K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2021

Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...

Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…

Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

29 tháng 3 2021

tham khảo

ừ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, Việt Nam đã có những quyết sách chiến lược, có chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương tới địa phương, có sự quyết tâm và đồng thuận của các cấp ủy đảng, của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và toàn thể nhân dân trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 và đã đạt được một số kết quả ban đầu.

 

Sự vào cuộc quyết liệt

Trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã và đang bùng phát ở nhiều nước, khu vực, có tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới đã công bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

Hiện nay dịch vẫn đang có diễn biến hết sức phức tạp, đây là một bệnh mới, chưa có sự hiểu biết đầy đủ khoa học về dịch bệnh như: Sự biến đổi của virut, độc lực, khả năng lây truyền, sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, ... do đó cộng đồng quốc tế vẫn còn có khó khăn trong việc nghiên cứu thuốc điều trị đặc hiệu, vắc - xin phòng bệnh để đề ra các biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

Nước ta, trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch SARS năm 2003, đại dịch cúm A(H1N1) năm 2009, ngay từ đầu khi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, nước ta đã triển khai các biện pháp hết sức quyết liệt ngay từ rất sớm nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh vào Việt Nam.

Việt Nam được coi là điểm sáng trên thế giới trong công tác phòng chống COVID-19.

Trước tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng của dịch bệnh tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới, trực tiếp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đã có lời kêu gọi toàn dân đồng lòng, chung tay chống dịch. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, đã mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 được thành lập do đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, các đồng chí Lãnh đạo Bộ Y tế làm Phó trưởng ban, cùng các Bộ, Ban, ngành TW đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.

Đã có nhiều biện pháp quyết liệt lần đầu tiên được áp dụng trong công tác phòng chống dịch như: Hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng, ... ; đồng thời công tác chống dịch đã có được sự phối hợp đồng bộ giữa các Cơ quan của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các Bộ liên quan và với các địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người dân trong việc đáp ứng dịch COVID-19. Có thể nói rằng, chưa khi nào Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID, Bộ Y tế ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, với tần suất cao như trong thời gian vừa qua.

Thành công ban đầu

Sau khi triển khai các biện pháp phòng chống dịch, Việt Nam đã bước đầu có những kết quả khả quan trong công tác phòng chống dịch, số người mắc và tử vong do COVID-19 của chúng ta tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Trong khi đó dịch bệnh tại các quốc gia trên thế giới liên tục gia tăng nhanh chóng mỗi ngày. Chúng ta đã có quãng thời gian dài hơn 3 tháng liền không ghi nhận trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có hoạt động chống dịch hiệu quả nhất thế giới trong bối cảnh là nước có thu nhập trung bình thấp, đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế.

Có thể nói, trong các hoạt động chống dịch COVID-19, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ và luôn đề cao cảnh giác, đã triển khai cao hơn một bước so với thực tế cần thiết đáp ứng với dịch bệnh. Đặc biệt, các hoạt động chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng một lần nữa cho thấy sự quyết liệt trong chỉ đạo, sự điều hành hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước với Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh trọng điểm khác.

Cùng với việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian qua Bộ Y tế cũng luôn chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành trong việc phòng chống các dịch bệnh lưu hành khác trong nước, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch như: Sốt xuất huyết, bạch hầu, tay chân miệng, sởi, liên cầu lợn ở người, bệnh dại, ... ; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các hoạt động nhằm bảo vệ thành quả về thanh toán, loại trừ một số bệnh đã đạt được trong những năm qua cũng như tiến tới loại trừ một số bệnh truyền nhiễm khác.

Các bác sĩ là những chiến sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19.

Có thể nói, trong những năm vừa qua, đặc biệt trong năm nay, toàn ngành y tế cả nước đã rất nỗ lực, cố gắng, quyết tâm hết sức mình trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của người dân.

Đóng góp vào các kết quả nêu trên, Đảng Bộ Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Y tế tích cực tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và trực tiếp tham gia các hoạt động chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần vào sự thành công của quốc gia trong việc kiểm soát tốt dịch COVID-19.

14 tháng 3 2021

.Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...

Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…

Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam

10 tháng 11 2021

giup mik vs

10 tháng 2 2021

 Đoàn kết có nghĩa là hội tụ lại, họp lại một cách hiệu quả, "Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung" không chia rẽ.

10 tháng 2 2021

 -đoàn kết có nghĩa là hội tụ lại, họp lại một cách hiệu quả, "Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung" không chia rẽ.

- Thể hiện tình đoàn kết là

+ Khuyên bảo mọi người xung quanh, tuyên truyền chỗng dịch

+ Nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang , rửa tay sát khuẩn..

 

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVIDNhững tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, tử trong nước đến đồng bảo Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn...
Đọc tiếp

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID

Những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.

Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, tử trong nước đến đồng bảo Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn kết. Nổi bật trong cuộc chiến ấy là những chiến sĩ công an, quân đội. những bác sĩ, y tá đã quên ăn, quên ngủ, chấp nhận vất vả và hy sinh sự an toàn của bản thân vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân, đất nước. Hơn bao giờ hết, trong mỗi thời khắc "sống còn ấy" dòng máu Lạc Hồng lại chảy trong huyết quản mỗi con người Việt Nam.

Ngày nay, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ trong thời kỳ cả nước chống “giặc" Covid-19. Những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong cuộc chiến chống Covid-19 đã tiếp tục lan tỏa tinh thần ấy. Chỉ sau một tuần phát động sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc chiến chống Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp tham gia ủng hộ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng bằng tiền mặt hoặc hiện vật, là hàng nghìn phần quả là khẩu trang y tế. nước súc miệng diệt khuẩn, những suất cơm cho những người phải cách lỵ, những người ở tuyến đầu chống dịch, là những cây ATM gạo miễn phí...

(Theo Đặng Quang Định, thiduakhenthuong.org.vn)

a. Xác định câu chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

b. Theo văn bản, tình yêu nước của người Việt trong đại dịch covid biểu hiện qua những phẩm chất nào? (0,5 điểm)

c. Từ "giặc" trong văn bản trên được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Qua từ “giặc”, tác giả cho thấy điều gì? (1,0 điểm)

 d. Theo quan sát thực tế của em, hiện nay mọi người (trong trường học, ở khu phố, ở các nơi công cộng) đang làm gì để phòng chống dịch Covid-19? Hãy viết một đoạn văn tối đa 5 dòng nêu ít nhất hai biểu hiện em cho là tiêu biểu. (1,0 điểm)

2
3 tháng 7 2021

1. Câu chủ đề: ''Những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.''

2. Người Việt cống hiến vật chất, tinh thần, sẵn sàng vào tâm dịch để hộ trợ và giúp đỡ người vùng dịch

3. Phương thức chuyển: Ẩn dụ (ẩn dụ hình thức)

Tác giả cho thấy sự nguy hiểm và sự căm ghét dịch bệnh, nó khiến cho mọi thứ vốn yên bình trở nên xáo trộn

4. 2 biểu hiện: Ủng hộ của, công chống dịch

Thực hiện quy tắc 5K

Chi gợi ý đoạn văn xong em tự viết nhé:

Giới thiệu về tình hình dịch hiện nay

Mức độ nguy hiểm

Biểu hiện phòng dịch của người dân

Sự đóng góp phòng chống dịch

Ý nghĩa của 2 hành động đó

Kết luận

3 tháng 7 2021

Mình sửa xíu là câu 2: Gồm có hi sinh, đồng cảm, thấu hiểu, từ thiện, lòng trắc ẩn,.. bạn cứ liệt kê ra càng nhiều càng tốt

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm...
Đọc tiếp

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm nay. Mỗi khi có hoạn nạn, khốn khó thì lòng nhân ái bừng dậy, lan tỏa một cách tự nguyện, tự giác nhằm san sẻ, gánh vác yêu thương. Cho dù chỉ một cử chỉ, một lời động viên, một sự thông m... dành cho nhau, giản dị, chân thành vẫn đủ khiến trái tim nhau trở nên ấm áp. (2) Qua những ngày bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mỗi người dân đều cảm nhận được rủi ro vô thường lúc nào cũng có thể xảy đến, tình cảm gia đình, tình thương giữa người với người là điều quý giá không gì đong đếm được. Cho đi là còn mãi! Lòng nhân ái luôn được lan tỏa giữa mùa dịch. (Nguồn tin từ báo Việt Nam Net)

Câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt.

0
30 tháng 3 2022

1)Trước đại dịch covid, ngành công nghệ sinh học đã khuyên mọi người nên ở nhà và hạn chế ra ngoài, đã bắt mọi người phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. 

30 tháng 3 2022

1)Trước đại dịch covid 19, ngành công nghệ sinh học đã có những đóng góp gì để hạn chế thấp nhất hậu quả của đại dịch gây ra cho con người ?

- Có đóng góp : Tạo ra kháng khuẩn (vaccine) để hạn chế sự lây lan và phát bệnh của virus covid 19

2) Bản thân em cần phải làm gì để không gây mất cân bằng sinh học trong quần xã ?

- Cần :  Bảo vệ và giữ gìn môi trường luôn trong trạng thái tự nhiên, cụ thể như không xả rác, .... làm nhiệt độ nóng lên (hiệu ứng nhà kính), không chặt phá rừng, làm ô nhiễm nước,....

            Không làm những việc khiến giảm sút số lượng cá thể loài trong quần xã