K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) là cái tên thuộc hàng kinh điển của nền Mỹ thuật Việt Nam. Ông có những đóng góp to lớn cho nền hội họa nước nhà. Nhắc đến ông, không thể không nhắc đến thương hiệu “Phố Phái” sống mãi với thời gian.

Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh ra tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hà Tây, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội), một làng nổi tiếng với tranh khắc gỗ dân gian Kim Hoàng.

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình tiểu tư sản trung lưu nhà ở phố Hàng Thiếc, Hà Nội, sau chuyển về 87 Hàng Bút nay gọi là phố Thuốc Bắc. Cũng bởi vì thế mà ông đã thuộc từng ngõ ngách của 36 phố phường Hà Nội.

Bùi Xuân Phái tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1945. Ông tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi. Năm 1952 Bùi Xuân Phái về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi ông mất.

Khi còn là học sinh Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Bùi Xuân Phái đã vẽ phố và đã đi dự triển lãm ở Tokyo, ông vinh dự nhận giải thưởng Triễn lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946. Ông tham gia giảng dạy tại trường Trường Mỹ thuật Hà Nội từ năm 1956 đến năm 1957.

14 tháng 11 2021

Tham khảo của Nguyễn Minh Sơn:

image

28 tháng 12 2019

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.

a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. (0.5đ)

b. Thân bài: Nêu được nội dung cơ bản sau:

   - Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):

      + Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.

      + Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.

      + Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

      + Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.

      + Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.

      + Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.

      + Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.

   - Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):

      + Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.

      + Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.

      + Bố cục: 4 phần

      + Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.

      + Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.

c. Kết bài (0.5đ)

   Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.