K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

Em tham khảo nhé!

MB:

Cha ông ta từ xưa đã dạy: "Nét chữ nết người". Đó không chỉ là lời khuyên mà còn là lời răn dạy chúng ta hãy không ngừng rèn luyện, nỗ lực học tập ở đời để có thể đạt được những thành quả tốt đẹp trong cuộc sống. Nói đến tấm gương về sự học, ta không thể không nói đến Cao Bá Quát. Câu chuyện rèn luyện để tốt lên của ông đến giờ vẫn là bài học ý nghĩa cho mỗi người. "Văn hay chữ tốt" chính là truyện thể hiện rất rõ những nỗ lực của ông.

KB:

Càng đọc ta càng thêm khâm phục Cao Bá Quát. Tài năng của ông có lẽ không thể sánh bằng sự nỗ lực kia. Trang văn "Văn hay chữ tốt" khép lại nhưng ý chí, nghị lực thì mãi là bài học cho tất cả chúng ta học tập, noi theo. Và đúng là chỉ có kiên trì, nỗ lực thì mới có thành quả và thành công trong cuộc sống. 

9 tháng 12 2021

Kết bài mở rộng cho bài văn hay chữ tốt :

Sau khi em đọc chuyện trên, em thấy Cao Bá Quát là một người có sự kiên trì, luyện tập. Từ một người viết chữ xấu cho đến một người nổi danh văn hay chữ tốt, ông đã không ngừng tập luyện, viết chữ của mình sao cho đẹp. Em rất khâm phục Cao Bá Quát. Em sẽ noi gương học tập đức tính tổi của Cao Ba Quát.

Kết bài của cậu đây, chúng cậu học tốt !!!

10 tháng 12 2022

suiiiiiiiiiiiiiiiiiii

 

19 tháng 6 2019

Nội dung chính

Chuyện kể về nghị lực của Cao Bá Quát. Lúc đi học ông viết chữ rất xấu, ông nhận ra dù văn hay nhưng chữ xấu thì không ích gì. Ông khổ công luyện viết nhiều năm, sau này trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt.

19 tháng 6 2019

Câu 1 (trang 130 sgk Tiếng Việt 4) : Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

Trả lời:

Vì chữ viết xấu quá thầy không đọc được.

18 tháng 6 2017

a)

– Đoạn mở bài : Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe Cách mở bài sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

– Cách mở bài : gián tiếp

– Đoạn kết bài : Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.

– Cách kết bài : mở rộng

b)

– Mở bài theo cách trực tiếp : Mùa xuân là mùa công múa.

– Kết bài theo cách không mở rộng : Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

2 tháng 6 2020

Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.

Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn. Chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình. Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. Chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần. Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé!. Chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.

Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.

12 tháng 4 2017
STT Các phần Tự sự Miêu tả
1 Mở bài Giới thiệu về đối tượng sự vật được kể. Giới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả.
2 Thân bài Kể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vật. Miêu tả đặc điểm, tính chất sự vật theo trình tự nhất định (từ khái quát tới cụ thể, hoặc ngược lại).
3 Kết bài Kết quả, suy nghĩ. Nhận xét, cảm nghĩ