Cảm nhận hình ảnh nhân vật trữ tình trong 4 câu cuối bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" (viết từ 3 đến 5 dòng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu. Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ.Hình ảnh một con người hiễn lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu. Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.