K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2021

D

20 tháng 12 2021

D

19 tháng 7 2017

Đáp án D

19 tháng 5 2016

 Ông là Lê Lai.  Ông là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là Lê lai cứu chúa.  Bởi vì  mất vua là mất nước nên Lê Lai cải trang thành Lê Lợi, dẫn 500 quân cảm tử và 2 voi chiến xông ra đánh địch, tự xưng là chúa Lam Sơn. Quân Minh tưởng thật, hùng hổ xông đến. Lê Lai đã dũng cảm chiến đấu nhưng quân ít, thế cô, cuối cùng toàn quân bị diệt, bản thân bị quân Minh bắt giải về, sau đó bị xử tử bằng cực hình. Tưởng rằng đã giết được Lê Lợi, đánh tan quân khởi nghĩa, tướng Minh hí hửng thu quân, triệt thoái khỏi Chí Linh. Lê Lợi và các nghĩa binh còn lại nhờ đó mới thoát hiểm và tính kế mưu sự trở lại.

19 tháng 5 2016

Ông là Lê Lai 

- Lê Lai là người dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú ( Ngọc Lặc - Thanh Hóa). Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người hy sinh trong chiến đấu. Lê Lai tính tình cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả. Ông đã từng tham gia hội thể ở Lũng Nhai

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặn căn cứ Chí Linh, quyết bắt sống Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy 1 toán quân liều chết phá vòng vây giặc. lê Lai cùng toán quân đó đã anh dũng hy sinh. Quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

16 tháng 4 2019
Câu Dùng để giới thiệu Dùng để nêu nhận định
X    Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. x  
X    Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. x  
X    Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.   x
Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882    
Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông.    
X    Ông Năm là dân ngụ cư của làng này x  
Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.    
Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới.    
X    Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.   x
4 tháng 6 2019

Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.

Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.

Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.

Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.

Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.

Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.

9 tháng 10 2016

Nguyễn Huệ là một người anh hùng rất tài giỏi, ông có tài điều binh khiển tướng. Nguyễn Huệ từng chỉ huy nhiều cuộc chiến lớn và đã giành thắng lợi, trong đó có cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Thanh, ông đã góp phần đem lại những mốc son vàng chói lại cho lịch sử Việt Nam. Trong đó phải kể đến chiến công thần tốc đại phá quân Thanh. Lê Chiêu Thống vốn là một tên vua ươn hèn, do lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên hắn cầu cứu nhà Thanh, mở đường cho quân Thanh xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Văn Tuyết vào Nam cấp báo cho Bắc Bình Vương, Lê Chiêu Thống thì nhận sắc phong của vua Thanh là Nam Quốc Vương, còn Sở và Lân rút lui về Tam Điệp. Điều này có nghĩa là nước ta mất hết đất từ cửa ải phía Bắc vào đến Thăng Long, đây quả là một biến cố lớn. Trước sự việc đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh cứu nguy cho đất nước.

Mấy hôm trước khi xuất quân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung vào tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Nguyễn Huệ lên ngôi rất uy nghi đường bệ, nghi lễ vô cùng trang nghiêm. Đây là một con người có dung mạo vô cùng đặc biệt. Trong cuốn Các triều đại Việt Nam có viết: ông là người tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối nên không một ai dám nhìn vào mắt Nguyền Huệ. Ta có thể thấy ở vị vua này toát lên vẻ mặt cương nghị, oai phong, lẫm liệt. Vua Quang Trung sai lính là Hám Hổ Hầu tuyển quân ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chẳng mấy chốc đã được một vạn quân tinh nhuệ. Sau đó, vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trận, những hàng quân thẳng tắp, gươm giáo nhất loạt bên mình, lá cờ tung bay phấp phới đã khí thế sẵn sàng luôn chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ đất nước. Trước khi xuất quân, vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh ra doanh trại yên ủi quân lính bằng phủ dụ của mình. Giọng nói của ông sang sảng giữa bốn bề núi rừng thanh vắng, đầy hào khí, tuyên bố với ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết chiến quyết thắng của đội quân chính nghĩa. Lời vua Quang Trung nói vừa như ân cần khuyên bảo, vừa như răn dạy khiến cho quân sĩ rất cảm phục. Vì vậy họ đồng thanh mà nói rằng: xin vâng lệnh không dám hai lòng. Ngay hôm sau, Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các hàng quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Đến núi Tam Điệp, ông gặp Sở và Lân. Vua Quang Trung phân tích rõ công tội của họ. Không những không chém mà còn tha tội chết cho họ. Quang Trung đã thể hiện sự am hiểu, lòng vị tha độ lượng và quán lệnh nghiêm minh quân thua chém tướng khiến cho mọi người nhất là Sở và Lân đều vô cùng cảm động và biết ơn ông. Ngoài ra ông còn nói rõ sẽ cho quân sĩ hiểu rằng quân Thanh là đội quân lớn mạnh gấp mười lần đội quân mình, nếu chúng thua trận này ắt thấy thẹn mà báo thù như vậy việc binh đao không bao giờ dứt, lúc đó dân chúng sẽ lâm vào cảnh lầm than. Điều này đã thể hiện rõ vua Quang Trung còn rất biết lo xa, lo lắng cho vận mệnh dân chúng. Đêm 30 tháng chạp, ông cho mở tiệc khao quân, bữa tiệc Tết trước khi ra trận tuy làm không to, không khí không có tiếng đàn, ca hát nhưng quân sĩ ai ai cũng thấy lòng phơi phới niềm vui và niềm tin quyết thắng vào trận chiến hôm sau. Vua Quang Trung dõng dạc tuyên bố với một vài tướng sĩ của mình trước ngày thắng trận đã cho thấy ông là người có khả năng tiên đoán trước tình hình, có tầm nhìn xa trông rộng. Vào tối 30 Tết lập tức lên đường ra Bắc. Để giữ sức cho quân sĩ, ông liền nghĩ ra cách lấy cáng làm võng cứ hai người khiêng một người nằm ngủ luân phiên nhau đi suốt, đêm ngày, mau chóng thần tốc, tiến thẳng ra Bắc. Khi quân sĩ của vua Quang Trung ra đến sông Gián, nghĩa binh trân thủ ở đó tan vỡ chạy trước lúc đến sân Thanh Quyết, quân Thanh ở đó trông thấy cũng chạy nốt. Vua Qung Trung liền thúc quân đuổi theo, đến huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào về báo tin. Lại nói Quang Trung đi rất nhiều ngày đêm, quần áo sộc sệch bám đầy bại đường, da den sạm đi vì nắng và gió. Có lúc quân sĩ còn lên cơn sốt nửa đường do không quen với khí hậu phía Bắc và do cái lạnh căm căm của ngày Tết. Nhưng ông vẫn đủ minh mẫn để chỉ huy cả đội quan tiến đánh. Việc tấn công của quân ta là hoàn toàn bí mật tiến về đồn Hà Hồi - Ngọc Hồi. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), sau khi đi suốt 3 đêm 23 ngàv, nghĩa quân đã tới làng Hà Hồi. Từ nửa đêm mồng 3 tháng giêng vua Quang Trung lặng lẽ cho bao vây khắp làng, ông đã rất thông minh khi dùng kế nghi binh: bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc đó mới biết, ai nấy đều rụng rời xin hàng. Toàn bộ vũ khí và lương thực đều bị quân Nam lấy hết. Chính vì vậy nên việc hạ đồn Hà Hồi rất nhanh gọn. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép ba tấm làm một bức, lấy rơm đắp nước phủ quanh ngoài. Mờ sáng ngày mồng 5, đoàn quân đã tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng người nào, nhân có gió Bắc bọn chúng liền dùng ống phun lửa, khói lửa mù trời. Nhưng bỗng trời trở gió Nam thành ra quân Thanh tự hại mình. Sự việc đó lại càng chứng tỏ việc làm của nghĩa quân Quang Trung là rất chính nghĩa đến trời đất cũng ủng hộ. Quân Thanh chống không nổi. Bỏ chạy tán loạn giẫm đạp, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân ta thừa thế xông lên chém giết, máu chảy thành suối, ! quân Thanh đại bại. Giữa chưa hôm ấy Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi vào thành. Vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân ăn mừng, hôm ấy là ngày mồng 5 tháng giêng. Như vậy dự đoán của Quang Trung quả không sai. Quân sĩ hết sức vui mừng cho chiến thắng oanh liệt này.


 
Qua đây ta càng cảm thấy khâm phục trước chiến công thần tốc của vua Quang Trung. Nó mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Tuy Đại Việt chỉ là một nước nhỏ nhưng dân tộc ta lại có một sức mạnh vô cùng ghê gớm, sức mạnh này có thể đánh bại bất kỳ một nước lớn nào dám sang xâm lược. Hằng năm, Việt Nam ta thường tổ chức lễ hội Đống Đa cũng là đế tưởng nhớ đến người anh hùng áo vải Quang Trung cùng toàn bộ quân sĩ đã dũng cảm chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

 

10 tháng 10 2016

Cảm ơn bạn nhiều ạ =)))

11 tháng 3 2022

D

9 tháng 3 2016

Trong trận đánh giữ thành trước cửa sông Tô Lịch, trước tinh thần chiến đấu kiên cường và sự hi sinh anh dũng của lão tưỡng Phạm Tu cùng nhiều nghĩa quân, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kiên cường chiến đấu với quân giặc đến hơi thở sau cùng, để bảo vệ giang sơn, đất nước.

28 tháng 2 2017

Nhưng cái giá trị lớn nhất của người Việt-Nam là cái ý chí tự cường bất khuất của họ. Suốt trong quá trình lịch sử chưa có một dân tộc nào chiến đấu gian nan như thế, bền bỉ dẻo dai như t...Đó là hình ảnh của một dân tộc không chịu nhục nhã, một dân tộc biết kiêu hãnh về giá trị mình, và biết rằng mình cuối cùng rồi sẽ chiến thắng trong sự vinh quang, dù phải đương đầu với kẻ thù nào. Chưa có một dân tộc nào có một lịch sử éo le như vậy.

Người Việt, suốt mấy lịch sử, không ngừng đương đầu với sự xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Hoa ; để giữ vững sự tồn tại và nền độc lập của mình. Những người phụ nữ Việt-Nam, những thiếu nhi Việt-Nam vẫn có chỗ ngồi vinh quang về sự chiến đấu chống lại ngoại xâm của họ, vẫn được cả giống nòi họ nhắc nhở đến các gương sáng mà con cháu họ về sau vẫn còn noi theo. Không những chỉ đương đầu với phong kiến Trung Hoa, người Việt còn đương đầu với bao kẻ láng giềng khó chịu, quyết định một mất một còn với họ như là phong kiến Chiêm Thành, Ai Lao, Cao Miên và còn hứng chịu kẻ thù kéo đến từ trên sóng nước Đại dương, ồ ạt tấn công bằng các súng ống tối tân vũ bão.


Du kích quân chiến đấu trong những ngày toàn quốc kháng chiến 1946

Người Việt trong suốt quá trình tranh đấu liên tục đã biết giữ mình để được tồn tại qua những giai đoạn vô cùng gian lao, trước những kẻ thù nguy hiểm, mạnh mẽ hơn mình gấp bội. Chúng ta đã từng nói đến những kẻ thù khá quan trọng không ngừng đe dọa dân tộc duy nhất trên địa cầu này đã từng chiến đấu, và đã chiến thắng những kẻ xâm lược có khuôn mặt lớn lao nhất ở trong lịch sử loài người.

Ngay từ buổi đầu, khi còn sống trong tình trạng bộ lạc lẻ loi, người Việt đã từng đánh tan quân đội hùng mạnh của đời bạo Tần bằng những chiến thuật du kích tinh diệu. Và suốt thời kỳ lập quốc gian nan khổ nhọc đầu tiên, mặc dầu chưa thành hẳn một quốc gia thống nhất, người Việt đã từng bị các triều đại phong kiến Trung Hoa đô hộ cả suốt ngàn năm; vậy mà cuối cùng vẫn chỗi dậy được, đánh tan cả bọn thống trị và tự củng cố lấy thành một lực lượng độc lập hơn bao giờ hết. Nếu người ta biết rằng dân tộc Hán có một khả năng đồng hòa mãnh liệt chừng nào thì ta càng ý niệm đầy đủ hơn về cái khả năng đồng hòa siêu đẳng của người Việt Nam. Bởi lẽ suốt cả ngàn năm chinh phục, dân tộc to lớn và có trình độ sinh hoạt cao hơn, vẫn không làm cho phai mờ được cá tính của dân tộc Việt, tuy rằng bé hơn, nhỏ hơn không biết bao lần.


Lịch sử người Việt còn cho thấy rằng các triều đại cũ của họ dù có khác nhau, dù có chống nhau, nhưng vẫn nhất trí ở trên căn bản dân tộc. Nghĩa là họ vẫn gặp nhau trên cái ý chí bảo tồn nòi giống, mở mang lãnh thổ không ngừng. Vua chúa đời Đinh nhận định nguy cơ của sự xâm lược do các vua chúa Chiêm Thành gây nên, nhưng biết rằng không thể nào đối phó kịp thời, đành đem công sức ra đắp con đường chiến lược đến tận biên giới nước Chiêm để tạo phương tiện cho các đời sau nối chí của mình.

Sự lo xa ấy, cũng như mọi sự lo xa, là dấu hiệu của văn minh. Người Việt quả là dân tộc thấy trước con đường của mình, và đọc lịch sử của họ chúng ta không ngăn được mối xúc động và sự thán phục. Nếu người ta nghĩ đến giặc Mông Cổ và cái đế quốc Thát Đát mênh mông chừng nào, có lẽ người ta mới thấy được sức chiến đấu lạ lùng của người VIệt Nam –duy nhất trên địa cầu này- đã đánh bại quân Mộng Cổ xâm lăng. Đó là đoàn quân xâm lược vô cùng dũng mãnh, đã thôn tính biết bao nhiêu dân tộc lớn lao, đã đặt Trung Hoa dưới ách nô lệ bạo tàn, đã chiếm Tây Hạ, Tây Bá Lợi Á, xâm lăng Trung Âu, uy hiếp Áo, Đức … Vậy mà đoàn quân bách thắng của họ, khi vào biên giới Việt Nam, đã bị đánh cho thảm bại liên tiếp ba lần.

Ba lần chiến thắng vinh quang của dân tộc Việt để chống cự lại kẻ thù số một của loài người trong lúc ấy, đã đặt Việt Nam vào những dân tộc oanh liệt hàng đầu.

Và về sau này, gần một trăm năm đô hộ, dưới ách thống trị của thực dân Pháp được xem như là đế quốc hoàn chỉnh vào bậc nhất nhì ở trên thế giới, người Việt vẫn lại bền gan chiến đấu, và họ đã từng đánh cho kẻ thù tan tác nhiều phen khiến cho những viên đại tướng có uy danh nhất của thực dân Pháp vẫn còn giữ những kỷ niệm hãi hùng của sự chiến bại.

Người ta có thể kết luận được rằng dân Việt là một dân tộc tự cường, bất khuất đến một mức độ khá cao, và tinh thần ấy giúp họ trở thành một kẻ nhỏ nhất mà lại mạnh nhất, bị chèn ép nhiều bậc nhất nhưng lại quật khởi oai hùng bậc nhất.

Người ta sẽ không bao giờ hiểu hết được sức mạnh ấy, và sự cao lớn của tinh thần ấy nếu không đi vào bề sâu lịch sử của giống nòi Việt, nếu chỉ quan sát hời hợt sinh hoạt bình thường của họ. Với một nhận định theo lối hình thức Tây Phương, người ta không sao hiểu được giá trị đích thực của họ.


Bức ảnh “O du kích nhỏ” Nguyễn Thị Kim Lai áp giải một phi công Mỹ bị bắt vào năm 1965.

Nếu người ta quay trở về khơi điểm để thấy người Việt từ lúc vùng dậy ban đầu với những vũ khí thô sơ, những gậy tầm vông và những giáo mác, thì người ta sẽ hiểu rõ hơn nữa sức năng tiềm tàng nơi họ phi thường đến như thế nào. Những kẻ thù vốn tự hào là hùng mạnh nhất của dân tộc Việt không thể nhìn thấy điều ấy. Làm sao mà nhìn thấy được, khi cái ý chí bất khuất của dân tộc ấy bắt nguồn từ trong lịch sử ngàn xưa, thấm sâu ở trong xương thủy của họ, chan hòa ở trong huyết mạch của họ, bàng bạc trong niềm kiêu hãnh vô biên của một giống nòi không chịu sống trong tủi nhục, luôn luôn có sự gắn bó mãnh liệt vào mảnh đất của quê hương, vào di sản của dân tộc, di sản dçau thương mà rất kiêu hùng ! Kẻ thù của dân tộc Việt chỉ bắt đầu thấy được sức mạnh ấy khi bọn họ đã thất bại, và thật là quá muộn. Còn dân tộc Việt đã biết rõ sự chiến thắng của mình từ khi chiến đầu, trước khi chiến đấu, dù phải đối phó với kẻ thù nào. Bởi vì người Việt hiểu rằng ở sau lưng họ không chỉ là một khoảng trống, không chỉ là những kỷ niệm nhạt mờ, hỗn độn, mà sau đấy có một lịch sử lâu đài của những nổ lực vinh quang.

Do đó khi ông Lê Lai thay áo cho ông Lê Lợi để tìm cái chết hy sinh, không phải là một hành động của kẻ tuyệt vọng, cũng như khi Trần Hưng Đạo chỉ vào dòng sông Bạch Đằng cương quyết không quay trở về nếu không chiến thắng, đều không phải là những sự bảo đảm liều lĩnh của một tâm lý phiêu lưu. Những thái độ lịch sử ấy đều chung trong niềm tin tưởng nhất trí ở lẽ quyết thắng của dân tộc họ, nếu ta nhớ lại câu thơ xưa của Lý Thường Kiệt :

Như hà nghịch lỗ tai xâm phạm ?
Như đẳng hành khan thủ bại hư !

Mà một người Việt dịch là :
Cớ sao giặc dám hoành hành ?
Rồi đây bây sẽ tan tành cho coi !

Thì ta càng rõ sâu xa niềm tin tưởng ấy ở cái khả năng vô lượng của giống nòi họ. Trong những thời đại lớn lao, dân tộc ấy lại đúc kết nên những anh hùng tuyệt đẹp, những người không chỉ giỏi về thao lược ở chốn chiến trường mà còn là những văn tài lỗi lạc. Tôi thấy bốn câu thơ ngắn của Lý Thường Kiệt – mà ông mạo xưng là của thần linh báo mộng – đã phản chiếu cái ý thức đầy đủ của một dân tộc nhận thức được giá trị mình cùng cái khả năng độc lập của mình, đồng thời đó cũng là một đường lối sơ khái về sự tuyên truyền chiến tranh nằm trong ý thức tự vệ, hay gọi đó là phương thuật tác động tâm lý quân đội đầu tiên ở trong loài người. Chính những nhà tướng Việt Nam thời xưa dung hòa cả văn lẫn võ, và dưới áo giáp họ là những nhà thi sĩ dồi dào bản lĩnh- Hịch Tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, thơ Phạm Ngũ Lão, thơ Trần Quang Khải, khả năng ưu tú của họ thật là toàn diện. Và chỉ có những thời dça5i suy đồi trong xã hộ’i Viết mới có một sự cách biệt rõ rệt giữa văn và võ, để chỉ có những văn nhân hèn yếu và những võ tướng vũ phu.

Qua lịch sử oai hùng của người Việt, chúng ta nhận thấy họ có khả năng chiến thắng những đoàn quân xâm lược khủng khiếp nhất của loài người là nhờ ở cái ý sống huyền diệu của họ, ý sống ấy vốn âm thầm nhưng mà mênh mông như biển Nam Hải, trùng trùng điệp điệp như dãy Trường Sơn. Ý sống ấy làm cho người dân Việt chấp nhận được sự hy sinh một cách dễ dàng, dễ dàng như là hơi thở, một khi họ nhìn thấy được thực sự chính nghĩa của viê(c mình làm. Chính cái ý chí vô biên vô tận về một đời sống độc lập đã khiến cho dân tộc ấy, dù bị bao nhiêu cơn lốc phũ phàng ở trong lịch sử, vẫn cứ tồn tại, điềm nhiên, kiêu hãnh trong sự khiêm tốn cố hữu của mình. Nhờ sức sống ấy, cộng với tinh thần thông minh đặc biệt của giống nòi họ mà người Việt nam có những sáng kiến rất cao về mặt chiến lược, chiến thuật, về sự kiến trúc, về điệu thi ca, về các kỹ thuật canh tác hằng ngày. Nếu ta biết rằng nhà Tống ngày xưa bắt chước tổ chức quân đội theo kiểu nhà Lý, nếu ta nghiên cứu nghệ thuật xây thành Cổ Loa, kỹ thuật đắp đê từ thời Phù Đổng Thiên Vương đến các chiến lược tinh diệu của Trần Hưng Đạo, hay cái súng trường chế tạo bằng tay của ông Cao Thắng rồi đem liên hệ với điệu lục bát đơn giản mà rất phong phú, với các truyện dài, tiểu thuyết toàn bằng văn vần của họ, thì ta mới ý hội được nền văn minh ấy có những sắc thái đặc biệt ra sao, độc đáo thế nào.

Đồng thời ta sẽ hiểu thêm sức mạnh của nến văn minh tinh thần Việt Nam, nếu ta biết được quá trình xây dựng lãnh thổ của họ lâu dài, nhiều khê và hoàn thiện đến mức nào.

9 tháng 10 2018

Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.

Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.

Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.

Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.

Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.

Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.

Em đã được xem một trận chiến oanh liệt của quân và dân ta nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất nước. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ (mật danh chiến dịch là "Trận Đình"), quân và dân ta gồm cả công binh, bộ binh và thanh niên xung phong mở đường thắng lợi đi vào chiến dịch. Với kế hoạch tác chiến Đông Xuân 53 54, quân và dân ta ra sức sửa đường, làm đường. Tại các bến đò, các đèo cao địch ném bom, bắn phá ác liệt, song công tác mở đường, thông tuyến vận chuyển vẫn bảo đảm tiến độ. Ở đường thuỷ, nhiều thanh niên, bộ đội nhiều ngày ngâm mình dưới nước lạnh buốt phá thác, phá ghềnh khai thông dòng chảy để các đoàn thuyền độc mộc, các bè mang đưa gạo thóc từ các nơi ra chiến dịch. Đặc biệt, là đường bộ, biết bao thanh niên nam nữ phá núi, phá đèo để bộ đội đưa pháo vào trận địa. Hình ảnh hàng dãy người kéo pháo lên núi thật gian khổ và dũng cảm biết bao. Bên cạnh đó là hình ảnh tấp nập của đông đảo dân công hỏa tuyến bằng quang gánh, bằng xe đạp thồ đưa lương thực, đạn dược ra tuyến đầu bất chấp mưa bom bão đạn của giặc.
 
Mở màn chiến dịch vào lúc 17 giờ ngày 13/03/54, pháo ta từ trên núi bắn cấp tập vào đồi Him Lam, phân khu Trung tâm, sân bay Mường Thanh. Quân địch khiếp sợ trốn chui trốn nhủi vào các hầm hào. Sau đó chúng phản công nhưng bị bộ dội ta đánh trả quyết liệt...
 
Ngày 30/3, chúng ta bước qua giai đoạn 2 với cuộc đánh chiếm các đồi phía đông , F, D, đặc biệt là trên đồi A1, cuộc chiến đã diễn ra hết sức gay go trên từng tấc đất. Nơi đây, địch cố thủ trong các hầm ngầm, địa đạo kiên cố. Quân ta ngày đêm đào biết bao giao thông hào, đặc biệt là đào hầm vào tận căn cứ của địch...
 
Đợt cuối cùng của chiến dịch là vào ngày 3/5 khi quân ta tiến sâu vào trung tâm, chỉ cách sở chỉ huy địch khoảng 300 mét. Giặc thả tiểu đoàn dù cuối cùng hòng giúp phá vòng vây chạy qua Lào. Nhưng toàn bộ pháo binh và đặc biệt đại đội hỏa tiễn 6 nòng bắn dồn dập đã phá tan âm mưu này. Lúc 21 giờ ngày 6/5, khối bột phá gần 1 tấn, đặt giữa đồi  bằng đường ngầm đã nổ tung vang trời, và đó là lệnh tổng tiến công. Lúc 17g30 ngày 7/5, tướng Đờ Cát-tơ-ri cùng toàn bộ tham mưu đầu hàng. Ngọn cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch phất cao trên nóc hầm của tên tướng này.
 
Xem xong các trận đánh ác liệt trong bộ phim, em rất cảm phục tinh thần dũng cảm của bộ đội ta đã tạo nên một chiến thắng chấn động địa cầu như nhà thơ Tố Hữu đã viết: