Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những từ ngữ tả hoạt động, tình cảm của cái trống là : nằm ngẫm nghĩ, buồn , lặng im, nghiêng đầu, mừng vui, gọi, giọng vang tưng bừng.
Khám phá thế giới
Hoạt động du lịch:
- Đồ dùng cần cho chuyến du lịch : Lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, bóng, lưới, vợt, quả cầu, thiết bị nghe nhạc, đồ ăn, nước uống, ...
- Phương tiện giao thông : Ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, bến xe, bến tàu, xe máy, xe xích lô, bến phà, vé tàu, vé xe, sân bay.
- Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch : Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tua du lịch.- Địa điểm tham quan, du lịch : Bãi biển, đền, chùa, công viên, thác nước, bảo tàng, di tích lịch sử.
- Tục ngữ :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
Hoạt động thám hiểm :
- Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm : La bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa.
- Khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua : Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, tuyết mưa, gió, sóng thần.
- Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm : Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, sáng tạo, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó ngại khổ.
Tình yêu cuộc sống
- Những từ có tiếng lạc(lạc nghĩa là vui, mừng) : Lạc quan, lạc thú...
- Những từ phức chứa tiếng vui : Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui sướng, vui lòng, vui nhộn, vui tươi, vui vẻ, vui vui, vui tính.
- Từ miêu tả tiếng cười : Cười khanh khách, cười rúc rích, cười hi hi, cười ha ha, cười sằng sặc, cười sặc sụa, cười hơ hớ, cười hì hì, cười hi hí.
- Tục ngữ :
Nhờ trời mưa thuận gió hoà
Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau.
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy giữ màu quê hương
tính tình: Hiền lành, tốt bụng, độc ác, ngoan hiền, chăm chỉ
hoạt động: Chạy, đi, viết, ngồi, đứng
Trong ngày hội rừng xanh, các con vật cùng tưng bừng hoạt động :
Chim gõ kiến nổi mõ
Gà rừng gọi vòng quanh
Công dẫn đầu đội múa
Khướu lĩnh xướng dàn ca
Kì nhông diễn ảo thuật
Tham khảo
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của tác giả :
Hành động ngẩng đầu : Kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng
Hành động cúi đầu : Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc nhân vật trữ tình
Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nổi buồn quá lâu → Cúi đầu để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương lại tràn về trong tư tưởng
Tham khảo!
Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của tác giả :
Hành động ngẩng đầu : Kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng
Hành động cúi đầu : Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc nhân vật trữ tình
Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nổi buồn quá lâu → Cúi đầu để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương lại tràn về trong tư tưởng
Thầy cô dạy em rất nhiều nhưng thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Thầy đã dạy em vào năm học vừa qua. Dáng thầy cao cao, nước da ngăm đen gợi lên ở thầy một sự khỏe mạnh, chất phác. Mái tóc thầy điểm bạc. Nhìn khuôn mặt và mái tóc “hoa râm” ấy em đoán tuổi thầy đã ngoài bốn mươi. Thầy thường mặc bộ đồ veston màu nâu sẫm mỗi khi đến lớp. Nhìn trang phục và dáng đi của thầy, ai cũng biết rằng thầy là người đứng đắn, tác phong mẫu mực. Thầy thường đeo kính trắng. Ẩn trong cái kính trắng ấy là đôi mắt sâu và hiền từ. Ánh mắt của thầy đã thể hiện một tấm lòng nhân hậu, bao dung. Hợp với đôi mắt thể hiện lòng nhân ái của thầy là cái miệng hay tươi cười với chúng em, nhất là lúc cả lớp chúng em học tập tốt. Mỗi khi thầy cười, hàm răng trắng và đều đặn được lộ ra, ánh mắt của thầy thể hiện một niềm vui khó tả. Thế nhưng khuôn mặt thầy vẫn không khỏi có những nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt thầy là một chuỗi ngày dài vất vả với nghề, với trẻ thơ. Thầy luôn khắc phục mọi khó khăn để giữ vững tay chèo đưa chúng em cập bến bờ tri thức. Mỗi khi viết bài trên bảng lớp, bàn tay xương xương của thầy nổi lên những đường gân rắn rỏi. Bàn tay ấy đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò. Nhìn dáng thầy trên bục giảng, em tưởng tượng thầy là một người lính đang gánh trên vai một trọng trách nặng nề. Em lại hình dung thầy là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói đúng hơn, thầy là một kĩ sư tâm hồn đang thêu dệt những ước mơ cho chúng em, một kĩ sư đang điều hành những tâm hồn hướng tới tương lai… Thầy không những quan tâm đến chúng em mà thầy quan tâm đến tất cả mọi người, giúp đỡ đồng nghiệp. Thầy rất yêu nghề dạy học, tận tụy với trẻ thơ. Thầy mong tất cả chúng em học giỏi, thành tài. Thầy mong từng thế hệ học trò khôn lớn nên người, thành đạt trong tương lai. Nhiều người học trò của thầy nay đã là bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân thương mại. Không biết rằng những người ấy có còn nhớ đến thầy không? Riêng em, em kính yêu thầy vô hạn. Em tự hiểu rằng: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” Dù cho thầy không còn dạy em nữa, nhưng kí ức em không phai mờ hình ảnh của thầy. Em xem thầy như người cha thứ hai đã hết lòng lo lắng cho con. Lúc nghĩ về thầy em thường hát thầm lời hát mà ngày bế giảng cuối năm em đã hát tặng thầy: “Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh Khi tóc thầy bạc trắng, chúng em đã khôn lớn rồi Thời gian trôi mau, cầu kiều thầy đưa qua sông Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường…” Ngày tháng trôi qua, em mỗi ngày một lớn, được học nhiều điều hay, điều mới, được học thầy giáo mới, nhưng hình ảnh của thầy giáo cũ vẫn mãi mãi trong em. Em nguyện ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo chính xác nhất tình cảm của con người. Bây giờ, tuy tôi đã học lớp cuổì của bậc tiểu học, sắp sửa từ biệt mái trường thân yêu này, xa các thầy cô giáo của mình để bước tiếp vào bậc trung học. Nhưng với quãng thời gian năm năm học ở đây, biết bao những kỉ niệm về những thầy cô giáo đã dạy dỗ mình. Mỗi lần nghe ai gọi tên Nhung là tôi khẽ giật mình, bởi một lẽ rất tự nhiên, đó là tên của cô giáo đã dạy tôi trong những ngày đầu chập chừng cắp sách đến trường. Cô giáo tôi có cái tên nghe thật đẹp, thật hay: Hoàng Thị Cẩm Nhung. Cô là người mẹ dịu hiền đáng yêu nhât trong những ngày tháng tôi học lớp Một. Bởi thế mà mỗi lần nghĩ về các thầy cô giáo thì kí ức tôi lại hiện lên hình ảnh cô giáo Nhung với bao kỉ niệm đẹp và đáng yêu nhất. Với dáng người thon thả, mái tóc dài đen mượt, dù mới gặp hay đã quen thân đều phải trầm trồ khen đẹp. Quê tôi, vốn là một vùng quê xa trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh, giáo viên đến lớp không mặc áo dài thướt tha lộng lẫy như bây giờ. Dẫu thế, với chiếc áo bà ba trắng cô mặc đến lớp cũng vẫn duyên dáng, mượt mà đáng yêu làm sao! Ngày đó, khi lần đầu vào lớp Một, tôi sợ hoảng lên không chịu vào, mẹ và cô dỗ mãi tôi mới chịu nghe. Trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó chỉ nghĩ rằng: Cô giáo phải là một người dễ sợ lắm, với cái thước trong tay sẽ đánh vào bất cứ đứa nào nghịch ngợm làm trái ý cô. Nhưng không, thời gian dần dà đã làm tan biến mọi ý nghĩ vớ vẩn ấy của tôi, vẫn là cô giáo đấy như buổi đầu hiền lành và phúc hậu. Với khuôn mặt trái xoan, hai má bầu bầu lúc nào cũng hồng lên như được thoa phấn. Cái mũi dọc dừa thanh tú trông đã tây tây, lại cộng thêm đôi mắt to và hơi sâu nữa nhìn chẳng khác nào một cô gái Tây, đẹp và sắc sảo. Đôi mắt ấy trong xanh thăm thẳm, lúc đó tôi không biết gọi là đôi mắt gì. Mãi đến sau này tôi mới biết. Người ta gọi là đôi mắt phượng, bởi nó trong và sáng quá. Hai hàng mi vừa cong vừa dài, cứ ngỡ là mi giả, thỉnh thoảng cứ chớp chớp, trông thật là thích. Nhưng có lẽ thích nhất vẫn là ánh mắt nhìn của cô dành cho tụi nhỏ chúng tôi rất đỗi trìu mến và bao dung. Mỗi lần, một ai đó không thuộc bài hay mắc một lỗi lầm gì đấy, chỉ cần nhìn ánh mắt của cô là chúng tôi không thể dối lòng mình được nữa. Đôi mắt ấy biết nói, biết xoa dịu vỗ về, biết khơi dậy niềm vui, biết hướng chúng tôi đến với những ước mơ hoài bão, đến với cái thiện cái mĩ của cuộc đời. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi chân mày vòng nguyệt cân đối, tạo cho khuôn mặt một vẻ đẹp thanh tú. Mỗi lần nhìn cô, tôi ngây thơ nghĩ rằng: Giá như mình chỉ hao hao giống cô dù chỉ một vài nét thôi cũng thích lắm rồi. Cô là thần tượng của tôi lúc đó và bây giờ cũng thế. Nghe cô giảng bài thì thật thích thú. Sức hấp dẫn của bài giảng không chỉ ở độ chính xác của kiến thức mà còn ở châ't giọng trong trẻo mượt mà của cô. Lúc thì cao vút như tiếng họa mi buổi sáng, lúc thì trầm ấm thướt tha như tiếng chuông chùa chiều tối, đưa chúng tôi đến với những bến bờ lạ của cuộc đời. Mỗi lần nghe cô đọc thơ, tôi có cảm giác y như trong bài thơ của Trần Đăng Khoa vậy: Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra. Cô rất tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Sáng nào đến lớp, có khi rất sớm, cũng đã thấy cô đến tự bao giờ, quét dọn lớp học để đón tụi nhỏ chúng tôi. Suốt cả năm học, chưa bao giờ cô tỏ thái độ cáu gắt, giận dồi với bất kì một ai trong mỗi chúng tôi ngay cả những khi không thuộc bài. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chất chứa những yêu thương của người mẹ hiền yêu quí. Những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi chúng tôi phần nhiều được khơi nguồn từ những bước đi ban đầu mà cô giáo Cẩm Nhung là người hướng đạo. Có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như một nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyên đưa khách sang sông. Riêng tôi, tôi không bao giờ quên được người mẹ thứ hai đã cho tôi những gì đẹp đẽ nhất của đạo lí làm người, của tri thức khoa học trong những bước đi đầu tiên ấy. Văng vẳng đâu đây lời ca của một nhạc phẩm “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Cô yêu em vô hạn, dạy dỗ em ngày tháng. Ôi, yêu biết bao nhiêu! Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Vâng! Đúng thế. Làm sao tôi quên được người mẹ đầu tiên đã mở cửa tâm hồn mình đón ánh hào quang kì diệu của cuộc đời: Cô Hoàng Thị Cẩm Nhung!
tính cách: hung dũ, độc ác, hiền lành, nghịch ngợm, lười biếng
hoạt động: cười, nói, chạy, nhảy, ăn