Đề 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đên như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng . Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”
(Ngữ văn 6- tập 2, trang 19)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào ? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?
Câu 6 :Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được.
Đề 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
…….Những dòng sông rộng hơn ngàn thước Trùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
…..Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
(Ngữ văn 6- tập 2, trang 23)
Câu 1:Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2? Văn bản ấy được trích ra từ tác phẩm nào? Thể loại?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Câu 3:Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau và nêu tác dụng:
Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Câu 4: Hình ảnh “Dòng sộng rộng hơn ngàn thước” gợi cho em liên tưởng tới dòng sông nào? Trong văn bản em vừa tìm được, dòng sông ấy được miêu tả như thế nào?
Câu 5: Tìm, xác định kiểu và sắp xếp vào mô hình các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên
Câu 6 : Dựa vào kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về vùng đất được nói đến trong đoạn thơ nói trên.
ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung qunh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối”
(Ngữ văn 6- tập 2, trang 18)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ văn bản đó.
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Liệt kê một số chi tiết có liên quan đến màu xanh trong đoạn văn trên.
Câu 4: Đoạn văn trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào?
Câu 5 : Những chi tiết liên quan đến màu xanh của vùng sông nước Cà Mau đem đến cho em những cảm nhận gì? Hãy trình bày bằng một đoạn văn.
giúp mình với
Đề 1 :
Câu 1 :
Câu 1,
-Đoạn văn trên được trích từ văn bản"Sông nước Cà Mau"
-Trích trong tác phẩm "Đất rừng Phương Nam"-Tác giả:Đoàn Giỏi
Câu 2,
-Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt miêu tả
Câu 3,
Biện pháp tu từ: so sánh .
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. ( lần 3 )
=> Tác dụng : Miêu tả cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông ,bao la. Qua đó làm cho cảnh dòng sông thêm hấp dẫn, thu hút người đọc
Câu 4 : Hình ảnh "Dòng sông rộng hơn ngàn thước" gợi cho em liên tưởng tới dòng sông Năm Căn ở Cà Mau.
- Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả là dòng sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
Câu 5 :
Kiểu so sánh ngang bằng : Tổ quốc tôi như một con tàu
- Vế A: Tổ quốc
- Từ ngữ so sánh : như
- Vế B : một con tàu
Câu 6 :
" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Đề 2 :Câu 1 :
- Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản SÔng nước Cà Mau, được trích từ tập Đất rùng phương Nam
- Thể loại truyện dài
Câu 2 : PTBĐ: miêu tảCâu 3 :BPTT: Nhân hóa: ôm
=> tác dụng: làm cho câu thơ trở nên sự vật hiện tượng sinh động hơn
Câu 4 :
Hình ảnh "Dòng sông rộng hơn ngàn thước" gợi cho em liên tưởng tới dòng sông Năm Căn ở Cà Mau.
- Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả là dòng sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
Câu 5 và Câu 6 như bên trên nhé
Đề 3:
Câu 1 :
-Đoạn trích trên trích từ văn bản sông nước cà mau
-Văn bản thuộc tác phẩm đất rừng phương nam
Câu 2 :
-Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả
Câu 3: những chi tiết có màu xanh là:
+ trên thì trời xanh
+ dưới thì nước xanh
+ chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá
Câu 4 :
-Những hình ảnh so sánh đó là:
+ Càng đổ dần về hướng mũi cà mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện
=>Tác dụng: giúp cho câu văn thêm sinh động và hấp dẫn hơn
Câu 5 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!