K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 8 - 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về chủ đề được nói đến trong đoạn trích dưới, trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ ( gạch chân, chú thích rõ)       “Một du khách nhìn thấy một cụ bà đang đứng bên bờ một dòng suối lênh láng nước sau một trận mưa lớn. Trông bà có vẻ rất lo lắng và bất đắc dĩ phải băng qua nó.Người khách du lịch tiến...
Đọc tiếp

em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 8 - 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về chủ đề được nói đến trong đoạn trích dưới, trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ ( gạch chân, chú thích rõ)

       “Một du khách nhìn thấy một cụ bà đang đứng bên bờ một dòng suối lênh láng nước sau một trận mưa lớn. Trông bà có vẻ rất lo lắng và bất đắc dĩ phải băng qua nó.

Người khách du lịch tiến lại gần và hỏi bà lão:

“Bà ơi, bà có muốn con cõng bà vượt suối không?”

Bà lão rất ngạc nhiên và lẳng lặng gật đầu đồng ý. Anh cõng bà băng qua suối và anh dần đuối sức. Sau khi sang bờ bên kia, bà lão vội vội vàng vàng rời đi mà không nói lời cảm ơn nào. Vị du khách đang rã rời vì đuối sức kia có chút hối tiếc vì giúp đỡ bà lão ấy. Anh không mong cầu bà báo đáp, nhưng nghĩ rằng chí ít thì bà cũng nên nói với anh đôi lời bày tỏ sự cảm kích.

Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi. Đó là một hành trình đầy gian nan với anh, chân của anh bị côn trùng cắn sưng tấy. Lát sau, trên đường đi, có một thanh niên bắt kịp theo anh và nói: “Cảm ơn anh đã giúp bà tôi. Bà bảo anh sẽ cần những thứ này và muốn tôi mang chúng đến cho anh.”

Nói đoạn, cậu ấy lấy ra một ít thức ăn và thuốc men trong túi ra. Hơn nữa anh còn dắt thêm một con lừa và giao nó cho du khách tốt bụng. Vị du khách không ngừng nói cảm ơn anh thanh niên. Sau đó người thanh niên này nói tiếp: “Bà của tôi không nói được, cho nên bà muốn tôi thay mặt bà cảm ơn anh!”

         

 

1
7 tháng 3 2021

Thông điệp: Hãy giúp đỡ người khác một cách thân thiện và bày tỏ thái độ biết ơn một cách chân thành.

Tôi nghĩ là thế(:^^

28 tháng 3 2020

Tinh thần yêu nước của nhân dân VN chính là truyền thống quý báu từ bao đời nay. Đặc biệt hơn, đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng với tổ tiên ta ngày trước. Thật vậy, truyền thống yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc và qua việc làm thiết thực, toàn thể người dân VN ngày nay đang dần kế thừa, phát huy truyền thống ấy. Làm việc. Thi đua. Cống hiến. Bằng những việc làm thiết thực cũng như một lòng hướng về tổ quốc được thể hiện qua những hoạt động mang tầm vóc quốc gia, người VN đều nhất quán đi theo đường lối của Đảng và nhà nước đề ra cũng như phụng sự cho tổ quốc, thể hiện được tình yêu nước của mình. Trong đó, ta phải đặc biệt kể đến biểu hiện yêu nước tích cực của thế hệ trẻ ngày nay. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ VN đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,... Tóm lại, người trẻ VN ngày nay có tình yêu nước được thể hiện đúng nơi đúng lúc. k mình nha

12 tháng 5 2021

Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay", thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.

26 tháng 4 2022

Nhầm đề bài r bn nhé ... Ngt nói viết về bác chứ đâu liên quan đến bài sống chết mặc bay

26 tháng 4 2022

Bạn có thể kham khảo dàn ý của cô mình :

 

Xây dựng đoạn văn cảm nhận về:

+ Nhân vật quan phụ mẫu.

-Sống sang trọng xa hoa: Đồ sinh hoạt xa xỉ khi đi hộ đê (theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm…). Ăn của ngon vật lạ (yến hấp đường phèn).

- Sống nhàn nhã vương giả: uy nghi, chễm chệ ngồi (Quan dựa gối xếp, có lính gãi chân, có lính quạt hầu, có tên chực hầu điếu đóm như thần như thánh…)

- Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung: (Quan lớn ù thông, xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc…)

- Sống chết mặc bay: Đuổi cổ người nhà quê, xòe bài, cười lớn… trong khi đê vỡ.

- Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng chỉ lo chơi bời bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “sống chết mặc bay”.

17 tháng 3 2022

Bạn nào giúp mình với !

 

13 tháng 10 2022

Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành.  :)))))))))