Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Khi quan sát NST trong tế bào sôma của một số cá thể trong quần thể trên người ta thu được kết quả sau:
Cá thể | Số nhiễm sắc thể trong tế bào sôma |
Cá thể A | Không có cặp số 1, các cặp nhiễm sắc thể còn lại bình thường |
Cá thể B | Cặp nhiễm sắc thể số 5 có 4 chiếc, các cặp khác đều bình thường |
Cá thể C | Cặp nhiễm sắc thể số 3 và cặp số 5 có 3 chiếc, các cặp khác đều bình thường |
Cá thể D | Cặp nhiễm sắc thể số 3 có 1 chiếc, các cặp khác đều bình thường |
Hãy xác định tên gọi của các cá thể đột biến nói trên và giải thích sự hình thành bộ NST của cá thể D
Ta có: Cá thể A không có cặp số 1, các cặp nhiễm sắc thể còn lại bình thường
\(\Rightarrow\)Cá thể A bị đột biến thể dị bội - thể không nhiễm (2n-2)
Ta có: Cá thể B có cặp nhiễm sắc thể số 5 có 4 chiếc, các cặp khác đều bình thường
\(\Rightarrow\)Cá thể B bị đột biến thể dị bội - thể bốn nhiễm (2n+2)
Ta có: Cá thể C có cặp nhiễm sắc thể số 3 và cặp số 5 có 3 chiếc, các cặp khác đều bình thường
\(\Rightarrow\)Cá thể C bị đột biến thể dị bội - thể tam nhiễm (2n+1)
Ta có: Cá thể D có: cặp nhiễm sắc thể số 3 có 1 chiếc, các cặp khác đều bình thường
\(\Rightarrow\)Cá thể D bị đột biến thể dị bội - Thể một nhiễm (2n-1)
Sự hình thành bộ NST của cá thể D: do rối loạn quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở cá thể bố hoặc mẹ
- Ở cá thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST tương đồng không phân li tạo ra 2 loại giao tử, 1 loại mang 2 chiếc NST (n+1), 1 loại không mang NST của cặp đó(n-1)
- Khi thụ tinh: Giao tử không mang NST của cặp đó(n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử mang 1 chiếc NST (2n-1)
Cá thể A: Thể không nhiễm (2n-2)
Cá thể B: Thể bốn nhiễm (2n+2)
Cá thể C: Thể ba nhiễm kép (2n+1+1)
Cá thể D: Thể một nhiễm (2n-1). Do trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử xảy ra rối loạn làm xuất hiện giao tử n+1 và n-1. Giao tử n-1 kết hợp với giao từ bình thường trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện cá thể D.