sau khi học xong bài "Qua đêò ngang"
Em hãy viết 1 bài văn về văn bản
mình cần gấp
giúp mình với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1 :
- Gíơi thiệu : Từ ngày xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Bài Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh thể hiện rõ điều đó
- Ấn tượng chung : Đó là bài ca hào hùng về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc , là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta . Bài thơ viết bằng chữ Hán , bản dịch thơ như sau
:
- Chép thơ :
“ Sông núi nước Nam , vua Nam ở
Vằng vặc sách trời , chia xứ sở
Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ ”
II. Thân bài
* Cảm nhận chung : Bài thơ làm theo thể thơ Thất ngôn Tứ tuyệt Đườn luật , có giọng điệu dõng dặc , dứt khoát , lời lẽ hàm súc . Ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống từ thế kỉ XI , bài thơ còn sống mãi đến ngày nay
Cảm xúc 1 : Đọc hai câu thơ đầu , em hết sức tự hào vì lời khẳng định chủ quyền lạnh thổ của người dân nước Nam cất lên thật dõng dạc :
“ Sông núi nước Nam , vua Nam ở
Vằng vặc sách trời , chia xứ sở ”
- Nhịp thơ 4/3 tạo nên giọng điệu dứt khoát . Lối xưng “Đế” trong lời thơ “Nam đế cư” ( vua Nam ở ) đã thê hiện một tư thế ngẩng cao đầu , tự tin đứng ngang hang với một nước lớn như Trung Hoa . Tác giả bài thơ đã nêu cao chân lí lớn lao , vĩnh viễn , thiêng liêng nhất : nước Nam là của người nam
- Sức khẳng định của chân lí ấy them phần mạnh mẽ , thuyết phục ở câu thơ thứ hai :
“ Vằng vặc sách trời , chia xứ sở”
Trong thơ có hình ảnh của thần linh , Trời Đất . “Sách trời” đã phân định rõ rang quyền làm chủ đất đai của người Nam , thật thiêng liêng biết bao ! Đây chính là tuyên ngôn khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của dân tộc . Lời thơ đã khơi dậy trong lòng mỗi chúng ta niềm tự hào . Tự hào vì dân tộc ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh
Cảm xúc 2 : Hai câu thơ sau đã khiến em xúc động trước tình yêu nước mãnh liệt , ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của ông cha ta :
“ Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ ”
- Câu thơ “ Gịăc dữ cớ sao phạm đến đây ” là lời hỏi tội kẻ thù xâm lược . Trong bản phiên âm chữ Hán tác giả gọi bọn xâm lược là “nghịch lỗ lai” , là lũ cướp nước mọi rợ với thái độ khinh thường và đặt ta ở tư thế làm chủ , khẳng định chính nghĩa thuộc về ta
- Câu thơ cuối bài “ Chúng mày nhất định phải tan vỡ ” là lời thách thức , thông báo kẻ thù nhất định sẽ phải tam vỡ nếu cố tình xâm phạm chủ quyền đất nướ ta và đồng thời bày tỏ ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập nước nhà
* Liên tưởng : Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi nghiền ngẫm từng câu thơ , em àng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta . Tình cảm mãnh liệt rấy nén kín vào bên trong ý tưởng . Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đạt nhà Lý chống quân Tống xâm lược . Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hốn , Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn xiêu phách lạc. Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ bãi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề
III. Kết bài
- Bài thơ Sông núi nước Nam xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên , là điểm son chói ngời trong trang sử trong trang sử dựng nước và giữ nước rất mực hào hùng của dân tộc Việt . Thật xúc động , tự hào khi được học bài thơ có ý nghĩa và giá trị lịch sử lớn lao như thế
- Em như thấy lời nhắc nhở mình hãy sống xứng đáng với những trang sử oanh liệt của ông cha thời trước
Bài 2 nà : dài lém đó...thoy kệ nha^^
Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con thứ ba của vua Trần Thánh Tông. Ông được phong chức thượng tướng vì có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông (1284 – 1287) và là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử lừng lẫy muôn đời. Trần Quang Khải không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là một thi sĩ tài hoa. Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) được sáng tác trong hoàn cảnh thượng tướng cùng đoàn tùy tùng đi đón hai vua Trần (vua cha Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông) về Thăng Long sau khi kinh đô được giải phóng. Sau đây là nguyên tác bằng chữ Hán: Tụng giá hoàn kinh sưHình thức bài thơ tuy ngắn gọn, cô đúc nhưng đã thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
Tác giả đã ghi lại hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân – hè năm Ất Dậu 1285: Đoạt sáo Chương Dương độ,Đây là lời vị thượng tướng động viên dân chúng hãy bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và tin tưởng sắt đá vào sự bền vững muôn đời của Tổ quốc.
Danh tướng Trần Quang Khải vừa từ chiến trường trở về, áo bào còn vương mùi thuốc súng, chưa kịp nghỉ ngơi đã lo ngay đến nhiệm vụ trước mắt cũng như kế sách lâu dài cho quốc gia, dân tộc. Ông nhấn mạnh: Trong thời bình, mọi người cần phải dốc hết sức lực để xây dựng non sông. Nước mạnh, dân giàu thì mới đánh tan được tham vọng ngông cuồng của giặc ngoại xâm, đồng thời chủ quyền độc tập mới được gìn giữ lâu dài. Điều đó chứng tỏ Trần Quang Khải vừa là một chiến tướng, vừa là một vị đại thần có tài kinh bang tế thế, luôn đặt trách nhiệm với dân, với nước lên hàng đầu.
Ngôn ngữ bài thơ Phò giá về kinh rất giản dị nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong thật lớn lao. Khi Tổ quốc đứng trước họa xâm lăng thì vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức (Trần Quốc Tuấn). Trong hòa bình, từ vua quan đến tướng sĩ, từ vương hầu đến chúng dân, ai cũng phải tu trí lực để đất nước Đại Việt được trường tồn. Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại, cho thấy tầm nhìn xa rộng và sáng suốt của Trần Quang Khải.Tuy bài thơ ra đời cách đây đã mấy trăm năm nhưng cho đến nay ý nghĩa của nó vẫn còn nguyên vẹn. Bài học rút ra từ bài thơ là nếu chúng ta không chăm lo xây dựng đất nước hùng mạnh, dân trí mở mang thì làm sao chông lại được ý đồ xâm lược, đồng hóa của các thế lực phản động nước ngoài đang rình rập, nhòm ngó đất nước ta?!
Tương tự như bài Sông núi nước Nam, bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.
Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.Tham khảo nè
“Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi Qua Đèo Ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.
Mở đầu bài thơ là hai câu đề:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa”
Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo Ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là trời đã quá buổi chiều và đang chuyển sang tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây? Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.
Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.
Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tang thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chật chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn? Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh.
“Qua Đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi Qua Đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, bài thơ không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
“Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân "bước đến" rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn "bóng xế tà". Hình ảnh "bóng xế tà" lấy ý từ thành ngữ "chiều ta bóng xế" gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Tham khảo
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
Tham khảo
Từ những bài ca dao số 1 trong văn bản "Ca dao, dân ca" cho ta thấy công lao, sự yêu thương, chăm lo của cha mẹ đối với con cái thật lớn lao. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, chúng ta sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cho dù cuộc đời kia có vùi dập thế nào đi chăng nữa khi trở về với vòng tay yêu thương của cha mẹ chúng ta sẽ tìm lại được sự bình yên. Chúng ta có thể gửi gắm những thông điệp yêu thương dành đến với những người mà chúng ta yêu thương. Còn những người không biết trân trọng, yêu thương cha mẹ của mình thì đáng bị phê phán trầm trọng. Để trả ơn những công lao vĩ đại đó thì chúng ta cần học tập thật chăm chỉ, lễ phép và đặc biệt là phải quý trọng yêu thương cha mẹ của mình. Nếu chúng ta không trân trọng nó thì có thể sẽ rất hối tiếc. Đừng để mất rồi lại ngồi than vãn, hãy trân trọng tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta ấy ngay từ đầu.
Trong hai văn bản Cổng trường mở ra và Mẹ tôi người mẹ đều có tấm lòng yêu thương con.Văn bản Cổng trường mở ra nói về người mẹ lo lắng cho con không biết con cảm thấy gì trước ngày khai trường.Mẹ lo lắng đến nỗi không ngủ được.Mẹ muốn từ từ ghi vào long con cảm giác đó để khi con lớn con nhớ lại cảm giác tuyệt vời ấy.Còn văn bản Mẹ tôi,người mẹ dám làm tất cả để tránh cho con một giờ đau đớn.Mẹ cũng có thể đi ăn xin để cứu sống con trước hơi thở hổn hển,quằn quại.Qua hai văn bản trên ta có thể thấy được rằng tấm lòng của người mẹ thât là cao cả,yêu thương người con bằng cả trái tim dịu dàng.
Bài này nguồn từ google, bạn tham khảo nhé.
Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đười lòng mẹ vẫn theo con.”
Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hi sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lí trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.
Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khoa khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi. Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hi sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta không lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vất bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗ láo, đánh đạp và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.
Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm òng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.
Qua 5 bài truyền thuyết,em được mở mang hơn và cũng hiểu biết hơn về lịch sử nước ta cũng như là những nguồn gốc ,sự hy sinh mãnh liệt của các vua Hùng và dân ta.
K VỚI
Đề1:Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Đề2:Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Đề3:Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.
Đề5:Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người được nhà thơ Xuân Diệu trân trọng và kính phục đặt cho danh hiệu là “bà chúa thơ Nôm” cũng rất nổi tiếng với những bài thơ viết về đề tài phụ nữ. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, nữ sĩ gửi gắm những suy ngẫm của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ: thơ Xuân Hương mãi mãi là tiếng kêu thương đứt ruột xé lòng, nhắc nhở mọi người nên tôn trọng quyền sống tự do và bình đẳng của phụ nữ – những người duy trì sự sống trên trái đất này. Ở đâu mà người phụ nữ chưa được thực sự giải phóng và thực sự tôn trọng thì tiếng kêu khẩn thiết hãy bênh vực và bảo vệ phụ nữ vẫn còn tính thời sự nóng hổi của nó, cho dù nó đã được các thi sĩ cất lên cách đây đã mấy trăm năm.
Đề 4
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả
Bước Tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Đó là bài thơ mang tiêu đề "Qua Đèo Ngang" do Bà Huyện Thanh Quan làm trong lần đi vô Huế để đảm nhiệm chức vụ Cung Trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ ). Trước quang cảnh hoang vu , nỗi cô đơn "nhớ nước, thương nhà" của tác giả lại càng tăng thêm. Chính vì đó tác giả đã làm 1 bài thơ hay như vậy. "Qua Đèo Ngang" là 1 tác phaamr trữ tình hay. Bài thơ giúp ta phần nào hiểu được về quang cảnh ở Đèo Ngang mà còn hiểu được tâm trạng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả đươc nói rõ trong những câu thơ. Đọc bài thơ ta càng thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
~The end~
THAM KHẢO:
Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết.
Chỉ 8 câu thơ nhưng nó đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời núi hiu quạnh và lòng người man mác như thế này. Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa
Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ “bóng xế tà”. Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mặt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này.
Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hiu quạnh của đèo Ngang.
Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn. Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe văng vẳng tiếng cuốc và gia gia kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quạnh quẽ bông nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương.
Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt. Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm:
Dừng chân nghỉ lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chồn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.
cảm ơn bạn nha