Câu 16: “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc thời trung đại là gì? A. Lụa, thuốc súng, kĩ thuật in, la bàn. B. Lụa, gốm sứ, thuốc súng, kĩ thuật in. C. La bàn, thuốc súng, giấy, kĩ thuật in. D. La bàn, lụa, gốm sứ, thuốc súng.Câu 17: Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước A. Thái Lan. B....
Đọc tiếp
Câu 16: “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc thời trung đại là gì?
A. Lụa, thuốc súng, kĩ thuật in, la bàn.
B. Lụa, gốm sứ, thuốc súng, kĩ thuật in.
C. La bàn, thuốc súng, giấy, kĩ thuật in.
D. La bàn, lụa, gốm sứ, thuốc súng.
Câu 17: Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước
A. Thái Lan. B. Phi-li-pin. C. Việt Nam. D. Sing-ga-po.
Câu 18: Các vương quốc cổ Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian
A. thế kỉ IX TCN. B. thế kỉ VII TCN.
C. 10 thế kỉ đầu công nguyên. D. thiên niên kỉ II TCN.
Câu 19: Ở thời điểm cuối thế kỉ XIX, Vương quốc Lào và Campuchia đều
A. bị quân Xiêm xâm chiếm đất đai và thống trị.
B. trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
C. là những quốc gia hùng mạnh nhất khu vực.
D. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
Câu 20: Kế sách đóng cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
A. Khởi nghĩa Lý Bí (542).
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40).
C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).
D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
Câu 21: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất dưới triều đại
A. nhà Tần. B. nhà Hán. C. nhà Đường. D. nhà Tống.
Câu 22: Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?
A. Chủ yếu là trao đổi buôn bán với bên ngoài.
B. Chủ yếu sản xuất thủ công nghiệp.
C. Tự cung tự cấp, khép kín.
D. Kinh tế hàng hóa, trao đổi buôn bán tự do.
Câu 23: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người khởi dựng Tiền Lê
Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn?”
A. Đinh Tiên Hoàng. B. Lê Hoàn. C. Lý Công Uẩn. D. Lý Bí.
Câu 24: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập vào thời
A. Hạ-Thương. B. Minh-Thanh. C. Tống-Nguyên. D. Tần-Hán.
Câu 25: Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của các thành thị trung đại?
A. Sản xuất bị đình đốn. B. Lãnh chúa lập ra các thành thị.
C. Sản xuất phát triển. D. Nông nô lập ra các thành thị.
Chọn A
A