phảng phất hương thơm và hài hoà màu sắc. Tác giả đã dành cho Cốm một loạt những tính từ rất đẹp: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm…Nét bút của Thạch Lam đi từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cánh đồng xanh ngát đến tận một hạt lúa non: Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dán dân đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. Và hạt lúa non ấy đã lột xác trở thành hình hài của hạt cốm nhờ bàn tay khéo léo của người làm Cốm. Quá trình làm nên hạt Cốm dẻo thơm không được Thạch Lam miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như Nguyễn Tuân hay Băng Sơn trong những bài viết khác về cốn. Chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng vô cùng tinh tế, người đọc có thể hình dung ra một quá trình làm nên thứ quà đặc biệt ấy: từ khi còn là một giọt sữa trắng thơm trong cái vỏ xanh của bông lúa non đến lúc vừa độ nhất để người gặt mang về, rồi trải qua một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn để có được thứ cốm dẻo thơm. Cốm gắn liền với cái tên làng Vòng bởi không đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội xưa (nay thuộc quận Cầu Giấy) ấy.
Nếu ai đã từng một lần đi qua làng Vòng vào lúc trời thu, nghe tiếng chày thậm thịch giã cốm đêm ngày, nhìn những bàn tay thoăn thoắt giần, sàng, mới thấy hết được cái thú của nghề làm cốm. Vẻ đẹp của Cốm còn được tôn lên nhờ vẻ đẹp của những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn gẽ, với dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. Trong cái bảng lảng của sương thu buổi sớm, mỗi người dân Hà Nội xưa lại ngóng trông những bà, những cô hàng cốm xuống tàu, theo lối quen, toả hương thu vào mọi nẻo (Băng Sơn). Sở dĩ chiếc đòn gánh của người bán cốm có hình thù đặc biệt hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng là bởi đó là cả gốc tre già được đánh lên, chẻ đôi, dùng từ đời này qua đời khác. Cái dáng cong cong mềm mại của đòn gánh ấy được Băng Sơn từng ví như cái câu liêm, câu bầu trời xuống ủ cho mềm cốm.Giá trị của Cốm có lẽ không phải ở phương diện vật chất mà ở giá trị tinh thần, giá trị văn hoá của nó. Cốm là quà tặng của đồng quê, là đặc sản của dân tộc, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Cốm dùng để làm quà biếu Tết. Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp của con người: màu xanh tươi của Cốm như màu ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được bền lâu… Thạch Lam tiếc nuối cho những tục lệ đẹp ấy mất dần, tiếc nuối cho những con người không đủ tinh tế để thưởng thức cái vẻ cao quý, kín đáo và nhũn nhặn của Cốm. Nhưng may thay, mùa thu vẫn xanh cùng đất nước, cốm lại được sinh thành, hồi xuân, lại tái hồi cho lòng người nguôi ngoai thương nhớ (Băng Sơn).
Cốm sang trọng là thế, tao nhã là thế. Làm ra cốm là một nghệ thuật, nhưng thưởng thức cốm cũng cần có nghệ thuật. Ăn cốm cũng không thể ăn nhiều, cô hàng cốm cũng không gánh lặc lè như cô hàng gạo, hàng rau và cốm cũng không thể sản xuất nhiều như những sản phẩm khác làm từ gạo nếp. Cốm không phải thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ… bởi trong cảm nhận của người nghệ sĩ, ăn cốm là ăn hương, ăn hoa, ăn để mình cùng biến hình vào trời thu, hồn mình lãng du cùng non nước, ăn cốm là ăn mùa thu vào lòng, vào tâm khảm.
Là người sành Cốm, Thạch Lam đã thưởng thức Cốm bằng ấn tượng của nhiều giác quan (bằng khứu giác: mùi thơm phức của lúa non, bằng thị giác: màu xanh của Cốm, bằng xúc giác: tươi mát của lá non, bằng vị giác: chất ngọt của Cốm và cả bằng sự suy tưởng đến cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc…). Nếu Thạch Lam dành trọn tâm hồn để thưởng Cốm thì Băng Sơn, trong khi say Cốm lại mơ về người làm cốm: Dúm một dúm, đặt vào lòng bàn tay, ngửa cổ thả nó vào đầu lưỡi, nó sẽ tan, sẽ ngấm, sẽ thì thầm thứ vị ngọt của đất trời non nước, cả đầm sen ngan ngát, cả sóng lúa rì rào, cả màu mây lãng đãng…và mơ màng nhớ đến một suối tóc dài thơm hương bồ kết của ai đó ngồi giã cốm trong đêm trăng…
Mảnh mai, dịu dàng là thế nên Cốm không thể chấp nhận bất cứ một cử chỉ sỗ sàng, thô bạo nào của người thưởng thức. Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Thạch Lam đã dành cho Cốm một sự nâng niu, trân trọng, ưu ái đặc biệt bởi với ông, Cốm không còn là một thức quà bình thường của cuộc sống mà Cốm đã kết tinh những tinh tú của thần, của đất, của trời và của những bàn tay khéo léo. Ông khuyên các bà mua hàng đừng bất công với tạo. hoá dù vô tình hay cố ý mà thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu và vuốt ve, phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng, nhẫn nại của thần Lúa.
Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam tựa như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi, giàu hình ảnh, màu sắc và cảm xúc. Trong đó, tác giả đã khắc họa một cách toàn diện vẻ đẹp của một sản vật quý cần được giữ gìn của dân tộc. Bình dị mà thanh cao, Cốm là hạt lúa nếp.. nhưng đã thành tiếp khác. Nó là tinh hoa, là tài tình, cũng chẳng giống bánh chưng, bánh dây…nó là sáng tạo đa ngàn đời, từ nguyên thuỷ đến trường tồn dân tộc (Băng Sơn).
Chúc bạn học tốt!!
Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:
- Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế, tác giả đả cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non.
- Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, bông lúa, giọt sữa lúa và hương thơm ngào ngạt: hương sen, hương lúa, hương sữa.
- Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…”.
- Giọng văn nhẹ nhàng, nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm với những câu văn giàu nhạc điệu.
⇒ Tất cả những nghệ thuật đó đã giúp cho đoạn văn đầu tiên hiện lên êm ái và tràn đầy chất thơ.
Tham khảo:
Theo nhà văn, cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ. Bởi vậy, dùng cốm làm lễ vật Sêu tết rất thích hợp và có ý vị sâu xa. Cốm rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta.
lể siêu tết